Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2 (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Tự tình 2Hồ Xuân Hương. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

TỰ TÌNH II

–Hồ Xuân Hương[1]

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.”

                                   (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Lựa chọn đáp án đúng: trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Câu 1. Xác định thể thơ của bài “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương).

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú Đường luật
  3. Lục bát
  4. Lục bát biến thể

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Miêu tả
  4. Nghị luận

Câu 3. Trong hai câu thơ đầu, từ nào là từ láy?

  1. Nước non
  2. San sẻ
  3. Văng vẳng
  4. Con con

Câu 4. Nghĩa của từ “hồng nhan” trong câu thơ thứ hai là:

  1. Người phụ nữ đẹp
  2. Người phụ nữ bất hạnh
  3. Người phụ nữ có chồng đi chinh chiến
  4. Người phụ nữ mang thân phận làm lẽ.

Câu 5. Trong bài thơ “Tự tình II”, bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch:

  1. Vừa chán chường trước thời tuần hoàn vừa ý thức được sự nhỏ bé của thân phận
  2. Vừa xót xa cho thân phận mình vừa cay đắng cho số phận chung của người phụ nữ trong xã hội cũ
  3. Vừa phản kháng mãnh liệt trước hoàn cảnh éo le vừa đau xót trước thân phận rẻ rúng
  4. Vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khát khao được sống hạnh phúc.

Câu 6. Đáp án nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung của bài thơ “Tự tình II”:

  1. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương
  2. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương
  3. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra
  4. Thể hiện tâm trạng, thái độ của Xuân Hương vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.

Câu 7. Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ “Tự tình II”?

  1. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình
  2. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả
  3. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, nghệ thuật tả ngụ tình đặc sắc
  4. Ngôn ngữ thơ trang nhã, bác học, sử dụng các từ Hán Việt đặc sắc, cổ kính

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 8. Nêu ý nghĩa nhan đề “Tự tình”. (1,0đ)

Câu 9. Qua hai câu cuối của bài “Tự tình II”, anh (chị) có nhận xét gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa? (1,0đ)

Câu 10. Từ nỗi niềm của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên, anh/chị suy nghĩ thế nào về giá trị của nghịch cảnh trong cuộc sống? (0,5đ) 

VIẾT (4.0 điểm) 

Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương) đã cho ở phần Đọc hiểu.

[1] Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thế kỉ XVIII, được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”,  là một “thiên tài kì nữ” nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian. Bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài, được viết bằng chữ Nôm.

——————- Hết ——————-

trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Gợi ý trả lời:  trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Phần Đọc hiểu 

Lựa chọn đáp án đúng nhất: 

 Câu 1. B Thất ngôn bát cú Đường luật

Câu 2. A Biểu cảm

Câu 3. C Văng vẳng

Câu 4. A Người phụ nữ đẹp

Câu 5. C Vừa phản kháng mãnh liệt trước hoàn cảnh éo le vừa đau xót trước thân phận rẻ rúng

Câu 6. B Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẽ mọn của Hồ Xuân Hương

Câu 7. C Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, nghệ thuật tả ngụ tình đặc sắc

Trả lời các câu hỏi sau

Câu 8.

Ý nghĩa nhan đề “Tự tình”: Bày tỏ tình cảm, tâm tư của mình.

Câu 9.

Qua hai câu cuối của bài “Tự tình II”, nhận xét về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:

– Chịu nhiều nỗi khổ về tinh thần: cô quạnh, buồn tủi, duyên tình lận đận, giá trị của họ không được trân trọng.

– Mang thân phận lệ thuộc, không được quyền định đoạt tình yêu, hạnh phúc của bản thân.

Câu 10.

Giá trị của nghịch cảnh trong cuộc sống:

Đối diện với nghịch cảnh giúp ta nhận ra sự mạnh mẽ của ý chí và bản lĩnh của chính mình.

– Có thêm cơ hội để tích lũy kinh nghiệm sống quý báu, giúp ta trưởng thành hơn,…

trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2
trắc nghiệm tự tình 2 ; đọc hiểu tự tình 2 ; tự tình 2 đọc hiểu ; Đọc hiểu Tự tình 2 trắc nghiệm ; tự tình 2

Phần Viết 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tự tình II” (Hồ Xuân Hương)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nội dung bao quát của tác phẩm

* Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

– Nội dung:

+ Nỗi buồn tủi, xót xa, cay đắng của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình (Câu 1-2);

+ Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về giá trị bản thân (Câu 3-4).

+ Nỗi niềm phẫn uất, phản kháng mãnh liệt. Qua đó thể hiện cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương (Câu 5-6);

+ Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong XHPK (Câu 7-8).

– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt; tả cảnh ngụ tình; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ,…

– Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật

*Nêu được bài học rút ra từ tác phẩm (có thể là bài học về khát vọng sống hoặc bản lĩnh vượt lên trên nghịch cảnh,…) / thể hiện sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác phẩm….

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *