Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tiếng nói Việt Nam (Giang Nam); tiếng nói việt nam giang nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam giang nam ; tiếng nói viết nam giang nam đọc hiểu ; Tiếng nói Việt Nam đọc hiểu ; (10 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 7 câu hỏi trắc nghiệm, 3 câu hỏi tự luận và đáp án phần viết nghị luận về bài thơ Tiếng nói Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: Tiếng nói Việt Nam ; tiếng nói việt nam giang nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam giang nam ; tiếng nói viết nam giang nam đọc hiểu ; Tiếng nói Việt Nam đọc hiểu ;
ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Tiếng nói Việt Nam ; tiếng nói việt nam giang nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam ; trắc nghiệm tiếng nói việt nam giang nam ; tiếng nói viết nam giang nam đọc hiểu ; Tiếng nói Việt Nam đọc hiểu ;
Đọc văn bản sau:
Tiếng nói Việt Nam
Gửi đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam
Lời Tổ quốc êm êm như tiếng má
Bên vành nôi ru giấc ngủ con thơ
Tôi nghe giọng miền Nam thương mến lạ
Tha thiết như quen thuộc tự bao giờ!
“Đây tiếng nói Việt Nam! Đây Hà Nội”
Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai!
Rút lại cách ngăn, đẩy lùi bóng tối
Thắp niềm tin cháy sáng giữa tim người
Như vú mẹ không cạn nguồn sữa quý
Như dòng sông vô tận chẳng ngừng trôi
Gói trọn tâm tình trên đôi cánh nhẹ
Làn sóng đi mang nắng khắp phương trời!
Từng đoạn, từng lời, từng câu, từng chữ
Từng tiếng đọc sai, từng lỗi nhỏ thông thường
Sao vẫn ấm, ngọt ngào như hơi thở
Đẹp như lòng chung thuỷ của người thương!
[…]
(Thơ Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, NXB Văn học, 1962)
***Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông sinh trong một gia đình Nho học. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945. Sau năm 1954 ông hoạt động ở miền Nam. Ngoài thơ, Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.
Bài thơ Tiếng nói Việt Nam là lời tâm sự của người dân Nam Bộ. Ngày ấy, ở miền Nam, nghe radio thu chương trình phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam thường phải nghe lén, mọi thông tin liên lạc với miền Bắc đều bị kiểm soát rất gắt gao. Mặc dù vậy, nhu cầu nghe Đài Tiếng nói Việt Nam của nhân dân miền Nam vẫn rất lớn. Bởi Tiếng nói Việt Nam chính là tiếng nói của Đảng, của Bác, của miền Bắc thương mến dịu dàng.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể nào?
- Năm chữ.
- Bảy chữ.
- Sáu chữ.
- Tự do.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn là:
- Nghị luận.
- Biểu cảm.
- Miêu tả.
- Tự sự.
Câu 3. Theo tác giả, Lời Tổ quốc… . Trong dấu “…” là gì?
- Tha thiết
- Êm êm
- Thầm thĩ
- Ngọt ngào
Câu 4. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ:
Như vú mẹ không cạn nguồn sữa quý
Như dòng sông vô tận chẳng ngừng trôi
- So sánh.
- Điệp từ.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
Câu 5. Chọn đáp án đúng và đủ nhất về tác dụng của biện pháp liệt kê trong khổ thơ thứ tư?
- Làm cho đoạn thơ thêm sinh động, tăng nhịp điệu
- Nhấn mạnh tình cảm yêu mến, gắn bó với tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ
- Nhấn mạnh sự gần gũi, thân thuộc của tiếng Việt đối với người dân Việt Nam
- Tất cả đều đúng
Câu 6. Anh/chị hiểu như thế nào về nghĩa từ “thầm thĩ” trong câu “Xa muôn trùng vẫn thầm thĩ bên tai!”
- Nhỏ nhẹ, mềm mỏng, yếu đuối
- Lén lút, không công khai
- Nghẹn ngào, uất ức, đau xót
- Thủ thỉ, tâm tình, trìu mến
Câu 7. Chọn nội dung chưa đúng về đoạn trích?
- Tiếng Việt có vai trò nối liên lạc giữa nhân dân hai miền Nam – Bắc
- Vượt qua mọi rào cản, ngăn cấm, tiếng Việt mang tư tưởng của Đảng đến với nhân dân cả nước
- Ca ngợi giọng phát âm truyền cảm của những cán bộ phát thanh viên
- Dù ở đâu thì tiếng nói của dân tộc vẫn rất thân thương và thiêng liêng
Câu 8.
Anh/chị hiểu như thế nào về vai trò của tiếng Việt trong câu thơ sau? (1.0 điểm )
Rút lại cách ngăn, đẩy lùi bóng tối
Thắp niềm tin cháy sáng giữa tim người
Câu 9.
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ: (1.0 điểm)
Từng đoạn, từng lời, từng câu, từng chữ
Từng tiếng đọc sai, từng lỗi nhỏ thông thường
Sao vẫn ấm, ngọt ngào như hơi thở
Đẹp như lòng chung thuỷ của người thương!
Câu 10.
Nêu trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt. (0.5 điểm )
VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ Tiếng nói Việt Nam – Giang Nam.
Gợi ý trả lời
ĐỌC HIỂU
Câu 1. D Tự do.
Câu 2. B Biểu cảm
Câu 3. B Êm êm
Câu 4. A So sánh
Câu 5. D Tất cả đều đúng
Câu 6. C Nghẹn ngào, uất ức, đau xót
Câu 7. D Dù ở đâu thì tiếng nói của dân tộc vẫn rất thân thương và thiêng liêng
Câu 8.
– Đài phát thanh tiếng nói VN nối liền thông tin giữa hai miền Nam – Bắc.
– Từ đó, cổ động nhân dân cả nước có niềm tin đẩy lùi giặc, thống nhất đất nước trong một ngày gần nhất.
Câu 9.
– Phép điệp từ “từng”
-Tác dụng:
+ Làm câu thơ trở nên sinh động, tăng giá trị biểu đạt, gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh sự yêu mến, trân quý, tự hào với tiếng nói Việt Nam dù đôi khi tiếng nói ấy có những lỗi nhỏ thông thường khó tránh khỏi.
Câu 10.
HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo ý
- Phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Tránh các biểu hiện “lai căng”, “sính ngoại”
Phần viết
Đề: Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ Tiếng nói Việt Nam – Giang Nam.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
phân tích, đánh giá nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ Tiếng nói Việt Nam – Giang Nam.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh cần lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc. Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đúng yêu cầu của kiểu bài. Sử dụng được các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ. Có thể triển khai theo nhiều cách, đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
*Về nội dung:
– Tiếng nói Việt Nam chính là tiếng nói của Đảng, của Bác, của miền Bắc thương mến dịu dàng và càng trở nên thiêng liêng hơn với người dân miền Nam.
– Tiếng nói ấy là sự chia sẻ đau thương, là niềm cổ động, khích lệ tinh thần kháng chiến của nhân dân.
– Là sự yêu thương, quý mến, đầy tự hào và trân trọng của nhân dân cả nước đặc biệt là những người con Miền Nam.
*Về nghệ thuật:
– Thể thơ tự do
– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị lại vô cùng sâu sắc.
– Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê, phép điệp, hệ thống từ láy,…
* Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.