Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết 2 đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Về Long Xuyên thăm nhà tôi hỏi thăm thì nghe tin chú Cung đã mất.
Tôi nhẩm tính: vậy là chú Cung đã già lắm rồi. Đây là lần đầu tiên tôi tính đến tuổi chú Cung. Từ lâu trong trí tôi – và chắc rằng cả mọi người trong làng – chú Cung như người không có tuổi. Tôi nhớ hồi tôi còn rất nhỏ, chú Cung đã là người già rồi, lưng chú hơi cong cong, người ốm ròm, mặt đen xạm, dáng đi tất bật, lầm lũi, cứ như sắp đổ về phía trước. Chú già như thế rồi không già nữa, mọi người gọi chú là “thằng Cung”. Chú là người hơi ngớ ngẩn, người ta nói vậy, riêng tôi chỉ thấy chú có tật lầm lì ít nói, đúng ra không thấy chú mở miệng bao giờ. Quanh năm chú bận một bộ đồ bà ba đen bạc phếch được mạng vá cẩn thận, tóc để dài bới lại thành búi nhỏ phía sau ót. Hằng ngày chú đi rảo khắp làng nhưng không ai biết chú ở đâu, có lẽ chú không có nhà cửa gì cả, tiện đâu ngủ đó thôi. Còn công việc làm của chú thì như thế này: chú nhớ hết các ngày giỗ trong làng, hoặc ngày đám cưới đám gả, ngày đoạn tang”, trước đó một ngày chú đến nhà có đám xách nước đổ đầy hết các lu hũ để ngày hôm sau được “đãi” một bữa ăn được dọn riêng ở một góc sau bếp, đồ dư thừa còn lại của cuộc tiệc. Thuở đó tôi chưa tính được giữa công gánh nước của chú với bữa ăn đó giá trị hơn kém nhau như thế nào. Nhưng tôi thấy rõ, thật kì lạ nhưng cũng hợp với lẽ thông thường, tuy mọi người đối xử tệ với chú nhưng ai cũng thương chú. Bởi chú quá hiền lành, bảo gì làm nấy chớ chẳng cãi lại ai bao giờ. (Chú có nói gì đâu mà cãi). Hơn nữa việc làm của chú tuy hèn mọn nhưng cần thiết, thử hỏi ai làm thay công việc này?
[…] Thường đáp lại những trò đùa của chúng tôi, chú Cung chỉ cười. Chúng tôi có quá quắt lắm chú chỉ nghiêm nét mặt nhìn chúng tôi với ánh mắt buồn buồn, không hề la rầy quát mắng chúng tôi hoặc mét bảo với người lớn.
Tin chú Cung mất khiến tôi bàng hoàng, cảm thấy như mất mát một cái gì. Tôi dành ít phút ra ngồi ngoài bờ sông nhớ lại chú. Thật ra là tôi nhớ lại thời thơ ấu của tôi. Năm đó tôi mười hai hay mười ba gì đó […] Chúng tôi ăn thật mau rồi đi ra sau bếp. Chú Cung đang ngồi xổm ở đó chờ cuộc tiệc xong, người ta dọn cho chú ăn. Chúng tôi cũng ngồi đợi, cảm thấy buồn ngủ. Cuộc tiệc trên nhà trên kéo dài mãi, nhưng rồi cuối cùng cũng xong, mọi người ra về hết, và một mâm cơm được đưa đến cho chú Cung. Chú Cung nhổm người lên đón lấy mâm cơm, thằng Hữu Sún nhanh như chớp thòi ra chiếc ghế con có trét mủ mít dưới đít chú. Chú ngồi xuống ăn thật mau, rồi đứng dậy. Tức thì chiếc ghế cũng “đứng dậy” theo, dính toòng teng dưới đít chú. Mọi người cười rộ lên. Chú Cung lúng túng và khi chú gỡ được miếng ghế ra, một miếng vải quần của chú cũng dính theo luôn. Mọi người càng cười lớn hơn nữa. Má tôi đi xuống nhìn thấy cảnh đó cũng cười nhưng rồi sau đó chợt hiểu ra liền đi lùng hai chúng tôi. Thằng Hữu Sún nhanh chân trốn mất, còn tôi thì bị hai roi đau điếng.
Tôi buồn bỏ đi xuống bờ sông… Tôi đi dọc theo bờ sông tới một bụi tầm vông chợt thấy có bóng người trong đó. Chính là chú Cung, chú đang ngồi giữa bụi tầm vông, vừa vá chiếc quần vừa khóc. Tôi chưa thấy người đàn ông khóc bao giờ nên lấy làm lạ đứng nhìn một lúc rồi mới bỏ đi. Tôi tìm gặp thằng Hữu Sún và bày nhiều trò chơi nhưng không còn thấy hứng thú gì. Hình ảnh chú Cung ngồi khóc trong bụi tầm vông choáng chật hết tâm trí tôi…
12 – 1990
(Trích Thằng Cung – Lê Văn Thảo – Truyện ngắn An Giang 1975 – 2000)
Lựa chọn đáp án đúng. Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
- Văn bản dân gian.
- Văn bản truyện.
- Văn bản thông tin.
- Văn bản nghị luận.
Câu 2. Nhân vật chú Cung trong đoạn trích được khắc họa qua những phương diện nào?
- Ngoại hình, tính cách, công việc, lai lịch.
- Ngoại hình, tính cách, công việc, phẩm chất.
- Ngoại hình, tính cách, phẩm chất, việc làm.
- Ngoại hình, tính cách, phẩm chất, lời nói.
Câu 3. Đoạn văn: “Bởi chú quá hiền lành, bảo gì làm nấy chớ chẳng cãi lại ai bao giờ. (Chú có nói gì đâu mà cãi). Hơn nữa việc làm của chú tuy hèn mọn nhưng cần thiết, thử hỏi ai làm thay công việc này?” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- So sánh
- Liệt kê
- Nói quá
- Chêm xen
Câu 4. Việc làm của nhân vật chú Cung là gì?
- Hằng ngày chú đi rảo khắp làng nhưng không ai biết chú ở đâu.
- Đi đến các nhà trong làng, chờ cuộc tiệc xong, người ta dọn cho chú ăn.
- Đổi công gánh nước lấy bữa cơm thừa của gia đình trong làng.
- Chú không có việc làm vì quá nghèo khổ và ngớ ngẩn.
Câu 5. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật nào?
- Nhân vật “tôi”
- Nhân vật chú Cung
- Người kể toàn tri
- Nhân vật “thằng Hữu Sún”
Câu 6. Đề tài của truyện “Thằng Cung” là
- Những người có thân phận nhỏ bé, đáng thương nhưng đầy nghị lực.
- Những trò chơi tinh nghịch của trẻ con ngày xưa.
- Lòng yêu thương dành cho những người nghèo khổ.
- Những người hiền lành sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để sống.
Câu 7. Vì sao nhân vật tôi tìm gặp thằng Hữu Sún và bày nhiều trò chơi nhưng không còn thấy hứng thú gì?
- Nhận ra bản chất tốt đẹp của chú Cung qua hình ảnh chú ngồi vừa vá quần vừa khóc.
- Cảm thấy day dứt vì nhận ra trò tinh nghịch của mình và bạn đã làm tổn thương chú Cung.
- Nhận ra trò tinh nghịch của mình và bạn đã làm chú Cung buồn vì bị rách quần.
- Vì cảm thấy trò chơi của thằng Hữu Sún không còn thú vị nữa, không còn để tâm vào trò chơi nữa.
Trả lời câu hỏi Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Câu 8. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của chú Cung. (0,5 điểm)
Câu 9. Theo em, chú Cung là một người có tính cách như thế nào? (1,0 điểm)
Câu 10. Nêu ý nghĩa chi tiết chú Cung ngồi giữa bụi tầm vông, vừa vá chiếc quần vừa khóc ở cuối truyện (trả lời bằng một đoạn văn khoảng 5 dòng). (1,0 điểm)
VIẾT (4.0 điểm) Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Học sinh chọn một trong hai đề sau để làm bài: Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Đề 1. Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.
Đề 2. Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích truyện Thằng Cung của nhà văn Lê Văn Thảo trong phần đọc hiểu phía trên.
— HẾT—
Gợi ý trả lời
ĐỌC HIỂU Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Câu 1. B Văn bản truyện
Câu 2. C . Ngoại hình, tính cách, phẩm chất, việc làm.
Câu 3. D Chêm xen
Câu 4. C Đổi công gánh nước lấy bữa cơm thừa của gia đình trong làng.
Câu 5. A Nhân vật “tôi”
Câu 6. A Những người có thân phận nhỏ bé, đáng thương nhưng đầy nghị lực.
Câu 7. B Cảm thấy day dứt vì nhận ra trò tinh nghịch của mình và bạn đã làm tổn thương chú Cung.
Câu 8. Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Những chi tiết miêu tả ngoại hình của chú Cung:
– Lưng cong cong, người ốm ròm, mặt đen xạm, tóc để dài bới lại thành búi nhỏ sau ót, dáng đi tất bật, lầm lũi,…
– Quanh năm chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen bạc phếch mạng vá cẩn thận.
Câu 9. Thằng cung lê văn thảo ; đọc hiểu thằng cung lê văn thảo ; trắc nghiệm thằng cung lê văn thảo
Tính cách của chú Cung:
– Một con người hiền lành, bên ngoài vẻ “ngớ ngẩn”, “ít nói” là một người rất ý thức về thân phận mình.
– Sống lương thiện, không làm mếch lòng, không làm phiền và không gây ác cảm với mọi người xung quanh.
Câu 10.
Ý nghĩa chi tiết chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc:
– Việc làm của Hữu Sún tuy chỉ là một trò đùa của trẻ thơ nhưng như thế là không nên.
– Hình ảnh chú Cung vừa vá chiếc quần vừa khóc làm chúng ta xót xa, thấy thương cho nhân vật. Đó là những giọt nước mắt hiếm hoi buồn tủi cho thân phận của chú. Dù rất giận, rất đau xót nhưng chú vẫn không có những hành động phản kháng, vẫn cam chịu, đè nén. Chú chỉ tức tưởi với chính mình.
VIẾT
Đề 1. Viết một bài văn (khoảng 500 chữ) thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài:
– Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.
– Nêu lí do hay mục đích viết bài luận.
Thân bài:
– Trình bày tác hại của thói quen/quan niệm cần từ bỏ.
– Trình bày ích lợi của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.
– Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen/quan niệm.
– Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ và bằng chứng.
Kết bài:
– Khẳng định lại ích lợi của việc từ bỏ thói quen/quan niệm.
– Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt giàu hình ảnh, sáng tạo.
VIẾT
Đề 2. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích truyện Thằng Cung của nhà văn Lê Văn Thảo trong phần đọc hiểu phía trên.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của đoạn trích truyện Thằng Cung của nhà văn Lê Văn Thảo.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm tên tác phẩm, thể loại, tác giả.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
Thân bài:
– Chủ đề: Những người có số phận hẩm hiu, dưới đáy của xã hội nhưng hiền lành, nghị lực và ý thức về thận phận của mình.
– Tình huống truyện: sự việc nhân vật tôi và thằng Hữu Sún trét mủ mít vào cái ghế mà chú Cung ngồi để trêu đùa chú. Tuy chỉ là một trò đùa của trẻ con nhưng qua đó ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của chú Cung đằng sau tính cách hiền lành tưởng như “ngớ ngẩn”.
– Điểm nhìn: chủ yếu là điểm nhìn của nhân vật tôi lúc trưởng thành và khi còn nhỏ, thể hiện cách nhìn nhận và đánh giá về chú Cung.
– Nhân vật: được thể hiện qua ngoại hình, tính cách, hành động, việc làm… Thân phận chú Cung thấp kém, đến nỗi cả làng, trẻ con cũng gọi là “thằng”. Chú là một con người hiền lành, bên ngoài vẻ “ngớ ngẩn”, “ít nói” là một người rất ý thức về thân phận mình, sống lương thiện, không làm mếch lòng, không làm phiền và không gây ác cảm với mọi người xung quanh.
– Thông điệp: Yêu thương và tôn trọng những người có thân phận nhỏ bé, đáng thương nhưng đầy nghị lực.
Kết bài:
– Khẳng định lại khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề tác phẩm.
– Tác động của tác phẩm đối với bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt giàu hình ảnh, sáng tạo.