Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài Cuộc tu bổ lại các giống vật. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 3 câu hỏi tự luận sau khi đọc, Bài 1, trang 22, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo. 

CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT 

(Thần thoại Việt Nam) 

Cuộc tu bổ lại các giống vật
Cuộc tu bổ lại các giống vật

Sau khi đọcCuộc tu bổ lại các giống vật

Câu 1. Cuộc tu bổ lại các giống vật

Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và tự kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời

Những đặc điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)
Nhân vật Ngọc Hoàng và Thiên thần -> nhân vật có sức mạnh siêu nhiên, tài năng, thực hiện nhiệm vụ sáng tạo vạn vật.
Không gian  Không xác định.
Thời gian Thời xa xưa, khi chưa có con người.
Cốt truyện Ngắn gọn, đơn giản.
Nhận xét chung: Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật mang đầy đủ các đặc điểm của thể loại thần thoại.

Câu 2. Cuộc tu bổ lại các giống vật

Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?

Trả lời: 

* Giống nhau:

– Đều lí giải nguồn gốc của muôn loài là do thần linh (đấng siêu nhiên) sáng tạo nên, đặc trưng hình dáng của các loài vật đều do sự ưu ái của thần linh ban tặng. 

– Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản, mang đậm nét kì ảo.

– Các vị thần cũng có những lúc mắc sai lầm, thiếu sót. Con người là giống loài cuối cùng được sinh ra và ban cho vũ khí, nhưng lại là giống loài hoàn thiện và thanh cao nhất.

* Khác nhau:

Cuộc tu bổ lại các giống vật: Nói về nguồn gốc của loài vật do Thượng đế và Thiên thần tạo ra; lí giải vì sao các loài vật như: vịt, chó, chiền chiện, đỏ ách, ốc cau,… có các thói quen hiện tại.

Prô-mê-tê và loài người: Nói về nguồn gốc của muôn vật do thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê sáng tạo ra; sở dĩ loài người có được hình dáng thanh tạo khác hẳn các loài vật khác và có được ngọn lửa là nhờ sự ưu ái ban tặng của thần Prô-mê-tê.

Cuộc tu bổ lại các giống vật
Cuộc tu bổ lại các giống vật

Câu 3. Cuộc tu bổ lại các giống vật

Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời: 

Khi đọc văn bản thuộc thể loại thần thoại, cần lưu ý:

– Xác định được không gian, thời gian được miêu tả trong văn bản.

– Xác định được nhân vật chính được nói đến trong văn bản, các nhân vật thực hiện nhiệm vụ, công việc nào.

– Xác định được văn bản lí giải sự vật, hiện tượng nào. 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *