Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúacỏ  (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề 1: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Phần 1: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Đọc văn bản sau

LÚA VÀ CỎ

Một hôm Trời ngự giữa lưng trời, phán hỏi loài người muốn điều gì trước nhất. Tổ tiên chúng ta xin một ngày hai bữa cơm.

Trời bèn hóa phép cứ mỗi ngày có một hạt lúa khổng lồ lăn qua khắp các cửa nhà. Các bà chỉ việc đưa tay ra hứng tất nhiên thấy có số gạo đủ ăn trong ngày. Sau mỗi ngày làm xong phận sự, hạt lúa được Trời hóa phép trở lại lớn như cũ. Người ta chỉ cần quét dọn nhà cửa sạch sẽ để tiếp rước hạt ngọc của Trời lăn đến cửa.

Có một người đàn bà kia tính tình lười biếng và ngỗ nghịch, không nghe lời dặn của Trời. Khi hạt lúa lăn đến cửa, không thấy chủ nhà quét dọn tiếp rước mình, bèn quay vào nhà khác. Người chủ nhà tức giận cầm chổi rượt theo, đập một cái thật mạnh làm cho hòn ngọc vỡ tan từng mảnh. Từ đó loài người phải nhịn đói một thời gian. Loài người bèn đi thưa với Trời. Trời bảo rằng: “Các ngươi không kính nể hạt ngọc của ta. Từ đây các ngươi phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta, hốt đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt. Ta sẽ giúp các ngươi làm việc, ta sẽ làm mưa và nắng…”

Từ đó loài người mới bắt đầu trồng lúa.

Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.

Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và phải kéo cày cho loài người trồng lúa. Trời đặt ra một vị thần để trông nom về lúa. Thần lúa là một ông cụ già râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây.

 

(Trích Thần thoại Việt Nam – Trung Hoa, Tập 3b, Doãn Quốc Sỹ sưu tập, NXB Sáng Tạo, 1970, tr.29-30)

trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Câu 1.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Văn bản trên xoay quanh quá trình sáng tạo nên sự vật/loài vật nào?

  1. Cây lúa.
  2. Cây Cỏ.
  3. Con trâu.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Ai là người khiến cho hạt ngọc của Trời vỡ tan tành, loài người phải nhịn đói một thời gian?

  1. Trời làm cho hạt ngọc vỡ tan tành
  2. Thiên thần được Trời sai đi gieo hạt.
  3. Người đàn bà lười biếng và ngỗ nghịch
  4. Người chủ nhà chăm quét dọn nhà cửa

Câu 3.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Trời đã đưa ra giải pháp nào để cứu đói con người sau khi không còn lúa để ăn?

  1. Trời ban cho con người hạt lúa khổng lồ khác.
  2. Trời chỉ bảo con người cách khiến những hạt ngọc vỡ tái sinh.
  3. Trời sai thiên thần xuống hạ giới gieo hạt cỏ nhiều hơn hạt lúa.
  4. Trời đặt ra Thần Lúa để dạy con người trồng lúa.

Câu 4.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Thần Lúa được miêu tả có bộ dạng như thế nào?

  1. Râu tóc bạc phơ, mặc đồ trắng, thường hiện ra để giúp đỡ dân lành.
  2. Râu tóc bạc phơ, tay cầm quạt ba tiêu hoặc đồ hình Bát quái.
  3. Râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây.
  4. Râu tóc bạc phơ, cai quản cây cối thú vật và muôn loài

Câu 5.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Chi tiết chủ nhà chỉ cần quét dọn cửa nhà sạch sẽ thì được hạt ngọc của Trời ban cho đủ số gạo đủ ăn trong một ngày thể hiện thông điệp ý nghĩa nào?

  1. Thái độ đối với mọi thứ sẽ quyết định cuộc đời của bạn.
  2. May mắn sẽ đến với người biết nỗ lực tạo ra của cải vật chất.
  3. Chỉ cần ngồi yên, hạnh phúc tự dưng sẽ tới với chúng ta.
  4. Ngăn nắp, sạch sẽ không thể giúp con người ấm no cả đời.

Câu 6.   trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Ý nào không thích hợp để lí giải vì sao hình tượng hạt lúa được tác giả dân gian ví von là hạt ngọc của Trời?

  1. Vì lúa khi xay ra sẽ thành hạt gạo có hình dạng tròn nhỏ, căng bóng như hạt ngọc do thiên nhiên ban tặng.
  2. Vì đối với người Việt, lúa là cây lương thực chính không thể thiếu từ bao đời nay, trở thành biểu tượng của nền văn minh lúa nước.
  3. Vì để tạo ra hạt lúa tốn nhiều thời gian, công sức, trí tuệ, lại phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa nên nó quý giá như ngọc Trời.
  4. Vì hạt lúa cần được mài giũa mới trở nên đẹp đẽ như ngọc.

Câu 7.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Sự kiện thiên thần bị Trời đày xuống làm con trâu ăn cỏ, cày bừa cho con người không thể hiện ý nghĩa nào?

  1. Tạo hoá luôn công bằng, thưởng phạt phân minh.
  2. Thần thánh cũng có lúc phạm lỗi lầm, trên đời không có gì là hoàn hảo.
  3. Sự cần cù, siêng năng sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức bỏ ra.
  4. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình.
trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ
trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Trả lời các câu hỏi: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Câu 8.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Theo bạn, có thể lược bỏ chi tiết Trời đặt ra vị thần Lúa ở cuối văn bản hay không? Vì sao?

Câu 9.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Tác giả dân gian muốn nhắn nhủ bài học gì qua chi tiết lời dặn của Trời với con người (“Từ đây các ngươi phải làm hết sức mình để cho hạt ngọc được sống dậy. Mỗi người phải đi tìm mảnh gạo vỡ của ta, hốt đem về, xới đất, tưới nước, săn sóc cho đến khi nó trổ bông sinh hạt”)? Theo bạn, hạt gạo được Trời cho và hạt gạo do chính con người gieo trồng nên thì loại gạo nào sẽ có mùi vị thơm ngon hơn? Vì sao?

Câu 10.  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Trong văn bản có kể về sai lầm của con người và sai lầm của thần thánh. Từ đó, bạn quan niệm như thế nào về sự trả giá cho những sai lầm trong cuộc sống? (Trả lời bằng 4-5 câu)

Phần 2:  Viết (4,0 điểm)

 Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay.

trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ
trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Gợi ý trả lời Đề 1:  trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Phần 1: Đọc hiểu trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

Lựa chọn đáp án đúng nhất: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Câu 1: D (Tất cả đều đúng.)

Câu 2 C  (Người đàn bà lười biếng và ngỗ nghịch)

Câu 3 B (Trời chỉ bảo con người cách khiến những hạt ngọc vỡ tái sinh.)

Câu 4: C (Râu tóc bạc phơ, thường hay chống gậy đi đó đây.)

Câu 5: A (Thái độ đối với mọi thứ sẽ quyết định cuộc đời của bạn.)

Câu 6: D (Vì hạt lúa cần được mài giũa mới trở nên đẹp đẽ như ngọc.)

 Câu 7: C (Sự cần cù, siêng năng sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức bỏ ra.)

Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

 Câu 8:

– Không thể lược bỏ chi tiết Trời đặt ra Thần Lúa

– Vì nếu thiếu chi tiết này thì tác phẩm sẽ mất đi một phần ý nghĩa về việc giữ nề nếp trong công việc vốn là điểm yếu của con người trước khi được Trời chỉ cho cách trồng lúa; đồng thời cũng không thể tôn vinh giá trị thiêng liêng của công cuộc giữ gìn hạt ngọc của Trời.

Câu 9:

– Nêu ra bài học cho bản thân. Gợi ý: cần chăm chỉ làm lụng để có miếng ăn; cố gắng để chuộc lại lỗi lầm,…

– Nêu được quan điểm bản thân và lí giải thuyết phục.

Câu 10:

– Nêu quan niệm của bản thân về sự trả giá cho những sai lầm.

Gợi ý: con người phải đánh đổi giá trị vật chất, tinh thần để có thể đứng dậy từ những sai lầm; không phải lỗi lầm nào cũng có thể sửa chữa được,…

– Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy.

Phần 2: Viết trắc nghiệm lúa và cỏ ; đọc hiểu lúa và cỏ

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ.

*  Phân tích, đánh giá, bàn bạc: 

– Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước.

– Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

   + Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả.

   + Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn.

   + Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân.

                                                Dẫn chứng

– Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.

– Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *