Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: gió lạnh chiều đông ; trắc nghiệm gió lạnh chiều đông ; gió lạnh chiều đông đọc hiểu ; (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Gió lạnh chiều đông – Huy Cận. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) gió lạnh chiều đông ; trắc nghiệm gió lạnh chiều đông ; gió lạnh chiều đông đọc hiểu ;
Đọc văn bản:
GIÓ LẠNH CHIỀU ĐÔNG
-Huy Cận-
Gió lạnh chiều đông nhớ tuổi thơ
Bầy chim chèo bẻo, nấp bên bờ
Mênh mông nước bạc đồng sau gặt
Một nỗi buồn xa như sóng xô.
Chim ở đâu về sà chớp mắt
Chim vương nhựa trết, hết bay rồi
Bắt chim nghe lạnh hai đầu cánh
Tưởng mặt trời se rụng đến nơi.
Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng
Nửa tràn sương núi, nửa hơi sông
Có gì ẩm ướt trong hồi tưởng
Như áo ngày mưa bặn bếp hong.
Gió lạnh chiều đông xui nhớ thuở
Bẫy chim chèo bẻo nấp bên bờ.
Hôm nay ta nấp, thơ giăng lưới
Bẫy tháng năm về, bắt tuổi thơ.
1974
(Nguồn: Mùa đông trong thi ca, tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2007)
Lựa chọn đáp án đúng:( mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- lục bát
- ngũ ngôn
- bảy chữ
- tự do
Câu 2.
Chủ thể trữ tình trong bài thơ là chủ thể ẩn đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 3.
Nhịp thơ chủ yếu của bài thơ trên là gì?
- 3/4
- 2/5
- 4/3
- 3/1/3
Câu 4.
Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa nào trong năm?
- Xuân
- Hạ
- Thu
- Đông
Câu 5.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào?
- hối hận, luyến tiếc
- vui mừng, sung sướng
- dửng dưng, lạnh lùng
- buồn bã, nhớ nhung
Câu 6.
Tác dụng của điệp ngữ “gió lạnh chiều đông” được lặp lại hai lần là:
- sinh động, có hồn, góp phần tbộc lộ nỗi lòng của nhà thơ.
- cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh u buồn.
- góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên mùa đông lạnh giá, hoang vắng.
- nhấn mạnh không khí lạnh giá của mùa đông đang đến.
Câu 7.
Hình ảnh chim chèo bẻo có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật trữ tình?
- Chim chèo bẻo gợi kỉ niệm về gia đình
- Chim chèo bẻo gợi kỉ niệm tuổi học trò
- Chim chèo bẻo gợi kỉ niệm tuổi thơ
- Chim chèo bẻo gợi kỉ niệm về quê hương.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: gió lạnh chiều đông ; trắc nghiệm gió lạnh chiều đông ; gió lạnh chiều đông đọc hiểu ;
Câu 8. Phân tích giá trị biểu cảm của từ láy “hắt hiu” trong câu thơ “Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng”. (1,0 điểm)
Câu 9. Nêu và phân tích tác dụng nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ sau: (1,0 điểm)
Mênh mông nước bạc đồng sau gặt
Một nỗi buồn xa như sóng xô.
Câu 10. Anh/ chị có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của mùa đông trên quê hương mình? (0,5 điểm)
VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Gió lạnh chiều đông của nhà thơ Huy Cận được nêu ở phần đọc hiểu.
Gợi ý trả lời:
Phần Đọc hiểu gió lạnh chiều đông ; trắc nghiệm gió lạnh chiều đông ; gió lạnh chiều đông đọc hiểu ;
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. C bảy chữ
Câu 2. B Sai
Câu 3. C 4/3
Câu 4. D Đông
Câu 5. D buồn bã, nhớ nhung
Câu 6. D nhấn mạnh không khí lạnh giá của mùa đông đang đến.
Câu 7. C Chim chèo bẻo gợi kỉ niệm tuổi thơ
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8:
Giá trị biểu cảm của từ láy “hắt hiu” trong câu thơ “Tuổi nhỏ hắt hiu giữa cánh đồng”.
- Gợi tả cái lạnh của gió giữa cánh đồng.
- Từ láy làm tăng sắc thái biểu cảm cho câu thơ, gợi cảm giác buồn vắng, cô đơn của tuổi thơ.
Câu 9:
Nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ sau:
Mênh mông nước bạc đồng sau gặt
Một nỗi buồn xa như sóng xô.
- Biện pháp tu từ: so sánh “nỗi buồn như sóng xô”
Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, thể hiện nỗi buồn da diết, miên man.
Câu 10:
– Vẻ đẹp của mùa đông trên quê hương mình
Phần Viết gió lạnh chiều đông ; trắc nghiệm gió lạnh chiều đông ; gió lạnh chiều đông đọc hiểu ;
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Nội dung và nghệ thuật của bài thơ Gió lạnh chiều đông.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.
– Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Về nội dung: Bài thơ là nỗi nhớ, hồi tưởng những kỉ niệm về tuổi thơ của nhân vật trữ tình buồn bã, cô đơn khi mùa đông đến .
+ Về nghệ thuật: bài thơ với những giá trị nghệ thuật đặc sắc:
. Sử dụng thể thơ bảy chữ
. Giọng thơ nhẹ nhàng, da diết, u buồn
. Nhiều giá trị tu từ đặc sắc: so sánh, điệp ngữ,…
. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi
…
– Nêu được thông điệp rút ra từ bài thơ: Bài thơ là tình yêu thiên nhiên tha thiết, nâng niu kỉ niệm tuổi thơ, gợi lên tình yêu quê hương đất nước.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.