Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy (6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các 4 câu hỏi tự luận, 1 câu hỏi nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân). Mời các bạn cùng tham khảo bộ đề sau.
Đề 2: nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Đọc hiểu (3.0 điểm) nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Đọc văn bản sau nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Nhớ thiên nhiên
(Nguyễn Duy)
Ở đây
đường phố bàn cờ
tòa nhà cao tầng chia ngăn, chia ô
tủ thuốc bắc
Ở đây
tương tư dòng sông
tương tư cánh đồng
tương tư núi và tương tư bể
tương tư cả chú dế mèn nhỏ bé
ngọn cỏ may duyên nợ vu vơ
Đôi khi một mình ngồi thẫn thờ
nhớ thăm thẳm một cái gì vớ vẩn
như là mùi rơm ải chẳng hạn
Ở đây
những bức tường trắng toát vuông vắn
ngăn kéo tủ thuốc bắc vuông vắn
ấy là không gian nhà, vũ trụ nhà
may mà
thiên nhiên còn sót trong bụng ta
Đôi khi bâng khuâng cho mình hạnh phúc
nghe tiếng gà cục tác trong tóc
con hổ vằn hiện lên trên tường
và sau gáy đổ một dòng thác.
Chợ Lớn, 12 – 1981
(Theo Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr.268-269)
Thực hiện các yêu cầu: nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Câu 1.
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong
- Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2.
- Theo bài thơ, nhân vật trữ tình đã “tương tự” những gì?
- Theo văn bản, đôi khi nhân vật trữ tình “một mình ngồi thẫn thờ” và “nhớ thăm thẳm” cái gì?
Câu 3.
a. Trong đoạn thơ sau, “ở đây” là ở đâu?
“Ở đây
đường phố bàn cờ
tòa nhà cao tầng chia ngăn, chia ô
tủ thuốc bắc”
b. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong đoạn thơ:
“Ở đây
tương tư dòng sông
tương tư cánh đồng
tương tư núi và tương tư bể
tương tư cả chú dế mèn nhỏ bé
ngọn cỏ may duyên nợ vu vơ”
c. Những dòng thơ dưới đây khiến anh/chị hiểu gì về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình?
“Đôi khi một mình ngồi thẫn thờ
nhớ thăm thẳm một cái gì vớ vẩn
như là mùi rơm ải chẳng hạn”
Câu 4.
Cảm nhận của anh/chị về các hình ảnh “những bức tường trắng toát vuông vắn”, “ngăn kéo tủ thuốc bắc vuông vắn” trong đoạn thơ:
“Ở đây
những bức tường trắng toát vuông vắn
ngăn kéo tủ thuốc bắc vuông vắn
ấy là không gian nhà, vũ trụ nhà”
LÀM VĂN (7,0 điểm) nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ ở phần ĐỌC HIỂU, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của thiên nhiên đối với sự sống của con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân viết:
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mãi bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng một cái tiếng nói riêng của một con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.191)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp “trữ tình” của Sông Đà trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân về hình tượng dòng sông.
Gợi ý trả lời:
ĐỌC HIỂU nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Câu 1.
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: biểu cảm.
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật.
Câu 2.
- Theo bài thơ, nhân vật trữ tình đã “tương tư”: “dòng sông”, “cánh đồng”, “núi”, “bể”, “chú dế mèn nhỏ bé”, “ngọn cỏ may”.
- Theo văn bản, đôi khi nhân vật trữ tình “một mình ngồi thẫn thờ” và “nhớ thăm thẳm” “mùi rơm ải”.
Câu 3.
- Theo đoạn thơ, “ở đây” là ở nơi phố thị/ thành phố với những “đường phố bàn cờ”, “tòa nhà cao tầng”.
- Điệp từ “tương tư” trong đoạn thơ không chỉ tạo nhịp điệu cho lời thơ mà còn khắc sâu nỗi nhớ thiên nhiên (dòng sông, cánh đồng, núi, bể, chú dế mèn, ngọn cỏ may) đang dào dạt dâng lên trong nhân vật trữ tình.
-Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trực tiếp qua các từ ngữ “thẫn thờ”, “nhớ thăm thẳm”.
– Các từ ngữ gợi tả nỗi nhớ đến ngẩn ngơ “một cái gì” xa xôi, không hiện hữu (ví như “mùi rơm ải”). Nỗi nhớ không thường trực mà chỉ thảng hoặc (“đôi khi”) nhưng lại vô cùng sâu sắc (“thăm thẳm”).
– Người đọc có thể cảm nhận ở đây một tình cảm chân thành, mộc mạc, tự nhiên mà sâu nặng của nhân vật trữ tình với thiên nhiên.
Câu 4.
– Các hình ảnh “những bức tường trắng toát vuông vắn”, “ngăn kéo tủ thuốc bắc vuông vắn” trước hết gợi hình dung về sự ngay ngắn, gọn gàng (“vuông vắn”) trong quy hoạch của những ngôi nhà nơi phố thị/chốn thị thành.
– Song vẻ lạnh lùng, vô cảm (“những bức tường trắng toát”) và sự ngột ngạt (“ngăn kéo tủ thuốc bắc”) mới là ấn tượng sâu đậm mà lời thơ gieo vào lòng người đọc.
LÀM VĂN nhớ thiên nhiên ; nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên ; đọc hiểu nhớ thiên nhiên nguyễn duy ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên ; trắc nghiệm nhớ thiên nhiên nguyễn duy
Câu 1.
Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự cần thiết của thiên nhiên đối với sự sống của con người có thể được triển khai theo hướng:
– Thiên nhiên mang đến cho con người môi trường sống trong lành, cung cấp cho con người nguồn sống (không khí hít thở, nguồn thức ăn, nước uống,…) dồi dào, phong phú, tốt lành.
– Thiên nhiên bồi đắp cho con người nhiều tình cảm đẹp đẽ (tình yêu thiên nhiên, tình yêu muôn loài,…) và thức tỉnh trách nhiệm của con người đối với sự sống (trách nhiệm bảo vệ thiên niên loài về vài nhiên, bảo vệ môi trường sống,…).
Câu 2.
Bài văn cảm nhận về vẻ đẹp “trữ tình” của Sông Đà trong đoạn trích; từ đó, nhận xét cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân về hình tượng dòng sông có thể được triển khai theo hướng:
1. Mở bài
“Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
(Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc)
Những dòng thơ của Nguyễn Quang Bích ít nhiều mang đến chúng ta cảm nhận về tính cách “ngạo ngược” của Đà giang. Nét tính cách ấy sau được Nguyễn Tuân dậm tô trong những trang văn đầy lôi cuốn, trở thành cá tính mạnh mẽ của dòng sông hùng vĩ. Song, nếu đọc “Người lái đò Sông Đà” mà chỉ thấy Sông Đà “hung bạo” để rồi bỏ qua những “trang hoa”, “tờ hoa” đầy mê đắm về một quãng sông rất mực nên thơ, “trữ tình” thì thật là thiếu sót. Sông Đà qua cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân, có những khúc mê hoặc thế này:
“Con Sông Đà gợi cảm… Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến.”
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân, về “Người lái đò Sông Đà” và đoạn trích
a.1 Tác giả: Nguyễn Tuân
– Vị trí: Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu/xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
– Sơ lược về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Tuân.
+ Tài hoa, uyên bác.
+ Luôn khám phá con người và sự vật, sự việc từ góc độ văn hóa.
+ Đặc biệt yêu thích những vẻ đẹp mãnh liệt, phiền thường.
+ Ngôn ngữ linh hoạt, sắc cạnh.
+ Có sở trường ở thể loại tuỳ bút.
a.2 Tác phẩm: “Người lái đò Sông Đà”
– Vị trí: là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám.
– Thể loại: tuỳ bút.
– Xuất xứ: nằm trong tập “Sông Đà”.
