Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con ; (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân. Mời các bạn cùng tham khảo.
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Đọc văn bản
BÀI HỌC ĐẦU CHO CON[1]
Đỗ Trung Quân[2]
(1) Quê hương là gì hở mẹ.
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
(2) Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(3) Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
(4) Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.
(5) Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.
(6) Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ …
(Dẫn theo https://www.thivien.net/Đỗ Trung Quân – Bài học đầu cho con)
[1] Bài thơ Bài học đầu cho con đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ, được nhà thơ làm đề tặng bé Quỳnh Anh, con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Trong tập thơ Cỏ hoa cần gặp (1991), tác giả đã đăng lại nguyên bản như văn bản trên.
[2] Đỗ Trung Quân sinh năm 1945, quê quán Thành Phố Hồ Chí Minh, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Tác phẩm đã in: Cỏ hoa cần gặp (dẫn theo Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB GD, tr 947); Thơ của ông mộc mạc, giản dị, giọng thơ chân thành, đằm thắm, da diết.
Lựa chọn đáp án đúng: (mỗi đáp án đúng: 0.5 điểm) Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Câu 1: Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thể 5 chữ
- Thể 6 chữ
- Thể thơ lục bát
- Thể tự do
Câu 2. Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Khổ (2) bài thơ gieo theo vần nào?
- “anh”
- “ọt”
- “ọc”
- “ay”
Câu 3. Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Từ ngữ nào trong câu thơ “Êm đềm khua nước ven sông” gợi được âm thanh?
- Êm đềm
- Khua
- Nước
- Ven sông
Câu 4.
Ở khổ thơ thứ (5), kí ức về quê hương của tác giả được gợi lên từ những hình ảnh nào?
- Hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, hoa sen.
- Hoa bí, giậu mồng tơi, cầu tre nhỏ, hoa đồng cỏ nội.
- Bờ dâm bụt, hoa sen, con diều biếc, con đò nhỏ.
- Cầu tre nhỏ, hoa đồng cỏ nội, con diều biếc, con đò nhỏ.
Câu 5.
Câu thơ “Quê hương là con diều biếc” gợi về:
- tình cảm gia đình.
- tình yêu đôi lứa.
- kí ức tuổi thơ.
- nỗi nhớ quê hương.
Câu 6.
Ý nào sau đây nêu hoàn chỉnh nội dung bài thơ?
- Ca ngợi vẻ đẹp bình dị, thơ mộng của quê hương.
- Niềm tự hào và tình yêu quê hương sâu đậm của nhà thơ.
- Khẳng định vai trò của quê hương đối với mỗi người.
- Ca ngợi vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương; niềm tự hào và tình yêu quê hương sâu đậm của nhà thơ
Câu 7.
Nhận xét nào sau đây đúng với nhịp điệu bài thơ
- Êm ái, du dương
- Sôi nổi, hào hứng
- Trầm bổng, réo rắt
- Vui tươi, dí dỏm
Trả lời câu hỏi: 2.5 điểm
Câu 8. (1.5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được thể hiện trong khổ
Câu 9. (1.0 điểm) Thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua khổ thơ thứ (6) là gì?
VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bài học đầu cho con của Đỗ Trung Quân.
…………………………..Hết…………………………….
Gợi ý trả lời: Bài học đầu cho con ; trắc nghiệm bài học đầu cho con ; đọc hiểu bài học đầu cho con
Đọc hiểu
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. B Thể 6 chữ
Câu 2. D “ay”
Câu 3. B Khua
Câu 4. A Hoa bí, giậu mồng tơi, bờ dâm bụt, hoa sen.
Câu 5. C kí ức tuổi thơ.
Câu 6. D Ca ngợi vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương; niềm tự hào và tình yêu quê hương sâu đậm của nhà thơ
Câu 7. A Êm ái, du dương
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8:
- Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ (hoặc điệp cú pháp).
- Hiệu quả:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình…
Câu 9:
Gợi ý
- Quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt.
- Phải biết nhớ về quê hương, nguồn cội.
Phần Viết
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Tình yêu quê hương giản dị, mộc mạc, sâu lắng:
+ Quê hương là nơi gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ
+ Quê hương gắn liền với những tình cảm ruột rà
- Nghệ thuật: Điệp, câu hỏi tu từ, hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu….
- Đánh giá chung:
+ Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý…
+ Vẻ đẹp nghệ thuật thơ Đỗ Trung Quân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.