Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy) (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Đọc văn bản sau: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
NGỒI BUỒN NHỚ MẸ TA XƯA
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…
(Nguyễn Duy)
Lựa chọn đáp án đúng: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
- Tự sự
- Biểu cảm
- Miêu tả
- Nghị luận
Câu 2. Từ láy có trong câu thơ:“rối ren tay bí tay bầu/váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”
- rối ren
- bốn mùa
- tay bí
- tay bầu
Câu 3. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?
- Sự vất vả của mẹ
- Cảm phục mẹ vì mẹ rất đảm đang, tháovát
- Lòng biết ơn và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.
- Lo lắng cho mẹ vì mẹ trải qua nhiều gian khổ, vất vả
Câu 4. Biện pháp tu từ trong câu thơ: “câu ca mẹ hát gió đưa về trời” là:
- ẩn dụ
- so sánh
- nhân hóa
- hoán dụ
Câu 5. Điệp từ “nhuộm” trong câu “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa” có tác dụng?
- quanh năm mẹ vất vả, cực nhọc, thiếu thốn
- nhấn mạnh sự thiếu thốn của mẹ
- Làm nổi bật sự hi sinh của mẹ đối với con của mình
- nhấn mạnh váy của mẹ bị dính bẩn
Câu 6. Cách hiểu nào đúng về câu thơ “rối ren tay bí tay bầu”?
- A.Những tay bí, tay bầu rối ren leo quanh vườn, quanh nhà của mẹ.
- B.Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng vất vả với biết bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí.
- C.Người mẹ tay cầm bầu, tay cầm bí.
- D.Người mẹ bận bịu chăm con như tay bầu, tay bí chằng chịt quanh vườn.
Câu 7. Bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” giống ca dao ở điểm nào?
- Thể thơ lục bát
- Có tính nhạc
- Thơ ca dân gian
- Thể hiện kinh nghiệm của nhân dân
Trả lời các câu hỏi: ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Câu 8. ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Câu 9. ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?
Câu 10. ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?
VIẾT (4.0 điểm) ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại hay một quan niệm sai lệch, phiến diện.
—–HẾT—–
Gợi ý trả lời
ĐỌC HIỂU ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Câu 1. B Biểu cảm
Câu 2. A rối ren
Câu 3. C Lòng biết ơn và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.
Câu 4. C nhân hóa
Câu 5. C Làm nổi bật sự hi sinh của mẹ đối với con của mình
Câu 6. B Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng vất vả với biết bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí.
Câu 7. C Thơ ca dân gian
Câu 8.
Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết là: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.
Câu 9.
Văn bản thể hiện: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ
Câu 10.
Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ là:
+ Câu thơ cũng chính là lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con.
+ Câu thơ còn là cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
VIẾT ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ; trắc nghiệm ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại hay một quan niệm sai lệch, phiến diện.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
*Mở bài:
– Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ
– Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.
*Thân bài:
– Thực trạng (0,25 điểm)
– Nguyên nhân (0,5 điểm)
– Hậu quả ( Nêu ít nhất 2 hậu quả) (1,0 điểm)
– Giải pháp (0,5 điểm)
– Bài học (0,25 điểm)
*Kết bài :
-Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.
-Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.