Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài: Soạn Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 3 bài tập, trang 71, Bài 3, Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Bài 3
Câu 1. Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
- Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
- Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
- Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.
- Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.
- (đ) Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.
- (e). Tôi xin phiền Ban Giảm hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi. (Trích Đơn đề nghị)
Trả lời: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Câu a: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm, thay “chín mùi” bằng “chín muồi”.
– Sửa: Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
Câu b: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp, lược bớt “với”.
– Sửa: Nó không giếm ba mẹ chuyện gì.
Câu c: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi dùng không đúng hình thức ngữ âm, thay “thăm quan” bằng “tham quan”.
– Sửa: Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.
Câu d: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi lặp từ, lược bớt từ “bất tử”.
– Sửa: Những bài hát ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.
Câu đ: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi lặp từ, lược bớt và thay thế.
– Sửa: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì đây là bài thơ rất hay.
Câu e: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– Lỗi dùng từ không đúng với kiểu văn bản, lược bớt và thay thế.
Sửa: Tôi kính đề nghị/kính mong Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này.
Câu 2. Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Lựa chọn từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B.
Trả lời: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
đề xuất – đưa ra một ý kiến, giải pháp
đề cử – giới thiệu ra để lựa chọn mà bầu
đề đạt – trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên
đề bạt – đưa một người giữ chức vụ cao hơn
Câu 3. Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Đặt câu với các từ sau để thấy rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:
- Làm bộ, làm dáng, làm cao.
- Nhẹ nhàng, nhè nhẹ, nhẹ nhõm.
- Nho nhỏ, nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt.
Trả lời: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Câu a: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– “làm bộ”: [1] làm cho ra vẻ khác người, hơn người bằng thái độ, cử chỉ không được tự nhiên; [2] làm ra vẻ.
Ví dụ: Nó làm bộ như không biết gì.
– “làm dáng”: làm cho hình thức bên ngoài trở nên đẹp hơn.
Ví dụ: Cô bé đã biết làm dáng.
– “làm cao“ làm ra vẻ có giá trị cao.
Ví du: Nó làm cao nên mọi người không thích.
Câu b: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– “nhẹ nhàng”: [1] nhẹ, có vẻ nhẹ; [2] có cảm giác khoan khoái, dễ chịu.
Ví dụ: Cô gái thả hồn theo bản nhạc nhẹ nhàng.
– “nhè nhẹ”: hết sức nhẹ.
Ví dụ: Bước chân mùa xuân nhè nhẹ trên những chồi non.
– “nhẹ nhõm”: [1] có cảm giác thoải mái, không vướng bận; [2] hình dáng thanh thoát.
Ví dụ: Sau khi hoàn thành bài tập, Nam cảm thấy thật nhẹ nhõm.
Câu c: Thực hành tiếng việt bài 3 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
– “nho nhỏ”: nhỏ, ý nghĩa, giá trị không đáng kể.
Ví dụ: Họ ước mơ có một ngôi nhà nho nhỏ ở quê nhà.
– “nhỏ nhoi”: nhỏ bé, yếu ớt.
Ví dụ: Một cánh bèo nhỏ nhoi lạc giữa dòng nước lớn.
– “nhỏ nhen”: hẹp hòi.
Ví dụ: Cô không thích những người nhỏ nhen.
– “nhỏ nhặt”: vụn vặt.
Ví dụ: Nó không thích những điều nhỏ nhặt.