Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Trắc nghiệm cây dừa ; (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Cây dừaTrần Đăng Khoa. Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: Trắc nghiệm cây dừa ; trắc nghiệm bài cây dừa ; cây dừa đọc hiểu ; đọc hiểu cây dừa ; cây dừa

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cây dừa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

 

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

 

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

 

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999)

Trắc nghiệm cây dừa ; trắc nghiệm bài cây dừa ; cây dừa đọc hiểu ; đọc hiểu cây dừa ; cây dừa

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

  1. Song thất lục bát
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Lục bát
  4. Lục bát biến thể

 Câu 2. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Vần tạo nên sự kết nối, … âm thanh giữa các dòng thơ, đồng thời làm cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

  1. cộng hưởng
  2. hưởng ứng
  3. giao hưởng
  4. hưởng thụ

Câu 3. Xác định chủ thể trữ tình của văn bản

  1. Trực tiếp
  2. Nhập vai
  3. Chủ thể ẩn
  4. Tất cả đều đúng

 Câu 4. Đáp án nào sau đây là đúng?

  1. Cây dừa xanh toả nhiều tàu sử dụng yếu tố miêu tả
  2. Cây dừa xanh toả nhiều tàu sử dụng yếu tố tự sự
  3. Cây dừa xanh toả nhiều tàu kết hợp cả yếu tố miêu tả và tự sự
  4. Tất cả đều sai

Câu 5. Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nói quá
  2. Nhân hóa
  3. Hoán dụ
  4. Ẩn dụ

Câu 6. Cảm xúc chủ đạo được thể hiện trong văn bản là gì?

  1. Tình yêu đôi lứa
  2. Tình yêu gia đình
  3. Tình yêu thiên nhiên
  4. Tất cả đều sai

Câu 7. Giá trị biểu đạt của từ bạc phếch là gì?

  1. Màu sắc của sự từng trải
  2. Sự nhuốm màu của năm tháng
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai

Câu 8. Xác định biện pháp tu từ trong câu Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Câu 9. Qua nội dung văn bản, anh/chị rút ra bài học gì cho mình?

Câu 10. Nét độc đáo trong cách quan sát thế giới của Trần Đăng Khoa qua văn bản trên là gì?

LÀM VĂN (4.0 điểm) 

Anh/chị hãy viết bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây dừa.

Trắc nghiệm cây dừa ; trắc nghiệm bài cây dừa ; cây dừa đọc hiểu ; đọc hiểu cây dừa ; cây dừa

Gợi ý trả lời: 

ĐỌC HIỂU 

Câu 1. C Lục bát

Câu 2. A cộng hưởng

Câu 3. C Chủ thể ẩn

Câu 4. A Cây dừa xanh toả nhiều tàu sử dụng yếu tố miêu tả

Câu 5. B Nhân hóa

Câu 6. C Tình yêu thiên nhiên

Câu 7. C Tất cả đều đúng

Câu 8.

Biện pháp so sánh: tàu dừa so sánh với chiếc lược

Câu 9

– Nêu ra bài học cho bản thân.

– Lí giải lí do bản thân nêu bài học ấy.

Câu 10 

– Nêu ra nét độc đáo trong cách miêu tả của tác giả

– Chỉ ra dẫn chứng

Trắc nghiệm cây dừa ; trắc nghiệm bài cây dừa ; cây dừa đọc hiểu ; đọc hiểu cây dừa ; cây dừa
Trắc nghiệm cây dừa ; trắc nghiệm bài cây dừa ; cây dừa đọc hiểu ; đọc hiểu cây dừa ; cây dừa

VIẾT 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề, tác giả, tác phẩm

Nội dung, nghệ thuật của văn bản Cây dừa của Trần Đăng Khoa

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về nội dung, văn bản thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả qua lối miêu tả độc đáo, thú vị

+ Về nghệ thuật, tác phẩm chứa đựng những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị

– Nêu được bài học rút ra: tình yêu tha thiết cho thiên nhiên…

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *