Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Quê hương – Đỗ Trung Quân. Mời các bạn cùng tham khảo.
Phần Đọc (6,0 điểm) nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Nữ thần nghề mộc
Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt. Vị thần này xuống trần dưới dạng một người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm. Bà già sống lẩn lộn trong dân gian, cùng làm cùng ăn với mọi người và ngày càng có uy tín với nhân dân. Bấy giờ loài người chỉ mới biết đẵn gỗ hoặc tre nứa làm chỗ tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Bà già đã tìm cách hướng dẫn loài người làm cưa, để cưa gỗ cho nhanh chóng hơn. Nhưng cách truyền nghề của bà cụ độc đáo. Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.
Trong số những người đi theo bà, có hai anh em nhà nọ tên là Lỗ Ban, Lỗ Bốc tinh ý hơn cả. Họ suy nghĩ cách hướng dẫn của bà và rèn được một lưỡi cưa. Có lưỡi cưa, mọi người xẻ gỗ nhanh hơn. Từ đó anh em Lỗ Ban trở thành những người thầy đầu tiên của nghề mộc.
Nữ thần còn dạy cho mọi người cách làm nhà, làm thuyền bằng gỗ. Cách làm nhà được bà hướng dẫn như sau: bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn. Lỗ Ban cho rằng nữ thần dạy làm kiểu nhà có một cột chính ở giữa, giao múi với hai đầu kèo, còn Lỗ Bốc thì lại cho rằng có thể làm kiểu hai cột đâm lên vào khoảng giữa hai kèo, v.v… Hai anh em tranh luận và mỗi người làm một kiểu, kiểu nhà nào trông cũng chắc chắn, vững chãi. Dân chung quanh từ hai kiểu mà biến chế được rất nhiều kiểu khác nữa.
Nữ thần lại còn dạy cho dân cách làm thuyền để đi trên mặt nước. Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại. Anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc bắt chước kiểu đó nghĩ ngay với việc lấy một khúc gỗ, đục rỗng lòng và đặt những mái chèo ngắn ở hai đầu.
Sau này họ còn tìm cách trang trí những hình chạm trổ chim, hoa, cá… vào những công trình bằng lỗ của mình cho thêm đẹp. Nghề làm mộc phát triển từ đấy nhưng nguồn gốc ban sơ chính là nhờ nữ thần nghề mộc truyền cho từ thuở xưa.
(Nguồn: https://lazi.vn/truyen/d/3416/nu-than-nghe-moc)
Lựa chọn đáp án đúng: nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Câu 1: nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Xác định thể loại của văn bản trên:
- Cổ tích
- Truyền thuyết
- Thần thoại
- Sử thi
Câu 2: nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Nhân vật chính của văn bản là:
- Ngọc Hoàng
- Nữ thần nghề mộc
- Lỗ Ban
- Lỗ Bốc
Câu 3:
Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Thần nghề mộc xuất hiện vào thời gian nào?
- Trước khi sáng tạo ra loài người
- Trong khi sáng tạo ra loài người,
- Khi sáng tạo ra loài người, loài vật
- Sau khi đã sáng tạo ra loài người
Câu 4:
Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ thần nghề mộc?
- Nữ thần xuống trần, sinh sống với con người.
- Nữ thần xuống trần, chung sống với con người, dạy họ làm cưa, làm thuyền, làm nhà…giúp nghề mộc phát triển
- Nữ thần xuống trần, dạy họ làm cưa
- Nữ thần xuống trần, dạy họ làm nhà
Câu 5:
Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích Nữ thần nghề mộc?
- Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
- Kết thúc truyện có hậu
- Nhân vật có khả năng phi thường
- Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 6:
Cách Nữ thần dạy con người làm thuyền với chi tiết “Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại” cho thấy?
- Nữ thần là người khỏe mạnh
- Nữ thần là người hài hước
- Nữ thần là người trí tuệ
- Nữ thần là người vụng về
Câu 7:
Đoạn trích Nữ thần nghề mộc thể hiện nội dung nào dưới đây?
- Giải thích sự ra đời nghề mộc và lòng biết ơn đối với Nữ thần nghề mộc.
- Tôn vinh người anh hùng
- Sự hình thành loài người.
- Biết ơn Ngọc Hoàng và Lỗ Ban, Lỗ Bốc.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Câu 8:
Hãy nêu 02 nét đặc trưng thể loại của văn bản trên? (Gợi ý: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật…) (0,5 điểm)
Câu 9:
Văn bản đã giải thích sự ra đời nghề mộc, theo anh/chị sự giải thích đó có còn phù hợp với con người hiện đại không? (1,0 điểm)
Câu 10:
Qua câu chuyện, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)
Phần Viết (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) cảm xúc về quê hương qua đoạn thơ sau trong bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
………………………..
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
(Trích Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân)
Gợi ý trả lời:
Phần Đọc hiểu nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Lựa chọn đáp án đúng nhất: nữ thần nghề mộc trắc nghiệm ; nữ thần nghề mộc đọc hiểu ; nữ thần nghề mộc
Câu 1. C Thần thoại
Câu 2. B Nữ thần nghề mộc
Câu 3. D Sau khi đã sáng tạo ra loài người
Câu 4. B Nữ thần xuống trần, chung sống với con người, dạy họ làm cưa, làm thuyền, làm nhà…giúp nghề mộc phát triển
Câu 5. D Truyện được kể theo lời nhân vật
Câu 6. C Nữ thần là người trí tuệ
Câu 7. A Giải thích sự ra đời nghề mộc và lòng biết ơn đối với Nữ thần nghề mộc.
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8:
02 nét đặc trưng của thể loại truyện Nữ thần nghề mộc:
– Thời gian: cổ sơ, mang tính vĩnh hằng “Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo”
– Nhân vật: Nữ thần nghề mộc, Ngọc Hoàng…
Câu 9:
– Cách giải thích của dân gian về nguồn gốc nghề mộc mang đậm tính tưởng tượng, chứa đựng khát vọng tìm hiểu, lý giải sự ra đời của nghề mộc.
– Cách lí giải ấy phù hợp với đời sống cổ đại, không phù hợp với xã hội ngày nay, khi khoa học kĩ thuật, tư duy của con người đã phát triển mạnh mẽ.
Câu 10:
Thông điệp qua văn bản:
– Giải thích nguồn gốc của nghề mộc theo quan niệm của tác giả dân gian.
– Các vị thần đã có công tạo ra nghề mộc. Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để xứng đáng với công lao sáng tạo đó.
Phần 2: Viết
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ Quê hương- Đỗ Trung Quân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
– Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ, nội dung bao quát đoạn thơ.
– Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Nội dung:
- Quê hương là những điều thân thuộc, những kỉ niệm dung dị và những ký ức giản đơn về tuổi thơ vui vẻ: chùm khế ngọt, đường đi học, bướm vàng bay, con diều biếc, cánh đồng, con đò nhỏ….
- Hình ảnh quê hương đa màu sắc, muôn hoa khoe nở, tươi vui hơn bất cứ đâu: vàng hoa bí; tím giậu mồng tơi; đỏ đôi bờ dâm bụt; hoa sen trắng …….tất cả những điều đó lại làm nên một hình ảnh quê hương trọn vẹn và thiêng liêng.
+ Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng kết hợp với các biên pháp nghệ thuật liệt kê, so sánh, điệp cấu trúc… Nhịp thơ đều đặn, nhịp nhàng, nhịp 2/4. Khung cảnh làng quê trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam hiện lên thân thương, giản dị mà xúc động lòng người.
- Đánh giá giá trị thẩm mỹ và giá trị nhân bản của bài thơ, đoạn thơ mang lại cho người đọc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.