Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đọc văn bản sau: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

                         Hoàng Hạc Lâu

                                           (Lầu Hoàng HạcThôi Hiệu)

Phiên âm

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,

Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.

Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại,

Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi.

Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh,

Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi.

Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương?

Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.

Dịch thơ

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

(Tản Đà dịch)

Chú thích:

  1. Thôi Hiệu (704-754), là thi nhân thời nhà Đường, người Biện Châu (nay là Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ năm Khai Nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân viên ngoại lang.
  2. Lầu Hoàng Hạc: là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu được xem là một trong Tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng. Tên gọi ” Lầu Hoàng Hạc ” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Câu 1: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Lầu Hoàng Hạc ở đâu?

  1. Hà Nam, Việt Nam
  2. Hà Nam, Trung Quốc
  3. Hồ Bắc, Việt Nam
  4. Hồ Bắc, Trung Quốc.

Câu 2: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Phần phiên âm bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do
  2. Thất ngôn bát cú Đường luật
  3. Lục bát
  4. Song thất lục bát

Câu 3. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

  1. 1 – 2 và 3 – 4
  2. 1 – 2 và 7 – 8
  3. 3 – 4 và 5 – 6
  4. 5 – 6 và 7 – 8

Câu 4. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Bước chuyển trong sự cảm nhận và miêu tả giữa bốn câu đầu và hai câu 5 – 6 không thể hiện ở nội dung nào?

  1. Từ tả cảnh sang tả tình.
  2. Từ cõi tiên trở về cảnh tục.
  3. Từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ.
  4. Từ trạng thái mông lung, huyền ảo sang sắc màu tươi tắn, rõ nét.

Câu 5. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng trong hai câu 5 – 6 thể hiện điều gì?

  1. Làm tôn thêm vẻ đẹp thần tiên của lầu Hoàng Hạc.
  2. Thể hiện niềm say đắm của tâm hồn nhà thơ trước cảnh sắc kì thú của thiên nhiên.
  3. Như một lời khẳng định: Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi.
  4. Tạo nên hình ảnh đối lập với tâm trạng của con người.

Câu 6. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Tại sao nói “Bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người”?

  1. Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu.
  2. Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại.
  3. Vì tác giả đã gửi vào trong đó những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thật của bản thân,
  4. Cả B và C.

Câu 7. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Đâu là nghệ thuật của bài thơ?

  1. Vận dụng linh hoạt luật thơ và có những cách luật sáng tạo góp phần thể hiện cái hay, cái đẹp của bài thơ.
  2. Sử dụng thanh điệu tài tình.
  3. Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tinh tế…
  4. Cả ba đáp án trên.

trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: 

Câu 8. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh gì? Hình ảnh đó được nhắc đến mấy lần và có ý nghĩa gì đối với toàn bộ bài thơ?

Câu 9. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Xác định phép liệt kê ở 2 câu thơ 5 và 6. Các hình ảnh được liệt kê đó được nhìn từ một điểm, đó là điểm nào?

Câu 10. trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Nhân vật trữ tình đó có tâm trạng như thế nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Lựa chọn đáp án đúng nhất: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Câu 1. D Hồ Bắc, Trung Quốc.

Câu 2. B Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 3. C  3 – 4 và 5 – 6

Câu 4. A  Từ tả cảnh sang tả tình.

Câu 5. C Như một lời khẳng định: Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi.

Câu 6. D Cả B và C.

Câu 7. D  Cả ba đáp án trên.

trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu
trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: trắc nghiệm hoàng hạc lâu ; trắc nghiệm lầu hoàng hạc ; đọc hiểu hoàng hạc lâu

Câu 8:

Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh hạc vàng. Hình ảnh đó được nhắc đến hai lần và có ý nghĩa đối với toàn bộ bài thơ: gợi nỗi niềm về sự mất – còn, tiếc nuối: tất cả còn đấy mà cũng không còn đấy, tất cả đẹp đẽ nhưng rồi cũng không còn.

Câu 9:

Phép liệt kê ở 2 câu thơ 5 và 6: sông nước, núi non, cây cỏ.

Các hình ảnh được liệt kê đó được nhìn từ một điểm, đó là lầu Hoàng Hạc.

Câu 10:

Nhân vật trữ tình đó có tâm trạng buồn vì nhớ thương quê hương, vì sự cô đơn trong một khung cảnh mênh mông trời đất.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

        

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *