Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Đồng chí ; đồng chí chính hữu , trắc nghiệm đồng chí , đọc hiểu đồng chí (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Đồng chí – Chính Hữu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: Đồng chí ; đồng chí chính hữu , trắc nghiệm đồng chí , đọc hiểu đồng chí
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đồng chí ; đồng chí chính hữu , trắc nghiệm đồng chí , đọc hiểu đồng chí
Đọc văn bản:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí – Chính Hữu)
Chính Hữu là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông thường viết về đề tài chiến tranh và người lính bằng thứ ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng.
Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (có sách in tiêu đề bài thơ là Đầu súng trăng treo). Sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
- Lục bát
- Năm chữ
- Tự do
- Bảy chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
- nghị luận.
- tự sự.
- biểu cảm
- miêu tả.
Câu 3. Từ “đồng chí” trong bài thơ là để chỉ những người……?
- có cùng xuất thân
- cùng làm nhiệm vụ giống nhau
- có chung chí hướng, lý tưởng, tình cảm, cùng gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
- nông dân nghèo khó, thiếu thốn
Câu 4.Từ “đồng chí” là từ……?
- Thuần Việt
- Hán Việt
- Từ đơn
- Từ láy
Câu 5. Bài thơ khẳng định chính hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đã ….?
- làm cho những con người xa lạ trở thành đồng chí, gắn bó yêu thương hơn
- làm cho con người ít quan tâm đến nhau
- làm cho con người muốn buông xuôi, đầu hàng số phận
- làm cho con người sẵn sàng từ bỏ ruộng nương để tìm việc mới
Câu 6. Đâu là nội dung chính của bài thơ?
- Con người cần cùng nhau vượt qua khó khăn để sống
- Ca ngợi tình đồng chí, vẻ đẹp tâm hồn người lính, sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ
- Những người nông dân hiền lành sẵn sàng chiến đấu cho quê hương
- Sống cần có lý tưởng, lạc quan vượt lên tất cả
Câu 7. Hình ảnh thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của người lính trong chiến đấu?
- Áo rách vai, quần vá năm vá bảy, gian nhà không
- Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
- Đêm rét, gian nhà không, rừng hoang sương muối, chân không giày
- Sốt run người, buốt giá, chân không giày, rừng hoang sương muối
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Ý nghĩa của hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ? (0,5 đ)
Câu 9. Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thứ 3? (1,0 điểm)
Câu 10. Theo em, trong thời bình, con người có cần tình bạn gắn bó keo sơn nữa hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
VIẾT (4.0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu?
…………….HẾT………………..
Gợi ý trả lời:
Phần Đọc hiểu
Câu 1. C Tự do
Câu 2. C biểu cảm
Câu 3. C có chung chí hướng, lý tưởng, tình cảm, cùng gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau
Câu 4. B Hán Việt
Câu 5. A Thuần Việt
Câu 6. B Ca ngợi tình đồng chí, vẻ đẹp tâm hồn người lính, sát cánh cùng nhau vượt qua khó khăn, gian khổ
Câu 7. D Sốt run người, buốt giá, chân không giày, rừng hoang sương muối
Câu 8.
Hình ảnh “đầu súng trăng treo” thể hiện các ý sau
-Vẻ đẹp tâm hồn người lính – vừa là chiến sĩ nhưng cũng vừa là thi sĩ
-Chất hiện thực và lãng mạn
Câu 9.
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ thứ 3:
+Tạo nhịp điệu, làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn
+Nhấn mạnh những khó khăn thiếu thốn càng làm cho tình đồng chí trở nên gắn bó thắm thiết hơn.
Câu 10.
Thời đại nào con người cũng cần có bạn bè
Cần có người lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ, không cảm thấy đơn độc….
VIẾT Đồng chí ; đồng chí chính hữu , trắc nghiệm đồng chí , đọc hiểu đồng chí
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khái quát được vấn đề nghị luận.
-Thân bài chia làm nhiều đoạn nhỏ
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài “Đồng chí của Chính Hữu
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới những vấn đề sau:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
– Phân tích, đánh giá đặc sắc về nội dung
Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Phân tích, đánh giá về đặc sắc nghệ thuật
+Cảm xúc chủ đạo: Tình cảm yêu thương gắn bó giữa những người lính với nhau
+Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ:
- Từ ngữ linh hoạt, hình ảnh gần gũi, bình dị, sinh động
Câu cuối “Đầu súng trăng treo”: hình ảnh kết thúc đầy bất ngờ, độc đáo, điểm sáng của toàn bài, gợi liên tưởng thú vị. “Súng”: biểu tượng của chiến tranh. “Trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa
- Biện pháp tu từ, nghệ thuật đặc sắc: Thành ngữ dân gian, nhân hóa, ẩn dụ, liệt kê
Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.
-Đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.