Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24  (Nguyễn Trãi) (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận văn học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề 1: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung liễn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
                                                                     (Thuật hứng bài 24 – Nguyễn Trãi)

Chú thích:

 Trì thanh: đầm, ao xanh trong

 Bui: duy chỉ

 Liễn: và, với (có bản chép là lẫn) 

 Chăng: chẳng

Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Chọn đáp án đúng: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Câu 1( 0.5 điểm). 
Xác định thể thơ của văn bản.

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn xen lục ngôn
  3. Ngũ ngôn tứ tuyệt
  4. Tự do

Câu 2( 0.5 điểm). Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào?

A. Hai câu đề
B. Hai câu thực, hai câu luận
C. Hai câu kết
D. Hai câu luận và hai câu kết.

Câu 3( 0.5 điểm). Xác định cách gieo vần trong văn bản.

  1. Vần chân
  2. Vần lưng
  3. Kết hợp gieo vần lưng và gieo vần chân
  4. Không gieo vần.

Câu 4( 0.5 điểm). Xác định nhịp của hai câu thực trong văn bản.

  1. Nhịp 3/3
  2. Nhịp 4/2
  3. Nhịp 5/1
  4. Nhịp 2/2/2

Câu 5( 0.5 điểm). Suy nghĩ “Về nhàn rồi thì việc tốt xấu đến cũng không sợ người đời khen hay chê nữa” được thể hiện trong câu thơ nào?

A. Công danh đã được hợp về nhàn,
B. Lành dữ âu chi thế ngợi khen.
C. Bui có một lòng trung liễn hiếu,
D. Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Câu 6( 0.5 điểm). Nội dung được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận.

A. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng giàu có, đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
B. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
C. Nói về những công việc lao động nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng ngoài kia.
D. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại đối lập với cảnh giàu sang, phú quý ngày còn làm quan.

Câu 7( 0.5 điểm). Nội dung biểu đạt của hai câu kết là:

A. Thể hiện lòng trung thành của Nguyễn Trãi đối với vua;
B. Thể hiện lòng hiếu thảo của Nguyễn Trãi với cha mẹ;
C. Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.
D. Thể hiện tấm lòng phục tùng vua cha không điều kiện bất kể đúng sai của Nguyễn Trãi.

Trả lời câu hỏi: Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24


Câu 8 (1.0 điểm)
. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

 “Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Trì thanh phát cỏ ương sen”

Câu 9 ( 1.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn khoảng  6- 8 dòng nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong văn bản trên.

Câu 10 ( 0.5 điểm). Em rút ra được bài học gì từ cách sống của Nguyễn Trãi thể hiện qua văn bản trên?

VIẾT (4.0 điểm) Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học tự sự mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.

———– HẾT ———-

Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Gợi ý trả lời Đề 1

ĐỌC HIỂU Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Câu 1. B Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. B Hai câu thực, hai câu luận

Câu 3. A Vần chân

Câu 4. D Nhịp 2/2/2

Câu 5. B Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

Câu 6.Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

Câu 7. C Thể hiện lòng trung với nước, hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể thay đổi.

Câu 8.

– Chỉ ra phép đối : Ao cạn > < Trì thanh

                                 Vớt bèo> < Phát cỏ

                               Cấy muống > <  Ương sen

– Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ hài hòa, nhịp nhàng, cân đối. Tăng sức gợi hình, gợi cảm, sinh động

+ Nhấn mạnh cuộc sống lao động bình dị khi về nhàn của tác giả

Câu 9. 

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:

+ Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động bình dị

+ Thể hiện tấm lòng trung với nước hiếu với dân không một tác động khách quan nào có thể làm thay đổi

Câu 10. 

Bài học rút ra:

+ Yêu thiên nhiên ,cố gắng làm nhiều việc tốt, rèn luyện đời sống tâm hồn phong phú

+ Yêu nước, nhân ái, làm việc có ích cho xã hội

Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24
Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

VIẾT Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của  tác phẩm tự sự  anh/chị đã học hoặc đã đọc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

  1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

– Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

  1. Thân bài

– Xác định chủ đề và đánh giá chủ đề của tác phẩm tự sự

– Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và đánh giá các đặc sắc nghệ thuật đó trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

– Thể hiện được những suy nghĩ và cảm nhận của người viết về tác phẩm.

  1. Kết bài

– Khẳng định một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm

– Tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo:

-Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẽ.

– Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc

– Sử dụng các từ ngữ, câu văn để  liên kết các luận điểm, bằng chứng, lý lẽ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

———————————————————————————————————————————

Đề 2:Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) 

Đọc bài thơ:

Thuật hứng 24

Nguyễn Trãi

Công danh đã được hợp (1) về nhàn,

Lành dữ âu chi (2) thế nghị (3) khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc (5),

Thuyền chở yên hà (6) nặng vạy (7) then.

Bui (8) có một lòng trung lẫn (9) hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen (10).

 (Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh niên, 2003, tr.87)

  • Hợp: tiếng cổ có nghĩa là đáng, nên
  • Âu chi: lo chi
  • Nghị: dị nghị, ở đây hiểu là chê
  • Đìa thanh: đìa là vũng nước ngoài đồng. Thanh là trong
  • Đầy qua nóc: Đầy quá nóc nhà, nóc kho
  • Yên hà: khói, ráng
  • Vạy: oằn, cong. Nặng vạy then: chở nặng làm thang thuyền oằn xuống
  • Bui: tiếng cổ, nghĩa là chỉ có
  • Lẫn (hoặc lễn, miễn): tiếng cổ nghĩa là với hoặc và

(10)Mài chăng khuyết…: mài cũng không mòn, nhuộm cũng không đen. Ý nói lòng trung hiếu bền vững.

* Đôi nét về Nguyễn Trãi ( 1380  1442), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Ông được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

* Đôi nét về tác phẩm

“Quốc âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm 254 bài – nó như ánh hào quang của ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên kỷ của dân tộc. “Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bài riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo kính cảnh giới.v.v… Đây là bài thơ số 24 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài.

Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Lục bát
  2. Thất ngôn
  3. Thất ngôn xen lục ngôn
  4. Thất ngôn bát cú

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 và 4:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh (4) phát cỏ ương sen?

  1. Phép điệp
  2. Phép đối
  3. Phép so sánh
  4. Phép nhân hóa

Câu 3.Căn cứ vào vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào?

  1. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn
  2. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược
  3. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê
  4. Giai đoạn lui về ở ẩn

Câu 4.Trong hai câu luận “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc – Thuyền chở yên hà nặng vạy then”, tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì ?

  1. Nhân hóa và so sánh
  2. So sánh và ẩn dụ
  3. Đối và phóng đại
  4. Nhân hóa và đối

Câu 5.Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây?

  1. Hai câu đề
  2. Hai câu thực
  3. Hai câu luận
  4. Hai câu kết

Câu 6.Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì?

  1. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
  2. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn.
  3. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi.
  4. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng.

Câu 7.Hai câu thơ kết cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn gì ở nhà thơ Nguyễn Trãi?

  1. Tấm lòng khao khát lập công ghi danh muôn thuở
  2. Tấm lòng yêu nước thương dân, trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
  3. Tâm hồn thanh cao, lối sống thanh nhàn, hòa hợp với tự nhiên
  4. Tâm hồn yêu thiên nhiên, muốn sống cuộc đời ẩn dật, thanh cao chốn làng quê

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8.Nêu nội dung chính của bài bài thơ trên?

Câu 9.Qua bài thơ, bạn rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 10.Anh (chị) có đồng tình với quan niệm sống Nguyễn Trãi nói đến trong câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn” không? Vì sao?VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Thuật hứng 24.

Thuật hứng 24 ; trắc nghiệm thuật hứng 24 ; đọc hiểu thuật hứng 24

Gợi ý trả lời Đề 2

ĐỌC HIỂU

Câu 1. C Thất ngôn xen lục ngôn

Câu 2. B Phép đối

Câu 3. D Giai đoạn lui về ở ẩn

Câu 4. C Đối và phóng đại

Câu 5. C Hai câu luận

Câu 6. A Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn.

Câu 7. B Tấm lòng yêu nước thương dân, trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian

Câu 8.

Nội dung chính: cuộc sống yên bình, hòa mình vào thiên nhiên quê hương của Nguyễn Trãi, cuộc sống đạm bạc mà thanh cao, tấm lòng hướng đến dân, đến nước.

Câu 9.

– Nêu ra bài học cho bản thân.

Câu 10.

– Nêu quan niệm của bản thân

– Lí giải được những lí do nêu quan điểm như vậy (HS lí giải phải thuyết phục).

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Thuật hứng 24.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Trãi, bài thơ Thuật hứng 24 sáng tác lúc nhà thơ từ quan về quê ở ẩn.

– Đặc điểm về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về chủ đề: Nhà thơ vứt bỏ công danh, về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật; sống  một cuộc đời ung dung, tự tại, thanh bạch; biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ.

 + Về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn; giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung, tự tại; cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy phép đối được vận dụng thần tình…

– Nêu được bài học: Bài thơ thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai; vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi – một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *