Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết mùa hạ  – xuân quỳnh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc văn bản sau: 

(1) Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi

2) Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.

(3) Đó là mùa của những ước mơ
Những dục vọng muôn đời không xiết kể
Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu

(4) Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa

(5) Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

                                                                        (Mùa hạ Xuân Quỳnh*, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Văn học, 2016, tr. 34)

* Ghi chú:

Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, là một nữ nhà thơ người Việt Nam.

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Bà nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa.

mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. Giọng điệu của khổ thơ cuối trong bài thơ là:

  1. trầm lắng, suy tư.
  2. mạnh mẽ, hào hùng.
  3. giục giã, sôi nổi.
  4. bi ai, tha thiết.

Câu 2. Xác định thể thơ của văn bản?

  1. Bảy chữ.
  2. Thất ngôn bát cú.
  3. Tám chữ.
  4. Tự do.

Câu 3. Dòng nào sau đây thể hiện sự biến chuyển của cây trái trong mùa hạ?

  1. Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút.
  2. Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể.
  3. Đất thành cây, mật trào lên vị quả.
  4. Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả.

Câu 4. Trong khổ 4 của bài thơ đã nhắc đến những âm thanh nào?

  1. Tiếng cuốc và gió bão.
  2. Tiếng dế và tiếng cuốc.
  3. Tiếng cuốc và tiếng chim.
  4. Tiếng mưa và tiếng dế.

Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

  1. Biểu cảm.
  2. Thuyết minh.
  3. Tự sự.
  4. Miêu tả.

Câu 6. Hình ảnh nào không xuất hiện trong bức tranh mùa hạ?

  1. Tầng mây, ngõ trúc.
  2. Nắng tràn, trời xanh.
  3. Biển xanh, cánh buồm.
  4. Gió mưa, cánh diều giấy.

Câu 7. Câu thơ: “Bước chân người bỗng mở những đường đi” có ý nghĩa gì?

  1. Con người đã tạo ra những con đường để đi.
  2. Khẳng định vai trò và sức mạnh của con người trong cuộc sống.
  3. Bước chân của con người có sức mạnh lớn lao.
  4. Sức mạnh của con người làm nên những điều mới mẻ, mở ra những con đường mới.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? (1,0 điểm )

Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

Câu 9. Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mùa hạ được thể hiện trong bài thơ? (1,0 điểm)

Câu 10. Theo anh/chị, qua bài thơ trên, nhà thơ muốn nhắn gửi điều gì đến người đọc? (0,5 điểm)

VIẾT ( 4,0 điểm) 

Viết một bài luận ( khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và  nghệ thuật của bài thơ Mùa hạ.

mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh

Gợi ý trả lời

ĐỌC HIỂU 

Câu 1.  A  trầm lắng, suy tư.

Câu 2.  D Tự do

Câu 3.  C. Đất thành cây, mật trào lên vị quả.

Câu 4.  B Tiếng dế và tiếng cuốc.

Câu 5.  A Biểu cảm.

Câu 6.  A Tầng mây, ngõ trúc.

Câu 7.  D Sức mạnh của con người làm nên những điều mới mẻ, mở ra những con đường mới.

Câu 8. 

Nội dung các dòng thơ sau là:

– Sự ngỡ ngàng, âu lo của Xuân Quỳnh trước dòng chảy của tháng năm và tuổi trẻ của chính mình.

– Dù năm tháng đã đi qua nhưng những khát khao, những mơ ước của tuổi trẻ vẫn còn mãi như mặt đất màu xanh là vẫn biển,
quả ngọt vẫn màu hoa.

Câu 9.  

– Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mùa hạ:

+ Ngợi ca vẻ đẹp của vạn vật, đất trời mùa hạ.

+ Bộc lộ cảm xúc nhung nhớ, lưu luyến của tác giả về một thời khao khát, đầy hoài bão của thanh xuân, của tuổi trẻ.

Câu 10.  

– Nhà thơ muốn nhắn gửi đến người đọc:

+ Nhận thấy những giá trị của những ước mơ, hoài bão trong cuộc đời con người, nhất là tuổi trẻ. Vì vậy hãy trân quí tuổi trẻ và cuộc sống.

+ Tuổi trẻ là tuổi nhiệt huyết, là tuổi xây dựng tương lai. Vì vậy cần sống hết mình với ước mơ, khát vọng để xây đắp cuộc đời, khiến cho tuổi thanh xuân của bản thân thật đẹp, thật hữu ích.

mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh
mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh

VIẾT mùa hạ ; mùa hạ xuân quỳnh ; trắc nghiêm mùa hạ ; trắc nghiệm mùa hạ xuân quỳnh

a. Đảm bảo cấu trúc bài phân tích

Mở bài nếu được  vấn đề. Thân bài triển khai được  vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Nội dung và nghệ thuật trong bài “ Mùa hạ”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lý lẽ và dẫn chứng để tạo thành tính chặt chẽ logic cho mọi luận điểm đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu về tác giả, xuất xứ, thể loại của bài thơ.

– Giá trị nội dung:

 – Bức tranh mùa hạ hiện lên thật đẹp, thơ mộng, sinh động và đầy sức sống. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của thi sĩ.

– Nỗi hoài niệm của tác giả Xuân Quỳnh về một thời khao khát, đầy hoài bão của thanh xuân, của tuổi trẻ. Mùa hạ thôi thúc những khát khao của con người về những chân trời mới. Đồng thời bộc lộ cảm xúc lưu luyến của tác giả về quá khứ.

– Giá trị nghệ thuật:

– Tác giả đã khéo léo lựa chọn thể thơ tự do vừa vui tươi giúp tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình.

– Sử dụng từ ngữ đơn giản nhưng mang đậm màu sắc của mùa hè như : tiếng chim reo, trời xanh ngắt, mật ngọt hoa quả,…

Sử dụng các biện pháp tu từ để tăng giá trị biểu cảm cao.

* Khẳng định lại một cách khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ. Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

d. Chính tả ngữ pháp

Đảm bảo đúng chính tả và ngữ pháp

e. Sáng tạo : thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới lạ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *