Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Việt nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi) ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần nghị luận xã hội.
Đề: Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
(Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi)
Lựa chọn đáp án đúng: Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
Câu 1. Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì?
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Song thất lục bát
- Lục bát
- Tự do
Câu 2. Yếu tố nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ?
- Biểu cảm.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 3. Trong bốn dòng đầu, những hình ảnh nào được dùng để tái hiện khung cảnh đất nước Việt nam?
- Biển lúa, hoa thơm, quê hương, áo nâu.
- Biển lúa, mây mờ, cánh cò, súng gươm.
- Biển lúa, cánh cò, mây mờ, đỉnh Trường Sơn.
- Biển lúa, quả ngọt, đỉnh Trường sơn, gái trai.
Câu 4. Chỉ ra cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu?
- Ơi – trời; đau – sâu – nâu.
- Xanh – lanh; bùn – hùng – vùng.
- Yêu – nhiều; đau – sâu – nâu.
- Ơi – trời; hơn – rờn – sơn.
Câu 5. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương
Việt Nam.
B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam.
C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương Việt Nam.
D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam.
Câu 6. Khi chọn hình ảnh “đỉnh Trường Sơn”, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của thiên nhiên?
- Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc.
- Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
- Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.
- Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy
Câu 7. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương?
A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của
dân tộc.
C. Có ý thức giữ gìn và phát huy nghề trồng lúa của dân tộc.
D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Câu 9: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”
Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp? (Trả lời câu hỏi bằng một chuỗi câu từ 3-5 câu)
VIẾT (4.0 điểm) Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) bàn về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
Gợi ý trả lời:
ĐỌC HIỂU Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
Câu 1. C Lục bát
Câu 2. A Biểu cảm.
Câu 3. C Biển lúa, cánh cò, mây mờ, đỉnh Trường Sơn.
Câu 4. D Ơi – trời; hơn – rờn – sơn.
Câu 5. A Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương Việt Nam.
Câu 6. B Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ.
Câu 7. A Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.
Câu 8.
Tình cảm của tác giả: yêu mến, quý trọng với quê hương, đất nước, dân tộc và con người Việt Nam.
Câu 9
có thể trả lời 1 trong 3 biện pháp sau:
– Nhân hóa: ơi
– Ẩn dụ: Biển lúa
– So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam.
Câu 10
– HS đưa ra những việc cần làm để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Việt Nam mãi giàu đẹp.
VIẾT Việt nam quê hương ta ; trắc nghiệm việt nam quê hương ta ; đọc hiểu trắc nghiệm việt nam quê hương ta
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề, tác giả, tác phẩm
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.
* Phân tích, bàn luận
– Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước:
+ Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức.
+ Sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
+ Sống đẹp, sống có ích,…
– Ý nghĩa của trách nhiệm:
+ Mỗi cá nhân sống có trách nhiệm thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.
+ Sự cống hiến sẽ giúp con người không ích kỉ, nhỏ nhen, luôn hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
+ Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.
- Phản đề
– Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
– Khái quát lại vấn đề nghị luận, rút ra bài học cho bản thân.
– Là một học sinh, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.