– Hoàn cảnh sáng tác: là thành quả tuyệt vời của một chuyến “xê dịch” lên vùng đất Tây Bắc. Ở đó, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra chất vàng của thiên nhiên và “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu nơi này.
– Hình tượng nghệ thuật chính trong tác phẩm: Sông Đà và người lái đò.
a.3 Đoạn trích: gợi tả hình tượng Sông Đà “trữ tình” qua cảm nhận đặc biệt của Nguyễn Tuân:
+ Sông Đà – một cố nhân và vẻ đẹp của đôi bờ biển bãi Sông Đà.
b. Giải quyết vấn đề nghị luận
b.1 Cảm nhận của về vẻ đẹp “trữ tình” của Sông Đà trong đoạn trích
Trong “Người lái đò Sông Đà”, hình tượng Sông Đà được khắc họa như một sinh thể sống động với những nét tính cách phức tạp như con người, vừa “hung bạo” vừa “trữ tình”. Đoạn trích tập trung khắc họa nét tính cách “trữ tình” của dòng sông” qua hai phương diện: Sông Đà – một “cố nhân” và vẻ đẹp của khung cảnh ven sông.
* Sông Đà – “cố nhân”
– “Cố nhân”: người cũ, bạn cũ; ở đây, với Nguyễn Tuân, “cố nhân” ấy là tri âm, tri kỉ. Khi coi Sông Đà là “cố nhân”, nhân vật trữ tình – tác giả xa thì nhớ, xa lâu ngày nên muốn tìm về, gặp lại: “Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng”.
– Khi đã gặp lại Sông Đà, nhân vật trữ tình đã cảm nhận rõ vẻ đẹp của mặt nước Sông Đà và bờ bãi ven sông:
+ Vẻ đẹp của mặt nước Sông Đà: Từ trên dốc núi nhìn xuống, nhân vật trữ tình đã nhìn thấy mặt sông “loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, “cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi ‘Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.
- “Màu nắng tháng ba”: Tháng ba là tháng đầu tiên của mùa xuân, khép lại những ngày đông giá rét, âm u. Nắng tháng ba là thứ nắng non, trong trẻo, ấm áp. Nó không phải là thứ ánh nắng gắt, chói chang như mùa hè. Khi liên tưởng ánh sáng hắt chiếu từ mặt nước Sông Đà với “màu nắng tháng ba”, có lẽ nhà văn muốn người đọc hình dung về ánh vàng trong trẻo lấp loá từ mặt nước sông hắt lên.
- “Màu nắng tháng ba Đường thi ‘Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”: Dường như muốn người đọc hình dung rõ hơn về mảng sáng hắt chiếu từ mặt sông, nên Nguyễn Tuân đã đưa thêm vào câu văn của mình định ngữ “Đường thi” và câu thơ rút từ bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch: “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu” (Con thuyền đi đến Dương Châu giữa tháng ba đã mang mùa hoa khói). Hình ảnh dòng sông Trường Giang giữa tháng ba mùa hoa khói tự nghìn xưa được khơi dậy trong câu văn của nhà văn hiện đại thời nay đã mang đến vẻ đẹp nên thơ, trữ tình, cổ điển cho làn nước Sông Đà.
+ Vẻ đẹp của đôi bờ Sông Đà được thể hiện qua câu văn: “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”. Câu văn không hề miêu tả chi tiết vẻ đẹp của bờ bãi ven sông. Nhà văn chỉ gợi hình ảnh (bờ, bãi, chuồn chuồn chuồn, bươm bướm) và để người đọc mặc sức hình dung, tưởng tượng. Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh đôi bờ biển bãi thoáng rộng, rập rờn chuồn chuồn, bươm bướm bay trên. Cảnh thực đơn giản nhưng rất đỗi thơ mộng/nên thơ.
– Khi giáp mặt “cố nhân”
+ Nhân vật trữ tình rất vui, niềm vui như vỡ oà trong giây phút gặp lại người bạn thân thiết: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Đó là niềm vui bất ngờ và bất tuyệt. Đi liền với niềm vui là nỗi xúc động: “nó đằm đầm ấm ấm như gặp lại cố nhân”. Lời văn đã bộc lộ một tình cảm thiêng liêng mà Nguyễn Tuân dành cho Sông Đà. Lớn hơn, đó cũng chính tình yêu dành cho dòng sông của quê hương đất nước.
+ Bởi là “cố nhân”, là tri âm tri kỉ nên Nguyễn quá thấu hiểu tâm tính, tính cách của dòng sông: “người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Phép nhân hoá tiếp tục biến Sông Đà trở thành một sinh thể với cá tính đỏng đảnh, khó ưa, khó chiều. Song, bởi coi Sông Đà là tri âm, tri kỉ và cũng bởi đã quá thấu hiểu nhau nên Nguyễn không khó chịu, không ghét bỏ mà ngược lại rất đồng cảm với cá tính của người bạn đặc biệt.
* Cảm nhận về khung cảnh ven sông
– Tĩnh lặng, yên bình
+ Cách lặp đi lặp lại từ “lặng tờ” trong hai câu liên tiếp (“Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”). Hai câu văn nối tiếp không chỉ mở ra một không gian sông nước rộng lớn, mênh mông mà còn gợi lại trục thời gian nối dài từ quá khứ ngàn xưa đến hiện tại hôm nay. Và giăng phủ khắp không gian, thời gian ấy chính là vẻ tĩnh lặng đến tuyệt đối.
+Các chi tiết: “tịnh không một bóng người”, “tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến” tiếp tục tô đậm cho không gian yên tĩnh, thanh bình nơi này.
– Nên thơ/thơ mộng
Các chi tiết “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn” ông khách Sông Đà. Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, người đọc có thể hình dung đến hình ảnh của một con thuyền đang lặng trôi trên Sông Đà “trữ tình”, thuyền đang nhẹ lướt qua quãng sông mà đôi bờ biển bãi được bao phủ bởi sắc xanh non, ngọt ngào của bao nõn búp. Vẻ bình yên, tĩnh lặng tiếp tục được tô nhấn bởi hình ảnh đàn hươu thơ ngộ thong thả ngốn những búp cỏ non tơ.
– Nguyên sơ, hoang sơ, nguyên thủy
Hai câu văn so sánh (“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”) cùng các từ ngữ “hoang dại”, “tiền sử”, “hồn nhiên”, “cổ tích” đã mang đến cảm nhận về vẻ đẹp nguyên thuỷ, hoang sơ, tự nhiên của khung đôi bờ ven sông, một khung cảnh thuần mộc, chưa hề có sự tác động từ phía con người.
b.2 Nghệ thuật
b.3 Nhận xét cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân về dòng sông
– Cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân về Sông Đà:
+ Sông Đà vốn dĩ là một thực thể thuộc về tự nhiên, song qua lăng kính chủ quan của Nguyễn Tuân, dòng sông lại hiện lên như một con người, được nhân cách hoá, mang tâm tính như con người.
+ Ở đoạn này, Nguyễn Tuân không chỉ khám phá vẻ đẹp của Sông Đà qua chiều kích không gian mà còn khám phá vẻ đẹp của dòng sông từ chiều kích thời gian, soi chiếu dòng sông từ góc nhìn văn học, lịch sử,…
– Cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân thể hiện: hiểu biết, cảm nhận tinh tế, thú vị của nhà văn về Sông Đà; tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba.
b.4 Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Đoạn trích gợi tả thành công vẻ đẹp của Sông Đà “trữ tình”, đồng thời thể hiện cách nhìn độc đáo của Nguyễn Tuân về hình tượng dòng sông.
– Nguyễn Tuân là nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp”. Sông Đà với vẻ đẹp “trữ tình” là một minh chứng xác đáng cho tình yêu cái đẹp của nhà văn tài hoa.
3. Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề nghị luận.