Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Bức thư viết trên cửa sổ máy bay (Trần Đăng Khoa); trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận về bài thơ Bức thư viết trên cửa sổ máy bay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
Đọc (6.0 điểm). bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
BỨC THƯ VIẾT BÊN CỬA SỔ MÁY BAY
Trần Đăng Khoa
(Viết ngày 15-7-1979, Kính gửi mẹ ở làng quê)
[…]Mẹ ơi
Con nhìn ra vòm xanh
Bỗng thấy những ngôi sao trôi lang thang như hạt gạo giữa trời
Hạt nào cũng sáng và đẹp
Nhưng chỉ có hạt gạo mẹ sàng trên nền đất
Mới hiểu được mẹ
Mới nuôi con thành một chàng trai
Bay lên bầu trời…
Từ cửa sổ máy bay
Nhìn về mặt đất
Bỗng nhiên con sửng sốt
Lại gặp một vòm xanh thăm thẳm của bầu trời
Mây trắng đi lững thững dưới kia
Như những cái nấm lơ lửng
Nhưng con biết đằng sau màu mây ấy
Là một thiên đường có thật
Ở đó có ngôi nhà gianh vách trát đất
Là lâu đài của mẹ con mình
Trước cửa, dậu cúc tần xanh
Sau lưng mảnh ao làng
Trăng lên có tiếng cá quẫy
Ở đó có nàng tiên
Biết hát ca và cấy lúa
Biết đến với con khi con đau khổ
Và sau mỗi chặng đường gian lao
Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi
Tràn đầy niềm tin và nghị lực
Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời.
(Nguồn: Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1: Thể thơ của đoạn thơ trên là
- Tự do
- Lục bát
- Sáu chữ
- Bảy chữ
Câu 2: Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là
- Mẹ
- Con
- Nàng tiên
- Chủ thể ẩn
Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là
- Tình yêu cuộc sống
- Tình yêu quê hương
- Tình yêu lao động
- Vẻ đẹp tình mẫu tử
Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên là
- Yêu thương
- Lo lắng
- Ngậm ngùi
- Xót xa
Câu 5: Hai dòng thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì?
Mây trắng đi lững thững dưới kia
Như những cái nấm lơ lửng
- Điệp cấu trúc
- Liệt kê
- Chêm xen
- So sánh
Câu 6: Những từ ngữ thiên đường, lâu đài, nàng tiên,… đã thể hiện suy nghĩ, cảm nhận gì của tác giả về mẹ và căn nhà nhỏ của mình?
- Đó là một thế giới tuyệt vời, có tất cả những điều tốt đẹp nhất mà tác giả muốn
- Đó là nơi tác giả hay nằm mơ và thấy được những điều tốt đẹp
- Đó là thế giới trong mộng tưởng của tác giả, tác giả ước căn nhà của mình biến thành lâu đài và mẹ biến thành nàng tiên
- Đó là những mơ ước rất hồn nhiên và đẹp đẽ của tác giả.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng nhất về hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ trên
- Dù chịu nhiều vất vả cơ cực nhưng không hề than vãn mà còn nuôi con khôn lớn
- Dù chịu nhiều vất vả cơ cực nhưng luôn dành trọn tình thương yêu cho con
- Dù chịu nhiều vất vả cơ cực nhưng luôn lạc quan
- Cực khổ, vất vả nhưng luôn lạc quan, yêu thương và nuôi con khôn lớn
Câu 8: (0.5 điểm) Trong hai hình ảnh “hạt gạo giữa trời” và “hạt gạo mẹ sàng trên nền đất”, hình ảnh nào diễn tả sự cực khổ vất vả của người mẹ?
Câu 9: (1.0 điểm) Cảm nhận của bạn về hình ảnh người mẹ trong những dòng thơ sau
Ở đó có nàng tiên
Biết hát ca và cấy lúa
Biết đến với con khi con đau khổ
Câu 10: (1.0 điểm) Bạn hiểu như thế nào về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn thơ sau
Và sau mỗi chặng đường gian lao
Con lại trở về
Sưởi ấm trong tình thương đôi mắt mẹ
Giá lạnh tan đi
Tràn đầy niềm tin và nghị lực
Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời…
Viết (4.0 điểm) bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
Viết bài văn nghị luận để phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ trích từ bài thơ Bức thư viết bên cửa sổ máy bay của tác giả Trần Đăng Khoa được nêu ở phần Đọc.
Gợi ý trả lời
Phần đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
Câu 1. A (Số tiếng mỗi câu dài ngắn khác nhau)
Câu 2. B (Bài thơ thể hiện cảm xúc của “con”)
Câu 3. D (Bài thơ thể hiện lòng biết ơn, sự yêu thương của con đối với mẹ)
Câu 4. A (Thể hiện trong bài thơ: Con đang ở nơi xa nhưng luôn nhớ và dành nhiều sự yêu thương cho mẹ)
Câu 5. D (có từ như)
Câu 6. A (Các phương án B, C, D có các từ như ước mơ, mộng tưởng, nằm mơ,… không phù hợp)
Câu 7. D (dựa vào các từ ngữ hình ảnh miêu tả người mẹ: nuôi con thành một chàng trai; có ngôi nhà gianh vách trát đất; Biết hát ca và cấy lúa; Biết đến với con khi con đau khổ,…)
Câu 8. bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
hạt gạo mẹ sàng trên nền đất
Câu 9. bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
Trong mắt tác giả, hình ảnh người mẹ đẹp đẽ như một nàng tiên của đời thường.
- Mẹ phải làm việc cực khổ vất vả (cấy lúa) nhưng luôn lạc quan và yêu đời (ca hát)
- Mẹ luôn yêu thương con, là chỗ dựa, là nguồn động viên cho con mỗi khi con gặp khó khăn. (đến với con khi con đau khổ)
Câu 10. bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
- Cảm thấy hạnh phúc, ấm áp khi nhận được tình yêu thương của mẹ. Điều đó giúp chủ thể trữ tình có thể vượt qua bao khó khăn, áp lực trong cuộc sống.
- Cảm thấy phấn chấn, tự tin, mạnh mẽ để tiếp tục sống, làm việc,…
Phần viết bức thư viết trên cửa sổ máy bay ; trắc nghiệm bức thư viết bên cửa sổ máy bay ; đọc hiểu bức thư viết trên cửa sổ máy bay
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ Bức thư viết bên cửa sổ máy bay của tác giả Trần Đăng Khoa
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ Bức thư viết bên cửa sổ máy bay (tên tác phẩm, tên tác giả,…)
* Phân tích đánh giá chủ đề
– Chủ đề: Tình mẫu tử
– Chủ đề thể hiện qua các nội dung:
+ Hình ảnh người mẹ: cuộc sống nghèo khó, vất vả nhưng luôn lạc quan, yêu thương con hết mực, bảo vệ chở che và là điểm tựa cho đời con.
+ Cảm xúc của chủ thể trữ tình: Biết ơn, yêu thương mẹ. Cảm thấy hạnh phúc, ấm áp, tràn đầy niềm tin mỗi khi được ở bên mẹ, nghĩ về gia đình và mẹ.
+ Đánh giá: Chủ đề được thể hiện chân thực, xúc động và đặc sắc. Hình ảnh người mẹ được hiện lên gián tiếp qua dòng hồi tưởng của người con khi đang ở trên một chuyến bay. Với người con, dưới mặt đất có một thiên đàng có thật: đó là ngôi nhà nhỏ, mảnh vườn nhỏ và người mẹ hiền. Người con có những liên tưởng độc đáo thú vị: mẹ là cô tiên, ngôi nhà là lâu đài, thế giới có mẹ là thiên đường,…
* Những nét đặc sắc về nghệ thuật
– Thể thơ tự do giúp cảm xúc nhân vật được thể hiện tự nhiên, chân thực, không bị gò bó bởi niêm luật,…
– Chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp qua từ “con”. Giúp cảm xúc được thể hiện chân thực, xúc động, dễ chạm đến trái tim người đọc.
– Biệp pháp tu từ được sử dụng thành công:
+ Liệt kê: nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị của ngôi nhà nhỏ; nhấn mạnh hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khó, lạc quan, yêu thương,…
+ Đối lập: hạt gạo trên bầu trời >< hạt gạo dưới mặt đất; ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng có ý nghĩa như một lâu đài, thiên đường,…
– Từ láy đa dạng diễn tả thành công nội dung bài thơ.
– Góc nhìn của chủ thể trữ tình độc đáo: nhớ đến mẹ và gia đình khi ở trên máy bay. Đang ở trên cao, trên mấy tầng mây nhưng lại khẳng định thiên đường và nàng tiên là đang ở mặt đất,…
* Khái quát lại chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm. Nêu tác động của tác phẩm đến bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.