Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng (Y Phương) (6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 4 câu hỏi tự luận , 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Đọc hiểu (3.0 điểm) tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Đọc văn bản sau tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Tên làng
(Y Phương)
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Ba mươi tuổi từ mặt trận về
Vội vàng cưới vợ
Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa
Rào miếng vườn trồng cây rau
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên
Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp
Bàn chân từng đạp bằng đá sắc
Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con.
Thực hiện các yêu cầu: tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Câu 1.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2.
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3.
a. Anh/Chị hiểu gì về tình cảm mà nhân vật trữ tình dành cho ngôi làng Hiếu Lễ của mình qua đoạn thơ:
Con là con trai của mẹ
Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
Mang trong người cơn sốt cao nguyên
Mang trên mình vết thương
Ơn cây cỏ quê nhà
Chữa cho con lành lặn
b. Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi
c. Những dòng thơ dưới đây giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống mới bắt đầu của người đàn ông “ba mốt tuổi tập tành nhà cửa”?
Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên
d. Nếu tác dụng của cách lặp đi lặp lại hai câu thơ “Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” qua các đoạn thơ trong bài.
e. Anh/Chị hiểu gì về tình cảm người đàn ông làng Hiếu Lễ dành cho ngôi làng của mình
qua những dòng thơ dưới đây?
Ơi cái làng của mẹ sinh con
Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
Có niềm vui lúa chín tràn trề
Có tình yêu tan thành tiếng thác
Vang lên trời
Vọng xuống đất
Cái tên làng Hiếu Lễ của con.
Câu 4.
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
LÀM VĂN (7,0 điểm) tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Câu 1. (2,0 điểm) tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Từ đoạn trích ở phần ĐỌC HIỂU, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương, nguồn cội đối với cuộc đời của mỗi con người.
Câu 2. (5,0 điểm) tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoảng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.198)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét lối hành văn của nhà văn.
Gợi ý trả lời:
ĐỌC HIỂU tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Câu 1.
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm.
Câu 3.
a.
Đoạn thơ đã bộc lộ lòng tự hào (“Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ”) và sự biết ơn (“Ơn cây cỏ quê nhà/Chữa cho con lành lặn”) của nhân vật trữ tình dành cho ngôi làng Hiếu Lễ.
b.
* Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: so sánh (hạnh phúc “như mặt trời mới nhô ra khỏi núi”).
– Tác dụng:
+ “Hạnh phúc” được ví với “mặt trời mới nhô ra khỏi núi”, một hình ảnh rất giản dị, thân thuộc với nhận thức, nếp nghĩ của con người miền núi, khơi gợi cảm nhận về một nguồn sống tràn đầy năng lượng, báo hiệu cho sự khởi đầu tốt lành của một ngày mới, một cuộc sống mới và hứa hẹn hạnh phúc rạng rỡ phía sau.
+ Phép so sánh còn cụ thể hóa trạng thái hạnh phúc của nhân vật trữ tình, trạng thái cảm xúc
tươi mới, tràn trề niềm tin, hi vọng khi nhân vật trữ tình bắt đầu cuộc sống gia đình riêng.
* Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ”: ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) “hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ”.
– Tác dụng:
+ Thể hiện cách cảm nhận độc đáo về “hạnh phúc” của nhân vật trữ tình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc vô hình nhưng lại được hữu hình hoá qua phép ẩn dụ. Các từ ngữ “xinh xinh”, “nho nhỏ” đã thể hoá vẻ đẹp bé xinh/xinh xắn của hạnh phúc trong cảm nhận của nhân vật си trữ tình, tưởng như nhân vật trữ tình có thể cầm nắm được hạnh phúc ấy trong tay.
+ Diễn tả trạng thái lâng lâng vui sướng trong nhân vật trữ tình khi bắt đầu cuộc sống mới
(có gia đình riêng).
c.
Những dòng thơ/Đoạn thơ đã thể hiện khá đậm nét cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình/người đàn ông “ba mốt tuổi tập tành nhà cửa”: có niềm vui, niềm hạnh phúc khi được ẵm bồng con thơ, được nghe những tiếng đầu tiên khi con tập nói; có nỗi buồn khi phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống hay khi vợ chồng va chạm, to tiếng với nhau; có cả sự trưởng thành trong suy nghĩ ở người đàn ông đã lập gia đình.
d.
Tác dụng của cách lặp đi lặp lại hai câu thơ “Con là con trai của mẹ/Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ” qua các đoạn thơ trong bài: tạo nên sự hài hoà, cân đối cho lời thơ; thể hiện ý thức sâu sắc của người đàn ông về cội nguồn và bộc lộ tình yêu, niềm tự hào của anh dành cho quê hương của mình.
e.
Đoạn thơ bộc lộ sâu sắc niềm tự hào của nhân vật trữ tình về những điều vô cùng nhỏ bé, giản dị từ ngôi làng Hiếu Lễ (“ngôi nhà xây bằng đá hộc”, “con đường trâu bò vàng đen kìn kịt”, “lúa chín tràn trề”, tiếng thác “vang lên trời/vọng xuống đất” – tiếng của tình yêu).
Câu 4.
Bài thơ thể hiện lòng yêu làng, lớn hơn là tình yêu quê hương, đất nước của một tâm hồn giàu tình cảm, cảm xúc.
LÀM VĂN tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Câu 1. tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của quê hương, nguồn cội đối với cuộc đời của mỗi con người có thể được triển khai theo hướng:
– Là cái nôi ru vỗ tuổi thơ của mỗi người, là cội nguồn ai đi xa cũng muốn tìm về.
– Là nơi đầu tiên, luôn sẵn sàng cho chúng ta nhiều nhất có thể những giá trị vật chất tốt đẹp (bầu trời này, đồng đất này, sông nước, cây cỏ này, hoa trái này, chim muông này… – tất cả đều thuộc về quê hương, đều sẵn có và sẵn sàng trao cho mỗi người con của quê hương).
– Là không gian kì diệu luôn bồi đắp trong ta những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ: tình yêu nguồn cội, tình yêu gia đình, tình yêu con người,… (ví dụ: cảm giác bình yên khi trở về,…).
– Quê hương là động lực để chúng ta sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống (ví dụ: rất nhiều người đã, đang làm giàu trên chính quê hương của mình; cũng có những người con xa xứ muốn đáp nghĩa với quê hương mà không ngừng nỗ lực vươn lên ở xứ người,…).
Câu 2. tên làng ; tên làng Y phương ; đọc hiểu tên làng
Bài văn cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích; từ đó, nhận xét lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa của nhà văn có thể được triển khai theo hướng:
1. Mở bài
“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…”. Đó là những ca từ đầu tiên vang lên trong ca khúc “Huế thương” của An Thuyên. Hẳn nhiên, “tình yêu dịu ngọt” ấy đâu chỉ là tình cảm của riêng nhạc sĩ, nó còn là tình cảm biết bao người dành cho vùng đất của những khúc Nam Ai, Nam Bình, của sông Hương, núi Ngự, của Vĩ Dạ nên thơ,… Và với thiên bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, ngay từ những dòng văn trước nhất, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã không ngại ngần phô diễn “tình yêu dịu ngọt ấy” bằng lối hành văn vô cùng độc đáo:
“Trong những dòng sông đẹp ở các nước… những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
a.1 Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Vị trí: một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, chuyên về bút kí.
– Đặc điểm sáng tác: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…; lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
a.2 Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
– Bút kí đặc sắc, thể hiện đậm nét đặc điểm sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
a.3 Đoạn trích: Đoạn trích gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn.
b. Giải quyết vấn đề nghị luận
b.1 Cảm nhận đoạn trích
– Đoạn trích thể hiện cách cảm nhận, phát hiện độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về sông Hương:
+ Chi tiết “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất” cho thấy sự am hiểu của nhà văn về sông Hương đồng thời thể hiện sự gắn bó giữa sông Hương và xứ Huế.
+Sông Hương là một trong những biểu tượng độc đáo của xứ Huế. Song, lâu nay các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ,… và cả người thường chúng ta thường chỉ nhắc đến sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế mà ít ai ngược lên tận thượng nguồn để tìm hiểu gốc tích của dòng sông. Với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực hiện điều này một cách cặn kẽ, tường tận để rồi người đọc được biết đến một sông Hương từ nơi khởi phát của nó.
– Đoạn trích khắc họa hình tượng sông Hương ở thượng nguồn bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa với nhiều liên tưởng thú vị, độc đáo:
+ Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ này, sông Hương tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu khi thì hùng tráng, dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, lúc lại “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn dài được chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy cái dư vang của trường ca. Thủ pháp điệp cấu trúc, với nhiều động từ mạnh đã tạo nên m hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.
+ Sông Hương còn được ví như “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, một liên tưởng thú vị, độc đáo. Những cô gái Di-gan thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát, nhảy múa có vẻ đẹp quyến rũ khiến người đọc hình dung về dòng sông với vẻ đẹp hoang dại, tình tứ, đắm say của dòng sông.
+ Sông Hương tiếp tục được nhân cách hóa như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Với cảm nhận này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đem đến người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về sông Hương: dòng sông góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở, dòng sông là khởi nguồn, là sự bắt đầu của một không gian văn hóa (xứ Huế).
+ Sau cùng, vẫn trong tư cách của một sinh thể trữ tình, sông Hương đã giấu đi một phần tính cách đặc biệt của mình ở khúc thượng nguồn bằng việc “đóng kín”, khoá chặt “phần tâm hồn sâu thẳm của nó” – nét tính cách mạnh mẽ, dữ dội – và “ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng” để chỉ mang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố nét tính cách “dịu dàng pha lẫn trầm tư” (“Huế thương” – An Thuyên).
b.2 Nghệ thuật
b.3 Nhận xét lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Đoạn trích được viết bằng lối hành văn hết sức tài hoa, mê đắm.
+ Tài hoa: Câu văn dài, uyển chuyển; ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh;…
+ Mê đắm: Câu văn ngắt nhịp linh hoạt; ngôn ngữ gợi cảm;… bộc lộc đậm nét tình yêu của nhà văn dành cho dòng sông.
– Lối hành văn góp phần tô đậm vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn; thể hiện cảm hứng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn.
b. 4 Nhận xét, đánh giá; bàn luận, mở rộng
– Đoạn trích khắc họa đậm nét vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn và cách phát hiện độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường về dòng sông.
– Trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên như một sinh thể trữ tình sống động. Cảm nhận đó chứng tỏ thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương.
3. Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về sông Hương.