Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: : hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết truyện ngắn Hồn quê – Trần Mỹ Hiền. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Đọc đoạn trích: hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
“…Tôi chợt dừng chân lại, lắng tai. Dường như trong thanh âm của gió còn có tiếng gì nữa, ngọt ngào lắm, và bùi ngùi lắm. Giữa thinh lặng của đêm khuya, tôi háo hức đón nhận âm điệu của làng quê để tuổi thơ mình sống dậy. Ngày xưa đã xa rồi nhưng dư âm vẫn còn sống mãi. Ông tôi ra đi nhưng tiếng đàn bầu ở cái đất Khải An này vẫn còn vang ngân mãi; vẫn ngọt ngào chảy trong huyết quản của tôi; vẫn kiêu hãnh vang vọng cả cánh đồng thẳng cánh cò dang…Tôi định hướng rồi bước nhanh trên một nhánh đê nhỏ, cỏ chỉ mọc dày. Hết đoạn đường đê, chắn giữa một lối mòn rộng rãi hơn là bụi tre lùm xùm nhánh lá. Tôi lách qua bụi tre mà đi, thêm một quãng nữa tôi tần ngần đứng lại. Trước mặt tôi là một chiếc chòi, phía trước chòi là dáng một người đang ngồi gần như không động, chỉ có đôi tay di chuyển, và cái đầu thỉnh thoảng lắc khẽ theo những tiếng ngân. Tôi bần thần lắng nghe từng tiếng trầm tiếng bổng; lắng nghe cái khắc khoải thiết tha mà người chơi đàn gửi trọn…
Khi tiếng ngân cuối cùng lắng dần, tôi rón rén bước vào. Trời lạnh âm âm nhưng trước mặt tôi là một ông cụ với chỏm râu dài thả trước tấm ngực trần vạm vỡ. Ánh trăng soi vào chổ ông lờ mờ một bình trà, một đèn trứng vịt không thắp đặt trên chiếc bàn nhỏ. Ông cụ bưng ly trà nhấp khẽ. Tôi đằng hắng. Ông dừng uống, ngước nhìn… Tôi cúi đầu:
- Cháu chào ông!
Không trả lời, ông tợp thêm một ngụm trà nữa rồi đặt ly xuống, đứng dậy đi vô chòi. Lát sau ông trở ra với chiếc ghế con. Ông đặt chiếc ghế cạnh chân tôi bảo:
- Chú em ngồi chơi.
Tôi ngồi xuống, ông rót trà ra ly rồi đưa tôi:
- Uống chút trà cho ấm, chú.
Hương trà bốc lên theo hơi nóng làm tôi khoan khoái. Giọng ông cụ gần như tâm sự:
- Mấy đêm trăng thường khó ngủ, cứ hễ có trăng là tôi thức suốt, lại bị bả cằn nhằn.
Tôi hỏi rụt rè:
- Vậy… Ông với bà ở đây…
- Không – ông lắc đầu – Tui ở có mình ên, bả ở trong xóm.
Ông giải thích thêm khi thấy tôi tỏ ra không hiểu:
- Trót mang cái bệnh tài tử, hễ tới khuya là tui thấy bồn chồn, muốn đờn cho giải cái tâm sự vậy mà. Ngặt nỗi hàng xóm họ cằn nhằn bảo tui đờn nghe não ruột – Ông nhấp thêm ngụm trà rồi chép miệng – Thôi thì cất cái chòi ở đây trước là dễ bề thăm ruộng, sau là thỏa nỗi tơ tằm.
Tôi cúi mân mê cây đàn. Chỉ có một dây mà tạo ra bao nhiêu là cung bậc tình cảm. Tôi nhớ bà ngoại hay kể, ngày xưa mỗi lần ông ngoại rung sợi dây đàn lên rồi bà đang làm gì cũng ngưng để nghe tiếng đàn ở đầu xóm trên vọng xuống mà héo gan héo ruột rồi bà đăm chiêu ngâm nga:
“Đờn bầu ai gảy nấy nghe
Làm thân con gái chớ nghe đờn bầu”
Ông cưới được bà cũng nhờ ngón đờn tuyệt chiêu.
- Nhà chú ở trong xóm hay sao?
- Dạ… Con ở Sài Gòn lâu rồi, nay mới về thăm xóm.
- Nhớ quê hương xứ sở hử?
Rồi ông cười, giọng cười nghe thật là buồn.
- Lớp trẻ bây giờ còn mấy đứa nhớ quê. Nó ra thị thành rồi thì mê mết.
Nó cần gì cái xứ quê nghèo khổ này.
Tôi muốn phân bua nhưng chỉ nghe nghèn nghẹn. Chợt ông cụ nhìn tôi rồi gật gù, giọng nhẹ lại:
- Ấy là tui nói mấy đứa cháu của tui. Còn chú, tui hiểu cái lòng của chú, kể ít cũng từ giác chú đứng bên bụi tre mà nghe tui đờn.
Tôi giật mình. Rõ ràng lúc đó say mê lắm mà…
- Tui già chứ tinh lắm đa chú!
Ông cười, tiếng cười nhỏ, vui. Ông cụ này thú vị đây. Tôi nghĩ thầm và thấy lòng ấm áp, tôi nhìn ông như gặp lại ông ngoại mình vậy.
[…]
Ông đặt tay lên vai tôi, thân mật. Tiếng gà gáy trong xóm vang ra. Cảm giác buồn ngủ tụ về, không dừng được, tôi đưa tay che miệng ngáp. Ông cụ nhìn tôi cười:
- Thức khuya không quen chớ gì. Thôi, tui đờn cho chú em nghe chơi một bản rồi hẵng về nghỉ.
Ông sửa cây đàn ngay ngắn, quờ tay tìm que khảy. Ông dạo qua một khúc rồi dừng đột ngột:
- Lâu quá không có hát, đề bữa nay vừa đờn vừa hát một bản nghe thử.
Rồi cúi xuống, khảy que lên dây đờn, tay kia nắn cần vút thật nhẹ nhàng, thật khéo léo. Ông đằng hắng rồi cất giọng theo thanh âm thâm trầm của tiếng đàn:
“Từ là từ phu tướng, lãnh kiếm sắc phong lên đàng. Vào ra luống trong tin nhạn, năm canh mơ màng…”
(Trích truyện ngắn Hồn Quê, Trần Mỹ Hiền, năm 1997. NXB Văn Nghệ An Giang, in lần thứ nhất mùa đông 2007.)
Trần Mỹ Hiền hiện là cây bút trẻ trong làng nhà báo – nhà văn An Giang với một loạt các bài ký, bút ký và truyện ngắn. Mỗi truyện là một lát cắt thú vị về cuộc sống, tình yêu, những trăn trở, day dứt của con người trước cuộc sống bộn bề lo toan, nhưng không vì thế mà họ để mình bị cuốn trôi, bị đánh mất. Hồn quê là truyện ngắn tiêu biểu của chị. Nội dung truyện giản dị nhưng có điểm nhấn cùng lối dẫn truyện nhẹ nhàng là một điểm cộng giúp các truyện ngắn của chị gây ấn tượng trong lòng độc giả.
Lựa chọn đáp án đúng: hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?
- Chính luận.
- Báo chí.
- Nghệ thuật.
- Khoa học.
Câu 2. Loại đờn nào xuất hiện trong đoạn trích?
- Đờn Tranh
- Đờn Bầu
- Đờn Cò
- Đờn Gáo
Câu 3. Theo tác giả, ông ngoại của nhân vật tôi trong đoạn trích cưới được vợ là nhờ?
- Sự giàu sang
- Bảnh trai
- Mai mối
- Ngón đờn tuyệt chiêu
Câu 4. Tiếng đờn trong đoạn trích mang âm điệu gì?
- Cao
- Thấp.
- Vui tươi
- Trầm, bổng
Câu 5.Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
- Ngôi thứ nhất
- Ngôi thứ hai
- Ngôi thứ ba
- Ngôi thứ tư
Câu 6. Lời bài hát ““Từ là từ phu tướng, lãnh kiếm sắc phong lên đàng. Vào ra luống trong tin nhạn, năm canh mơ màng…”gợi cho anh/ chị nhớ đến loại hình nghệ thuật nào ở Nam bộ được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2013?
- Đờn ca tài tử
- Cải Lương
- Hò Nam Bộ
- Hát Bội
Câu 7. Qua đoạn trích, anh/ chị hiểu về nhan đề Hồn Quê?
- Tâm hồn của quê hương
- Vẻ đẹp của quê hương
- Vẻ đẹp mộc mạc chân chất vốn có của quê hương; nơi lưu truyền gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp; nơi ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ để mỗi người luôn có hồi ức đẹp…
- Nét đẹp truyền thống còn gìn giữ nơi quê hương
Trả lời câu hỏi: hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Câu 8. Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 9. Xác định biện pháp tu từ và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó trong đoạn trích sau:
“Trước mặt tôi là một chiếc chòi, phía trước chòi là dáng một người đang ngồi gần như không động, chỉ có đôi tay di chuyển, và cái đầu thỉnh thoảng lắc khẽ theo những tiếng ngân. Tôi bần thần lắng nghe từng tiếng trầm tiếng bổng; lắng nghe cái khắc khoải thiết tha mà người chơi đàn gửi trọn…”
Câu 10. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm : “Lớp trẻ bây giờ còn mấy đứa nhớ quê. Nó ra thị thành rồi thì mê mết” không ? Vì sao?
VIẾT (4.0 điểm) hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên trích truyện ngắn Hồn Quê của tác giả Trần Mỹ Hiền?
Trả lời câu hỏi
ĐỌC HIỂU hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Câu 1. C Nghệ thuật.
Câu 2. B Đờn Bầu
Câu 3. D Ngón đờn tuyệt chiêu
Câu 4. D Trầm, bổng
Câu 5. A Ngôi thứ nhất
Câu 6. A Đờn ca tài tử
Câu 7. C Vẻ đẹp mộc mạc chân chất vốn có của quê hương; nơi lưu truyền gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp; nơi ghi dấu những kỉ niệm tuổi thơ để mỗi người luôn có hồi ức đẹp…
Câu 8. hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Nội dung:
- Cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và ông lão đánh đờn nơi vùng quê yên tĩnh, bình dị
- Trân quý nét đẹp truyền thống của vùng quê
- Nhắn nhủ hãy nhớ về quê hương,
Câu 9.
-Biện pháp tu từ: (0,5 đ)
Liệt kê: tiếng ngân, tiếng trầm, tiếng bổng
Điệp từ: tiếng, lắng nghe
Từ láy: thỉnh thoảng, bần thần, khắc khoải, thiết tha
– Hiệu quả: (0,5 đ)
Gợi hình gợi ảnh, tạo sự sinh động hấp dẫn cho câu văn, mang giá trị biểu cảm
Âm điệu của tiếng đàn và tâm trạng của nhân vật tôi khi nghe tiếng đàn
– Hiệu quả: Học sinh xác định được 1 ý của hiệu quả: 0,25 điểm
Câu 10.
-Học sinh đồng tình hoặc không đồng tình (0,25đ)
-Học sinh lý giải phù hợp (0,5đ)
Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên trích truyện ngắn Hồn Quê của tác giả Trần Mỹ Hiền
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên trích truyện ngắn Hồn Quê của tác giả Trần Mỹ Hiền
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, phân tích theo đặc trưng thể loại. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Mở bài hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Thân bài hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu hồn quê trần mỹ hiền ; trắc nghiệm hồn quê trần mỹ hiền ; đọc hiểu truyện ngắn hồn quê trần mỹ hiền ; hồn quê trần mỹ hiền đọc hiểu
-Tác giả, thời gian sáng tác (0, 25 đ)
– Giá trị nội dung : (1,25 đ)
+Câu chuyện đơn giản chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật tôi và ông lão đánh đàn vào một đêm thanh vắng.
+Qua cuộc trò chuyện của họ toát lên được nét đẹp bình dị của vùng quê: yên tĩnh, trăng thanh, tiếng đàn trẩm bổng, con người chân chất mà tài hoa…, hồi ức đẹp về kỉ niệm tuổi thơ.
+Nhân vật tôi là người giàu tình cảm, chân thành, tâm hồn lãng mạn, đẹp trong tình yêu quê hương
+Ông lão là người lao động chân chất mà tài tử, tài hoa
-Giá trị nghệ thuật( 0,75 đ)
+ Tạo tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ tình cờ mà nên truyện
+ Cách kể, lối dẫn truyện nhẹ nhàng
+Điểm nhìn ở ngôi thứ nhất tạo sự chân thật cho câu truyện
+Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đạt hiệu quả cao
- Kết bài:
Trân trọng kí ức tuổi thơ/ trân trọng tình cảm gia đình/ trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
– Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.