Giới thiệu đến các bài viết Soạn bài: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu (Ngữ Văn 10, Kết nối tri thức). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 6 bài tập, trang 58, Ngữ Văn 10,  Kết nối tri thức, tập 1. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Chu Văn Sơn

Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu
Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Câu 1: 

Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư. 

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Theo Chu Văn Sơn, “tiếng thu” tương ứng với bản hoà âm đầy xúc cảm trong cảnh vật và hồn người và “tiếng thơ” tương ứng với bản hoà âm ngôn từ (nhạc tính, bố cục, kết cấu, cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh) trong bài thơ.

Câu 2: 

Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả,“tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

– Trình tự bài viết đi từ “tiếng thơ” đến “tiếng thu”. 

– Tác giả bắt đầu từ việc phân tích một phương diện hình thức độc đáo, gây chú ý của bài thơ – nhạc tính – để đi đến lí giải về Tiếng thu như một bản hoà âm độc đáo của thiên nhiên, hồn người và nghệ thuật. Điều này là có lí. Trong sáng tác, Lưu Trọng Lư đã đi từ “tiếng thu” đến “tiếng thơ”, biến “tiếng thu” thành “tiếng thơ”, đó là quá trình nghệ thuật hoá, thơ hoá đời sống. 

– Để cắt nghĩa, phê bình, Chu Văn Sơn đã đi theo hướng ngược lại, từ “tiếng thơ”, tức từ phương diện hình thức, cách tổ chức ngôn ngữ đầy nhạc tính trong bài thơ để lần ngược lại, tìm kiếm “tiếng thu”, tức những giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong thi phẩm, kết quả sự đồng vọng của “hồn thơ” và “hồn thu” của Lưu Trọng Lư. Từ “tiếng thơ” đến “tiếng thu”, như vậy, là luận đề tư tưởng cũng là cách cấu tứ bài viết của Chu Văn Sơn.

Câu 3: 

Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Tác giả đã lựa chọn được cách tiếp cận và triển khai hợp lí. Thay vì phân tích dàn trải về nội dung và hình thức bài thơ Tiếng thu, tác giả chỉ chọn giải quyết một câu hỏi: Cái gì đã biến “tiếng thu” thành “tiếng thơ”? và Chu Văn Sơn đã triển khai cấu tứ bài viết dựa trên trục vấn đề này. Bài viết, vì vậy, vừa cho thấy nét độc đáo của bản hoà âm ngôn từ và cảm xúc – Tiếng thu, vừa cho thấy những nét khác biệt của thời đại Thơ mới so với thơ cổ điển, qua tác phẩm tiêu biểu này.

Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Câu 4: 

Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Theo Chu Văn Sơn, thơ cổ điển nghiêng về mô tả thiên nhiên trong trạng thái tĩnh, trong khi Thơ mới nghiêng về mô tả thiên nhiên trong trạng thái động (mà ông gọi là trạng thái “xôn xao”). Nguyên nhân sự khác biệt này là do thơ cổ điển và Thơ mới xuất phát từ những quan điểm triết học, mĩ học khác nhau

+ Thơ cổ điển coi trọng những quy luật chung, phổ quát, coi trọng cái “ta”.

+ Thơ mới coi trọng cảm xúc cá nhân, cá thể, coi trọng cái “tôi”. 

– Điều này đương nhiên dẫn đến sự khác biệt trong cách cảm nhận và mô tả thế giới của các nhà Thơ mới, trong đó có Lưu Trọng Lư so với các nhà thơ cổ điển.

Câu 5: 

Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

– Chu Văn Sơn chú trọng thao tác phân tích văn bản, đặc biệt phương diện cấu trúc ngôn ngữ. Ông cũng rất chú ý thao tác thống kê, so sánh, đối chiếu, chẳng hạn, so sánh giữa quan niệm thẩm mĩ của Thơ mới và thơ cổ điển; cấu trúc thơ và âm nhạc, cách dùng từ ngữ của Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng thu với Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước;… 

– Những thao tác ấy giúp tác giả nhận ra sự khác biệt, độc đáo trong nhãn quan thẩm mĩ và cách tổ chức ngôn từ trong thơ Lưu Trọng Lư.

Câu 6: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?

Gợi ý: Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

– Một bài thơ có thể hấp dẫn độc giả từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Bài phê bình thơ của Chu Văn Sơn giúp ta nhận ra một nét hấp dẫn nổi bật của thơ, đó là ngôn ngữ, nhạc tính, cách tổ chức văn bản thơ. Đồng thời, ta cũng nhận ra điều quan trọng chi phối cách tổ chức ngôn ngữ của một tác phẩm thơ là quan niệm thẩm mĩ của tác giả, và rộng hơn, của cả một thời đại thơ

– Do vậy, khi đọc thơ, ta cần đọc kĩ văn bản ngôn từ, bám vào đặc trưng cấu trúc của văn bản ngôn từ để phân tích, cắt nghĩa. Đồng thời, cần biết mở rộng vấn đề để lí giải, đánh giá.

Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu
Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của lưu trọng lư ; soạn bài bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *