Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước  (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Đây mùa thu tớiXuân Diệu. Mời các bạn cùng tham khảo.

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Đọc văn bản sau: trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC

(1) Ngày xưa, ngày ấy

Dưới đất, chưa có đất

Trên trời, chưa có trời

Trên trời, chưa có ngôi sao đỏ đỏ

Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh

Đất còn rời rạc

Nước còn bùng nhùng

Ngó lên, trông xuống mịt mùng

Con người ngày đó

Chưa nên chưa có

Thứ gì cũng chưa có chưa nên

Gió ầm ầm chưa qua

Rừng cây chưa có lá

Trên đất chưa có con bướm bạc

Mặt nước chưa có con chạng kha

Trong cửa trong nhà

Chưa có ông già truyền đi nối lại.

 

(2) Đồn rằng:

Có một năm mưa dầm mưa dãi

Mọc lên một cây xanh xanh

Có chín mươi cành

Cành chọc lên trời xanh biết cựa

Thân trên mặt đất, thân cây biết rung

Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái

Cành chọc trời là con đầu

Tên gọi ông Thu Tha

Cành bung là con thứ hai

Tên gọi là bà Thu Thiên

Hai ông bà nên đôi lứa

Truyền cho:

Tre pheo có gai, có ngọn

Con người biết nói

 

(3) Khi đó dưới đất không còn rời rạc

Dưới nước không còn bùng nhùng

Đã có

Luồng muốn dậy, đã có ngành

Cau muốn dậy, đã có mo ne

Dây củ mài muốn dây leo vắt vẻo

Dây sắn muốn dây néo buộc

Đã có nơi néo buộc

Con thác muốn dậy, đã có con sao

Con sao muốn dậy, đã có trời sáng

Con nhà con người muốn dậy, đã có em có anh

Đã có người vụng người tài

Đã có người trai người gái

Thứ nào muốn dậy đều nên thân nên hình

Đất đã có

Đất rộng thênh thang.

(Tổng hợp văn học Việt Nam, Đinh Gia Khánh, NXB Khoa học xã hội, 2000)

trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? 

  1. Tự sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 2. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Văn bản kể về sự kiện gì?

  1. Sự hình thành của đất.
  2. Sự hình thành của vũ trũ, đất đai và muôn loài.
  3. Sự hình thành của vũ trụ.
  4. Sự hình thành của vũ trụ và ra đời của con người

Câu 3. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Đoạn trích thuộc tiểu loại sử thi nào?

  1. Sử thi thần thoại
  2. Sử thi anh hùng
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 4. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Những câu Trên trời, chưa có trời/ Trên trời, chưa có ngôi sao đỏ đỏ/ Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh/ Đất còn rời rạc/ Nước còn bùng nhùng/ Ngó lên, trông xuống mịt mùng giúp em hình dung ra không gian về thuở sơ khai như thế nào?

  1. Vũ trụ rộng lớn, bao la.
  2. Vũ trụ chỉ là một khối mịt mùng, chưa định hình rõ rệt, chưa có sự sinh tồn và phát triển của sự sống.
  3. Vũ trụ tối tăm, chưa phân biệt được Đất và Nước.
  4. Vũ trụ rộng lớn, tối tăm, mịt mùng.

Câu 5. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Chi tiết Thứ gì cũng chưa có chưa nên/ Gió ầm ầm chưa qua/ Rừng cây chưa có lá/ Trên đất chưa có con bướm bạc/ Mặt nước chưa có con chạng kha/ Trong cửa trong nhà/ Chưa có ông già truyền đi nối lại sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa, so sánh
  2. Ẩn dụ, hoán dụ
  3. Điệp ngữ, liệt kê
  4. Cường điệu, phóng đại

Câu 6. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Nguồn gốc sự ra đời của vũ trụ, vạn vật con người là từ nhân vật nào theo quan niệm của người Mường?

  1. Bà Nữ Oa
  2. Thần Trụ trời
  3. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên
  4. Lạc Long Quân và Âu Cơ

Câu 7.  trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Sử thi “Đẻ đất” thường được dùng trong nghi thức nào của người Mường?

  1. Lễ tang
  2. Lễ hạ Nêu
  3. Lễ Mát nhà
  4. Lễ cầu an

Câu 8. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Sự ra đời của “ông Thu Tha – bà Thu Thiên”, “dây củ mài – dây củ sắn”, “con thác – con sao”, “người vụng – người tài”, “người trai – người gái” cho thấy quan niệm gì của người Mường xưa về sự ra đời của vũ trụ, con người và vạn vật?

Câu 9. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Đoạn trích cho thấy nhận thức của người Mường cổ về sự hình thành vũ trụ thế giới như thế nào?

Câu 10.  trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Quan niệm khởi thủy của vũ trụ là nhất nguyên, lẫn lộn, trống rỗng, ta bắt gặp nhận thức này trong thần thoại nào?

trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Phần viết (4,0 điểm) 

Đề: Anh/Chị hãy viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của văn bản:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
Non xa khởi sự nhạt sương mờ
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò

Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

(Trích Đây mùa thu tới. Xuân Diệu, NXB Văn học, 2007)

Gợi ý trả lời: 

Phần Đọc hiểu. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Lựa chọn đáp án đúng nhất: trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Câu 1. A Tự sự

Câu 2. B  Sự hình thành của vũ trũ, đất đai và muôn loài.

Câu 3. A  Sử thi thần thoại

Câu 4. B Vũ trụ chỉ là một khối mịt mùng, chưa định hình rõ rệt, chưa có sự sinh tồn và phát triển của sự sống.

Câu 5. C Điệp ngữ, liệt kê

Câu 6. C Ông Thu Tha, bà Thu Thiên

Câu 7. A  Lễ tang

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Câu 8:

Mọi vật trên đời đều có đôi lứa, đều thuộc một hệ thống nào đó. Thế giới tồn tài và phát triển nhờ có sự cân bằng âm dương.

Câu 9:

 Thế giới hình thành từ vật chất và quy luật sinh thành dựa trên triết lí âm dương. Đất và nước trong tư duy của người Mường cổ chính là nguồn gốc của vũ trụ, là dương là âm, thế giới phải có âm dương, có sự kết hợp của âm dương mới có muôn loài.

Đất và nước tạo ra cây, cây sinh ra đấng siêu nhiên (ông Thu Tha – bà Thu Thiên là đấng siêu nhiên) là thủy tổ của muôn loài, cây trở thành biểu tượng của nguồn cội.

Câu 10:

– Thần thoại Hi Lạp

trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước
trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

Phần Viết. trắc nghiệm đẻ đất đẻ nước ; đọc hiểu đẻ đất đẻ nước

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

– Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

– Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:

* Nội dung:

– Khổ thơ đầu: Gợi hồn thu nơi xứ sở quê hương, gần gũi và bình dị. Đồng thời gợi tả không gian bao la, vắng vẻ của buổi chiều thu với nhiều hình ảnh đặc sắc.

– Khổ thơ hai: Bức tranh thu đẹp, có vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây trời, cánh chim và đặc biệt là vẻ đẹp của người thiếu nữ -> gợi sự chia ly (cánh chim bay)

* Nghệ thuật: Sử dụng một số nghệ thuật như:

– Nhân hóa (nàng trăng ngẩn ngơ)

– Chuyển đổi cảm giác (Đã nghe rét mướt luồn trong gió)

– Đảo ngữ (Đã vắng người sang những chuyến đò)

– Lấy động tả tĩnh

– Sử dụng từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, hình ảnh gần gũi, giản dị, mộc mạc.

– Khẳng định lại giá trị của bài thơ:

+ Nội dung: Vẻ đẹp chiều thu với những gì gần gũi, đơn sơ nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành của nhà thơ

+ Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng một số nghệ thuật tiêu biểu,  thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *