Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam (Ngữ Văn 10, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận xã hội từ bỏ thói quen xấu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề 1: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Đọc văn bản sau: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Mờ sáng hôm sau, tôi còn đang ngủ trong mui bỗng nghe thằng Cò gọi giật tôi dậy:
– Mau ra coi. An ơi ! Gần tới sân chim rồi. Đã sáng bét mà mày còn ngủ à ?
Tôi dụi mắt bò ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt, như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn, đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tri hồ điệp.
Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt.
Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực nôn ọe.
Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Một con điêng điểng ngóc cổ lên mặt nước, thoạt trông tôi tưởng là một con rắn từ dưới nước cất đầu lên. Khi thuyền chúng tôi chèo đến gần, nó bèn ngụp xuống lặn mất. Chốc sau đã lại thấy nó nổi lên gần bờ, mỏ ngậm con tôm càng xanh gần bằng cổ tay còn đang vung râu cựa quậy.
Tôi mê quá ! Mà thằng Cò cũng mê như tôi. Hai đứa cùng ước: phải chi mình được dừng thuyền lại đây vài hôm để bắt chim thì phải biết !
Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được !
Ở đây, còn có rất nhiều giống chim lạ, không thấy bày bán ở chợ Mặt Trời. Chúng đậu thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.
Tôi chồm người ra be thuyền, kêu to:
– Dừng lại đây bắt một mớ chim đi, tía !
– Sân chim có chủ, không bắt của người ta được đâu ! – Tía nuôi tôi bảo.
– Bộ họ nuôi nó sao ? Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn chứ !
– Đúng là không ai nuôi. Nhưng chim về ở trên vùng đất của ai thì nó thuộc về tài sản của người đó. Họ phải đóng thuế hằng năm như đóng thuế ruộng đấy, con ạ!
Thấp thoáng trông xa, bốn năm người quảy gió, cầm sào trúc có ngoéo sắt đang ngoéo cổ chim non xuống bắt. Coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi chèo đi hơn ba nghìn thước rồi mà hãy còn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
(Trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi, NXB Văn học, 2013, trang 252 – 254)
Lựa chọn đáp án đúng: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 1. Hình ảnh sân chim được cảm nhận qua điểm nhìn của nhân vật nào ?
- Nhân vật Cò.
- Nhân vật An.
- Nhân vật Cò và An.
- Nhân vật tía nuôi.
Câu 2. Chi tiết nào thể hiện nội dung khái quát của văn bản ?
- Chim cất cánh tua tủa bay lên.
- Những bầy chim đen bay kín trời.
- Chim đậu chen nhau trắng xóa.
- Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được !
Câu 3. Lời đối thoại diễn ra xoay quanh những nhân vật nào ?
- An, Cò, tía nuôi.
- An, Cò.
- An, tía nuôi.
- Cò, tía nuôi.
Câu 4.Tính cách nhân vật An được nhận biết thông qua:
- Lời của người kể chuyện.
- Hành động của nhân vật An.
- Lời nói, cảm nhận của nhân vật An.
- Nhận xét, đánh giá của nhân vật Cò.
Câu 5. Cốt truyện trên kể về:
- Hành trình lưu lạc đi tìm cha của nhân vật An.
- Nhân vật An học cách bẫy chim.
- Cuộc sống chất phác, gần gũi với thiên nhiên của con người vùng đất phương Nam.
- Nhân vật An lần đầu thấy được hình ảnh sân chim.
Câu 6. Chi tiết sân chim có ý nghĩa như thế nào ?
- Thể hiện sự phong phú của các loài chim ở vùng đất phương Nam.
- Nói lên sự đa dạng, kì thú của thiên nhiên.
- Kể về hành trình khám phá thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống của An.
- Ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên.
Câu 7. Qua các lời đối thoại và cách cảm nhận về hình ảnh sân chim, tác giả đã cho thấy An là một nhân vật như thế nào ?
- Đứa trẻ hiếu thắng, hài hước.
- Đứa trẻ ngây thơ, ham hiểu biết và có cảm nhận tinh tế về các loài chim.
- Đứa trẻ vô tư, am hiểu về thiên nhiên.
- Đứa trẻ hồn nhiên, không quan tâm đến cảnh vật xung quanh.
Trả lời các câu hỏi: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 8. Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.
Câu 9. Rút ra bài học về cách ứng xử với thế giới tự nhiên.
Câu 10. Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản trên.
VIẾT (4.0 điểm) đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Anh/Chị viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) để thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ỷ lại.
———- HẾT ———-
Gợi ý trả lời Đề 1:
Phần Đọc hiểu đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 1. B Nhân vật An.
Câu 2. D Chim từ những đâu tập trung về ở đây, nhiều không thể nói được !
Câu 3. A An, Cò, tía nuôi.
Câu 4. C Lời nói, cảm nhận của nhân vật An.
Câu 5. D Nhân vật An lần đầu thấy được hình ảnh sân chim.
Câu 6. A Thể hiện sự phong phú của các loài chim ở vùng đất phương Nam.
Câu 7. B Đứa trẻ ngây thơ, ham hiểu biết và có cảm nhận tinh tế về các loài chim.
Câu 8.
– Một buổi sáng An được Cò đánh thức vì gần tới sân chim.
– An bò ra khoang thuyền trông thấy trên vệt rừng đen có rất nhiều loại chim tập trung về.
– An và Cò định bắt một mớ chim nhưng tía nuôi ngăn lại. Họ tiếp tục cuộc hành trình.
Câu 9.
– Bài học về cách ứng xử với thế giới tự nhiên: có ý thức bảo tồn các loài động thực vật trong thế giới tự nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên,…
– Lí giải hợp lí.
Câu 10.
– Chỉ ra được một số đặc sắc nghệ thuật:
+ Điểm nhìn: nhân vật An.
+ Lời đối thoại giữa các nhân vật An, Cò, tía nuôi.
+ Ngôn ngữ Nam bộ: coi, sáng bét, tía, ngóc cổ,…
+ Miêu tả sự phong phú của các loài chim.
– Phân tích hiệu quả/tác dụng của nghệ thuật.
VIẾT đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ỷ lại.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng bằng chứng hợp lí. Một số gợi ý:
Mở bài
– Nêu rõ thói quen cần thuyết phục người khác từ bỏ: ỷ lại (dựa vào sự giúp đỡ của người khác một cách quá đáng, tự bản thân không chịu cố gắng).
– Nêu lí do hay mục đích viết bài luận: thói quen xấu cần loại bỏ khi còn trẻ.
Thân bài
* Trình bày tác hại của thói quen ỷ lại
– Suy nghĩ trì trệ, thụ động, không phát triển bản thân.
– Không có khả năng đối mặt với thử thách trong cuộc sống.
– Luôn phụ thuộc vào người khác.
– Gánh nặng cho gia đình, xã hội.
(…)
* Trình bày lợi ích của việc từ bỏ thói quen ỷ lại
– Phát huy năng lực của bản thân.
– Có khả năng tự giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
– Chủ động tổ chức cuộc sống của bản thân.
(…)
* Giải pháp từ bỏ thói quen ỷ lại
– Rèn luyện lối sống tự lập.
– Tăng cường giao tiếp xã hội, trang bị những kĩ năng sống.
– Nâng cao trách nhiệm với những hành động của bản thân.
(…)
Kết bài
– Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen ỷ lại.
– Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hy vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e.Sáng tạo
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt hình ảnh sáng tạo, văn phong trôi chảy, có phản đề, lập luận chặt chẽ,…
——————————————————————————————————————————————————-
Đề 2: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Đọc đoạn trích:
Lược dẫn: Cò xin tía nuôi cho dắt An đi câu rắn. Đoạn dưới đây miêu tả cảnh Cò và An câu được rắn.
Trong lớp sương đục nhờ nhờ, vầng trăng đỏ như một cái lòng đỏ trứng khổng lồ. Càng lên cao, trăng càng bé lại. Nhìn qua be xuồng, thấy nước gợn lăn tăn… Tôi vừa thiu thiu chợp mắt lại, bỗng nghe thằng cò vụt nhổm dậy:
– Dậy mau! Dậy mau! Dính một con rồi.
– Tao vừa thức dậy mà. Có thấy cái quái gì đâu ?
– Mày biết cái con khỉ gì! – Nó quát tôi.
Tôi lập tức đánh diêm thắp ngọn đèn soi. Tay tôi run quá, tim cứ đập thình thình. Thằng Cò ấn cây giầm vào tay tôi, ra hiệu cho tôi chống xuồng tới. Nó cầm cái mác trong tay, một tay đưa đèn lên soi phía trước. Ồ! kia rồi!
Tàu lá dừa nước bị ai kéo cứ dập lên dập xuống, làm nước bắn tung tóe. Tiếng dây câu nghiến kìn kịt trong tiếng lá dập xuống nước nghe kinh quá.
Tôi kêu oái một tiếng, đứng chết sững. Một con rắn rằn ri cóc to cỡ bắp chân người lớn đang vung vẫy uốn mình lên quấn lấy chùm dây câu. Cái miệng nó há ra, đầy răng chơm chởm. Chỗ ngạch lưỡi câu mắc bên mép, máu chảy giọt giọt xuống nước. Mỗi lần con rắn vặn mình cố siết cho đứt chùm dây câu, da nó nở ra, vồng lên như gai mít. Thằng Cò buông mác, thò tay nắm đuôi con rắn. Con rắn tháo ra, quấn một khúc vào tay thằng Cò. Thằng Cò chộp ngang lưng con rắn, bàn tay nó bé quá tuột ra vì không nắm hết. Con rắn càng gồng mình siết chặt cổ tay thằng Cò. Mồ hôi tươm ra ướt trán, chảy ròng ròng xuống má, nó bậm môi, cứ mặc thế, ngửa người ra sau lôi nguyên con rắn mắc câu vào xuồng.
– Coi chừng nó cắn chết à, Cò. – Tôi thè lưỡi nhích ra xa.
– Cắn quái gì nữa! Mà thứ rắn này cắn cũng như chó cắn thôi. Đưa miệng giỏ lại đây, mau mau đi.
Tôi kê miệng giỏ hứng con rắn. Thằng Cò ghé răng cắn chót đuôi con rắn một cái, con rắn đau quá vội tháo khỏi cổ tay thằng Cò, tuột gọn vào lòng giỏ.
Thằng Cò một tay đậy nắp, một tay chụp cái mác chặt hai đầu sống lá. Cả khúc sống lá chùm dây câu và con rắn đảo lộn, quẫy soạn soạt trong giỏ.
(Trích Chương 8: Đi câu rắn, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi )
Lựa chọn đáp án đúng: đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Câu 1: Trong đoạn trích trên dựa dấu hiệu nào để biết rắn đã mắc câu?
- Tàu lá dừa nước bị ai kéo cứ dập lên dập xuống, làm nước bắn tung tóe
- Nhìn qua be xuồng, thấy nước gợn lăn tăn
- Con rắn tháo ra, quấn một khúc vào tay thằng Cò
- Cả khúc sống lá chùm dây câu và con rắn đảo lộn, quẫy soạn soạt trong giỏ
Câu 2: Đề tài của đoạn trích trên là gì?
- Người nông dân
- Đất nước và con người phương Nam
- Chiến tranh
- Cuộc sống người lính
Câu 3: Xác định ngôi kể và điểm nhìn trong đoạn trích?
- Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn của Cò
- Kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn của An
- Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn của An
- Kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn của Cò
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Trong lớp sương đục nhờ nhờ, vầng trăng đỏ như một cái lòng đỏ trứng khổng lồ.”?
- Ẩn dụ
- So sánh
- Chêm xen
- Liệt kê
Câu 5: Qua hành động “Thằng Cò một tay đậy nắp, một tay chụp cái mác chặt hai đầu sống lá. Cả khúc sống lá chùm dây câu và con rắn đảo lộn, quẫy soạn soạt trong giỏ” cho thấy thằng Cò:
- Nhanh nhẹn, đã quen với việc câu rắn
- Lúng túng, bỡ ngỡ với việc câu rắn
- Thích lên mặt, tỏ ra hiểu biết
- Đùa giỡn, không nghiêm túc
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất: câu chuyện trên giúp em hiểu gì về con người và thiên nhiên Nam bộ?
- Con người lạc hậu, dựa vào khai thác thiên nhiên để sống
- Con người hiền lành, thiên nhiên khắc nghiệt, nguy hiểm
- Con người giản dị, bộc trực, hiểu rõ thiên nhiên, thiên nhiên trù phú
- Con người tham lam tìm mọi cách để khai thác thiên nhiên
Câu 7: Trong văn bản trên lời thoại của An với Cò có tác dụng gì?
- Giúp người đọc hình dung tính cách nhân vật
- Làm câu chuyện câu rắn thêm chân thật hấp dẫn
- Giúp An khám phá nhiều điều thú vị, học được bài học trong thực tiễn
- Tất cả đều đúng
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Xác định chủ đề của văn bản trên?
Câu 9: Anh/Chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của Đoàn Giỏi trong đoạn trích?
Câu 10: Qua hình ảnh của An và Cò trong đoạn trích trên, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò tinh thần hợp tác để thành công? (Viết đoạn văn 5 – 7 câu)
VIẾT (4 điểm) đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Viết một bài văn nghị luận (500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện: Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu.
Gợi ý trả lời Đề 2
ĐỌC HIỂU
Câu 1. A Tàu lá dừa nước bị ai kéo cứ dập lên dập xuống, làm nước bắn tung tóe
Câu 2. B Đất nước và con người phương Nam
Câu 3. C Kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn của An
Câu 4. B So sánh
Câu 5. A Nhanh nhẹn, đã quen với việc câu rắn
Câu 6. C Con người giản dị, bộc trực, hiểu rõ thiên nhiên, thiên nhiên trù phú
Câu 7. D Tất cả đều đúng
Câu 8.
Chủ đề:
Ca ngợi vẻ đẹp trù phú của đất phương Nam, đồng thời trân trọng sự chất phát, trí tuệ và lối sống hoà hợp thiên nhiên của con người Nam bộ.
Câu 9.
Gợi ý:
Nghệ thuật miêu tả cảnh vật và hành động vừa sống động, vừa chân thật cho thấy cách quan sát tinh tế, sắc sảo của tác giả.
Câu 10.
Gợi ý:
- Cần phải có tinh thần hợp tác vì nó giúp chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
- Tạo nên sự đoàn kết
- Không dễ dàng từ bỏ
Phần viết đất rừng phương nam ; trắc nghiệm đất rừng phương nam ; đọc hiểu đất rừng phương nam
Đề: Viết một bài văn nghị luận (500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện: Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Viết một bài văn nghị luận (500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện: Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
1.Mở bài:
– Nêu rõ quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ: Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu
– Lí do hay mục đích viết bài luận
2. Thân bài:
– Giải thích thế nào là sành điệu: ăn mặc khác người, ăn mặc đúng mốt, dùng đồ vật mắc tiền…
– Trình bày tác hại của quan niệm cần từ bỏ:
+ Cách ăn mặc dễ gây phản cảm, lố lăng, tiêu tốn tiền bạc
+ Làm mất đi nét đẹp truyền thống
+ Ảnh hưởng đến nhân cách
– Trình bày lợi ích của việc từ bỏ quan niệm đó
+ Hướng đến cách ăn mặc giản dị, phù hợp
+ Giữ vẻ đẹp duyên dáng, tạo sự gần gũi, thân thiện
+ Thể hiện lối sống văn minh
– Gợi ý giải pháp để từ bỏ thói quen:
+ Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, kinh tế gia đình
+ Là học sinh cần ăn mặc đúng qui định
– Làm sáng tỏ vấn đề bằng lí lẽ và bằng chứng: thuyết phục, tin cậy
3. Kết bài:
Khẳng định lợi ích của việc từ bỏ quan niệm
Gửi gắm thông điệp tích cực
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.