Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ; (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
ĐỌC (6.0 điểm) tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
TIẾNG HÁT MÙA GẶT
Thơ Nguyễn Duy
(1) Lúa chín
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(2) Gặt lúa
Tay nhè nhẹ chút người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng
Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây
(3) Tuốt lúa
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Rơm vò từng búi rối tinh
Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi
(4) Phơi khô
Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho
(5) Quạt sạch
Cám ơn cơn gió vô tư
Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi
Hạt nào lép cứ bay thôi
Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!
Đông Vệ – vụ chiêm 1971
(Nguồn: Nguyễn Duy, Tập thơ “Cát trắng”, Nxb Quân đội nhân dân, 1973)
Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là:
- Lục bát
- Thơ 7 chữ
- Tự do
- Thơ 5 chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
- Miêu tả
- Tự sự
- Nghị luận
- Biểu cảm
Câu 3. Trong câu “Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”, từ “vàng” chỉ cái gì?
- Cây lúa
- Hạt lúa
- Hạt gạo
- Hạt giống
Câu 4. Khổ thơ thứ hai (“Tay nhè nhẹ……là đây”) muốn nói với ta điều gì?
- Hãy biết quý trọng từng hạt thóc vì người nông dân đã phải nhặt từng hạt thóc rơi trên đồng.
- Hãy biết quý trọng từng hạt thóc vì người nông dân đã phải đi gặt lúa trong nắng hè chói chang.
- Hãy biết quý trọng từng hạt thóc vì người nông dân đã phải bỏ nhiều công sức để làm ra nó.
- Hãy biết quý trọng từng hạt thóc vì nó dễ rụng.
Câu 5. Từ “nắng” được nhắc 3 lần trong khổ thơ cuối (“Nắng non……Nắng già……. nắng còn thơm tho”) ý nói gì?
- Nhấn mạnh giá trị đẹp đẽ của nắng: Làm cho lúa chín, làm thóc khô giòn, làm nên hạt gạo trắng ngần.
- Nhấn mạnh giá trị đẹp đẽ của nắng: Làm cho lúa chín, làm thóc khô giòn, làm nên hạt gạo thơm ngon.
- Nhấn mạnh giá trị đẹp đẽ của nắng: Làm cho lúa lên nhanh, làm thóc chóng khô, làm nên hạt gạo trắng.
- Nhấn mạnh giá trị đẹp đẽ của nắng: Làm cho lúa chín, làm nên hạt gạo trắng, làm nên cơm thơm ngon.
Câu 6. Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong 2 câu thơ: “Gió nâng tiếng hát chói chang/ Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời” là:
- Nhân hóa
- So sánh
- Hoán dụ
- Điệp ngữ
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ 5 từ láy trong bài thơ?
- Chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, rối tinh
- Chói chang, long lanh, nhè nhẹ, rối tinh, thơm tho
- Chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho
- Long lanh, nhè nhẹ, rối tinh, thơm tho, mầm mục
Câu 8. Bài thơ nói đến những khâu làm việc nào của người nông dân trong vụ gặt? (0.5đ)
Câu 9. Xác định và nêu hiệu quả của 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ (1)? (1.0đ)
Câu 10. Tìm những từ ngữ nêu lên lòng yêu quý từng hạt lúa của tác giả ở đoạn (2). Theo em, tác giả đã khuyên ta điều gì?(1.0đ)
Viết (4.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận phân tích chủ đề và nghệ thuật của bài thơ Tiếng hát mùa gặt của nhà thơ Nguyễn Duy.
Gợi ý trả lời
ĐỌC HIỂU tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
Câu 1. A . Lục bát
Câu 2. D Biểu cảm
Câu 3. B Hạt lúa
Câu 4. C Hãy biết quý trọng từng hạt thóc vì người nông dân đã phải bỏ nhiều công sức để làm ra nó.
Câu 5. B Nhấn mạnh giá trị đẹp đẽ của nắng: Làm cho lúa chín, làm thóc khô giòn, làm nên hạt gạo thơm ngon.
Câu 6. A Nhân hóa
Câu 7. C Chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho
Câu 8. tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
Bài thơ nói đến những khâu làm việc nào của người nông dân trong vụ gặt là: Lúa chín, gặt lúa, tuốt lúa, phơi khô, quạt sạch
Câu 9. tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
* HS các định được một biện pháp: Nhân hóa: Cánh cò dẫn gió, Gió nần tiếng hát, lưỡi hái liếm….
* Tác dụng:
– Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh, sắc thái biểu cảm, diễn đạt sinh động, hấp dẫn,…
– Nhấn mạnh vẻ đẹp bức tranh đồng quê đầm ấm, thanh bình nhưng cũng rất vui tươi, phấn khởi vào mùa lúa chín, mùa gặt.
Câu 10. tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
– Những từ ngữ nêu lên lòng yêu quý từng hạt lúa của tác giả: Nhè nhẹ, xót lòng, công một nén, của một đồng…
– Lời khuyên:
+ Phải biết trân trọng hạt lúa/hạt gạo
+ Biết ơn người nông dân đã nhọc nhằn, vất vả để có được hạt gạo thơm ngon.
+ Cố gắng học tập và tích lũy kiến thức để góp phần giúp người nông dân tăng gia sản xuất ->phát triển đất nước…
VIẾT tiếng hát mùa gặt ; đọc hiểu tiếng hát mùa gặt ; trắc nghiệm tiếng hát mùa gặt ;
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm văn học
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: chủ đề và nghệ thuật của bài thơ Tiếng hát mùa gặt của nhà thơ Nguyễn Duy.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
* Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Tiếng hát mùa gặt, giới thiệu sơ lược chủ đề, nghệ thuật của bài thơ.
* Phân tích chủ đề: Bức tranh làng quê mùa gặt vui tươi, nhộn nhịp qua các công đoạn, quy trình của vụ gặt, qua đó là tình cảm yêu quý, trân trọng hạt lúa của người nông dân.
– Bức tranh làng quê mùa gặt vui tươi, nhộn nhịp qua các công đoạn, quy trình của vụ gặt:
+ Cảnh thôn quê mùa lúa chín rộn ràng, vui tươi, thanh bình.
+ Cảnh gặt lúa vui tươi, cẩn thận và tình yêu mến của người nông dân
+ Cảnh tuốt lúa rộng ràng, đầy phấn khởi
+ Cảnh phơi lúa vất vả dưới nắng to để có hạt gạo thơm ngon
+ Cảnh quạt lúa đầy thú vị và vui tươi để thu hoạch được hạt lúa chắc ngon lành.
– Tình cảm yêu quý, trân trọng hạt lúa của người nông dân: Trân trọng, yêu quý: nhè nhẹ, xót lòng, lúa ơi,…
* Nghệ thuật: Nhân hóa, ẩn dụ, thể thơ lục bát, sử dụng thành ngữ, từ láy,…
* Bài học:
– Cần biết trân trọng hạt lúa, hạt gạo
– Cần biết ơn người nông dân,…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.