Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
Áo nâu bạc, áo nâu gầy
Áo như thửa ruộng chở đầy nắng mưa
Lắng nghe sợi vải ngày xưa
Thấy trong mặn chát đã thừa mồ hôi
Bao nhiêu nước mắt mẹ rơi
Áo nâu gói cả những lời xót xa
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
Mẹ đi về phía trăm năm
Con ngồi xếp những nâu trầm mà thương
Thôi đành nhờ cả khói sương
Áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi..
(Một đời áo nâu, Nguyễn Văn Song)
Lựa chọn đáp án đúng: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Câu 1. một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Bài thơ được viết bằng thể thơ nào?
- Thất ngôn trường thiên
- Tu do
- Lục bát
- Tứ tuyệt
Câu 2. một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Người mẹ trẻ
- Người phụ nữ
- Một đứa cháu mất bà
- Tác giả xưng “con”
Câu 3.
Khổ thơ sau miêu tả những đặc điểm nào về chiếc áo của mẹ?
Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo như đời mẹ sờn phai mỗi ngày
- Đời mẹ, áo nâu sòng, màu đất đai, mới may.
- Màu cây xanh, tấm, rách lành, áo.
- Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai.
- Sờn phai, mặc áo đỏ, rách lành, đất đai.
Câu 4:
Biện pháp tu từ nào không được sử dụng để miêu tả hình ảnh “chiếc áo”?
- So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê
- So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, điệp từ
- So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, điệp từ
- So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê, chêm xen
Câu 5 .
Câu thơ “Lắng nghe sợi vải ngày xưa/ Thấy trong mặn chất đã thừa mồ hôi” miêu tả điều gì?
- Tính chất mỏng manh của sợi vải
- Hương vị thơm tho của tấm áo
- Giọt mồ hôi mặn chát thấm trong sợi vải
- Sự vất vả, khổ cực của mẹ
Câu 6.
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung chính của lời thơ sau:
Mẹ như sông phía quê nhà
Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm
- Ca ngợi đức hy sinh, lòng vị tha của người mẹ.
- Niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của quê hương.
- Tình yêu thương của người con đối với chiếc áo của mẹ.
- Miêu tả dòng sông dâng phù sa cho quê nhà
Câu 7.
Ý nào sau đây không đúng về nội dung của văn bản?
- Miêu tả hình ảnh chiếc áo của người nông dân mộc mạc, giản dị nhưng biểu tượng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
- Miêu tả hình ảnh người mẹ quê giản dị, mộc mạc, lam lũ nhưng toát lên vẻ đẹp của đức hi sinh và lòng vị tha.
- Miêu tả hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
- Miêu tả tấm lòng người mẹ trẻ với con.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Câu 8.
Nhận xét về hình ảnh chiếc áo nâu và người mẹ được tác giả sử dụng trong bài thơ?
Câu 9.
Tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình như thế nào?
Câu 10.
Bài thơ đem đến cho bản thân em thông điệp gì? Hãy trình bày trong khoảng 4 –5 dòng.
—- HẾT—-
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. C Lục bát
Câu 2. D Tác giả xưng “con”
Câu 3. C Áo nâu, màu đất đai, rách lành, sờn phai.
Câu 4. D So sánh, nhân hoá, hoán dụ, liệt kê, chêm xen
Câu 5. C Giọt mồ hôi mặn chát thấm trong sợi vải
Câu 6. A Ca ngợi đức hy sinh, lòng vị tha của người mẹ.
Câu 7. D Miêu tả tấm lòng người mẹ trẻ với con.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: một đời áo nâu ; trắc nghiệm một đời áo nâu ; một đời áo nâu đọc hiểu
Câu 8:
Nhận xét về hình ảnh “chiếc áo nâu” và “người mẹ”:
+ Hình ảnh “chiếc áo nâu” ẩn dụ cho nỗi vất vả, đức hi sinh của người mẹ quê dành cho con.
+ Hai hình ảnh thơ song song, xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ, lồng vào nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau làm nổi bật chủ đề bài thơ.
Câu 9:
Gợi ý
– Xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời lam lũ, vất vả của mẹ.
– Sự trân trọng, yêu thương và biết ơn những hi sinh lặng lẽ của mẹ dành cho con, gia đình…
Câu 10:
Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản:
– Trấn quý tình mẫu tử, chia sẻ với mẹ những vất vả, khó khăn trong cuộc sống yêu thương và trân trọng khoảnh khắc khi còn bên mẹ.
– Cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng để trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ.