Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh  (6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 4 câu hỏi tự luận , 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Đọc hiểu (3.0 điểm) thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Đọc văn bản sau thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Thiêu thân

(Nguyễn Thuý Quỳnh)

Trong đêm

Chùm đèn chói chang sắc màu quyền uy

Gọi đàn đàn lũ lũ thiêu thân

Hối hả những cuộc đua liên hồi kỳ trận

 

Những con thiêu thân khôn ngoan

Những con thiêu thân khờ dại

Va vào nhau từ mọi hướng

Xoay tít mù ở chốn rực rỡ này

 

Bất chấp bóng đêm rồi sẽ lụi tàn

Vầng sáng ma mị vẫn gọi mời, khiêu khích

Những cuộc đua tàn khốc diễn ra suốt đêm

Không màng ly tán

Mặc kệ tương tàn

 

Bất chấp

Cái giá phải trả của kẻ thua cuộc

Là chết tức tưởi giữa đường đua

Phần thưởng cho kẻ thắng cuộc

Sau tích tắc chói lóa trước bầy đàn

Cũng là cái chết

 

Chung cuộc

Những cái xác nhỏ nhoi hòa vào nhau

Đen thui dưới mặt trời

Vì bầy thiêu thân không tự thu dọn

được xác mình

Nên rốt cuộc, chúng làm bẩn mặt đất

yên bình

Nhiều ngày sau nữa.

(https://vannghedanang.org.vn/tho-nguyen-thuy-quynh-8737.html)

thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Thực hiện các yêu cầu: thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Câu 1.

  1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
  2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ.
  3. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2.

  1. Theo bài thơ, đàn đàn lũ lũ thiêu thân hối hả lao vào thứ gì?
  2. Trong bài thơ, những con thiêu thân đã bất chấp những gì để vẫn lao vào vầng sáng?

Câu 3.

Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những con thiêu thân khôn ngoan

Những con thiêu thân khờ dại

Va vào nhau từ mọi hướng

Xoay tít mù ở chốn rực rỡ này

Câu 4.

Những dòng thơ dưới đây khiến anh/chị suy nghĩ gì về cái chết của những con thiêu thân?

Vì bầy thiêu thân không tự thu dọn

được xác mình

Nên rốt cuộc, chúng làm bẩn mặt đất

yên bình

Nhiều ngày sau nữa.

LÀM VĂN (7,0 điểm) thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Câu 1. (2,0 điểm) thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Từ nội dung bài thơ ở phần ĐỌC HIỂU, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tầm quan trọng của việc xác định mục đích sống đối với mỗi con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, tác giả Tô Hoài viết:

“Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu.

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập, đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi …”

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.7-8)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.

thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Gợi ý trả lời:

ĐỌC HIỂU thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Câu 1.

  1. Bài thơ được viết theo thể thơ: tự do.
  2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: biểu cảm.
  3. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật.

Câu 2.

  1. Theo bài thơ, đàn đàn lũ lũ thiêu thân hối hả lao vào “chùm đèn chói chang sắc màu quyền uy”.
  2. Trong bài thơ, những con thiêu thân đã bất chấp “bóng đêm rồi sẽ lụi tàn”, cái chết “tức tưởi giữa đường đua” để vẫn lao vào vầng sáng.

Câu 3.

– Phép liệt kê: “những con thiêu thân khôn ngoan”, “những con thiêu thân khờ dại”.

– Hiệu quả:

+ Phép liệt kê như là cách “điểm mặt”, “kiểm diện” một cách đầy đủ loài thiêu thân trong cuộc đua “xoay tít mù ở chốn rực rỡ”. Dù “khôn ngoan” hay “khờ dại”, chúng đều giống nhau ở bản chất đua chen.

+ Góp phần bộc lộ cảm xúc thương cảm, tội nghiệp của tác giả trước loài thiêu thân.

Câu 4.

Những con thiêu thân sau khi chết đã “làm bẩn mặt đất” “nhiều ngày sau nữa”.

Đó là cái chết không chỉ vô nghĩa mà còn để lại nhiều phiền luy đến cuộc đời, làm ảnh hưởng

đến sự vẻ đẹp và bình yên của cuộc đời.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

LÀM VĂN thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Câu 1. thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của việc xác định mục đích sống đối với mỗi con người có thể được triển khai theo hướng:

– Mục đích sống là đích đến mà chúng ta hướng tới trong cuộc sống, là kim chỉ nam/là hoa – tiêu cho hành trình sống của mỗi người.

– Việc xác định mục đích sống mang tính chất định hướng cho chúng ta trong việc suy nghĩ, lựa chọn, quyết định, hành động để đến được vạch đích đã định; mục đích sống đúng đắn định hướng con người đến những giá trị sống, lối sống tốt đẹp, giúp con người sống đẹp hơn trong cuộc đời.

thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh
thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Câu 2. thiêu thân ; thiêu thân nguyễn thúy quỳnh ; đọc hiểu thiêu thân ; đọc hiểu thiêu thân nguyễn thúy quỳnh

Bài văn cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích; từ đó, nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài có thể được triển khai theo hướng sau:

1. Mở bài

Phải chăng bởi hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi trữ tình, thơ mộng mà Tây Bắc luôn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều sáng tác văn chương? Chúng ta từng biết đến một “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, một “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, từng say sưa với “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân hay nôn nao, bứt dứt với cảm xúc của Chế Lan Viên khi chưa thể lên được Tây Bắc,… Và thật thiếu sót nếu nhắc đến Tây Bắc mà không nhớ đến “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài. Câu chuyện xinh xắn đã mang đến người đọc cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của con người và vùng đất nơi đây cũng như đặc biệt hấp dẫn người đọc bởi những trang viết thể hiện đậm nét tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Đoạn trích dưới đây là một minh chứng xác đáng cho điều này:

“Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi…

Em không yêu, quả pao rơi rồi”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

a.1 Tác giả: Tô Hoài

– Vị trí: là một trong những nhà văn tiêu biểu lớn/xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.

– Đặc điểm sáng tác:

+ Coi trọng, tôn trọng sự thật.

+ Có vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền.

+ Có lối trần thuật (kể chuyện) hóm hỉnh.

+ Vốn từ vựng giàu có/phong phú.

a.2 Tác phẩm: “Vợ chồng A Phủ”

– Xuất xứ: nằm trong tập “Truyện Tây Bắc”, tập truyện giành giải Nhất giải thưởng Hội văn nghệ năm 1954 – 1955.

– Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được sáng tác trong chuyến đi thực tế của Tô Hoài, khi ông cùng với bộ đội lên giải phóng Tây Bắc.

– Nội dung chính: Truyện kể về cuộc đời thống khổ của những người lao động nghèo miền núi phía Bắc dưới ách thống trị của bè lũ phong kiến lãnh đạo miền núi và thực dân.

a.3 Đoạn trích: tập trung thể hiện diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

b. Giải quyết vấn đề nghị luận

b.1 Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích

Sơ lược vài nét về cuộc đời của Mị: Mị là cô gái xinh đẹp, chịu thương chịu khó, hiếu thảo, có khát vọng sống tự do song lại phải chịu số phận bi kịch khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Làm dâu nhà giàu lại quyền lực nhất Hồng Ngài nhưng Mị lại phải sống trong thân phận con ở/tôi đòi/kẻ làm thuê trừ nợ và tâm hồn Mị đã bị tê liệt sau những ngày tháng bị đọa đày cả về thân xác lẫn tinh thần. Có lẽ tâm hồn Mị sẽ mãi đóng băng nếu không có mùa xuân năm ấy, một mùa xuân rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, nao nức tiếng cười nói và tiếng sáo thiết tha cùng men rượu nồng nàn.

Cảm nhận vẻ đẹp của Mị

+ Bối cảnh xuất hiện Mị: Mị xuất hiện trong khung cảnh mùa xuân rộn ràng, nao nức. Khung cảnh mùa xuân đã tác động, lay thức tâm hồn Mị.

+ Khi nghe tiếng sáo “lấp ló” ngoài đầu núi vọng lại:

Lòng Mị thấy “thiết tha bổi hổi”: Hẳn nhiên, tiếng sáo ấy “thiết tha bổi hổi”, nhưng nếu lòng Mị vẫn dửng dưng, nếu tâm hồn Mị vẫn đóng băng/tê liệt trước tiếng sáo thì chắc chắn Mị sẽ không thổn thức trước cái tha thiết của tiếng sáo. Tâm hồn Mị đang đồng điệu, ngân rung với tiếng sáo.

“Mị ngồi nhẩm thầm lại bài hát của người đang thổi”. Chi tiết thêm lần nữa khẳng định sự đồng điệu giữa tâm hồn Mị với lời bài hát:

“Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”

Tiếng sáo đang ngân vang tiếng lòng tha thiết của “ta” – người đang “đi tìm người yêu” và đi theo tiếng gọi của tình yêu. Song, thực tế phải thấy Mị đã “có con trai con gái”, đã có chồng. Vậy tại sao tâm tưởng Mị lại bị cuốn theo khao khát kiếm tìm tình yêu của những chàng trai, cô gái còn tự do? Điều này chỉ có thể lí giải bằng lí do duy nhất: Trong Mị đang thức dậy khát vọng tình yêu tự do từ thuở còn con gái.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu: Cách uống rượu của Mị thực lạ: Mị “uống ực từng bát”. Mị uống rượu mà như thể nuốt ngược cay đắng, uất nghẹn vào trong lòng vậy. Rượu làm Mị say, khi say, lòng Mị lại nhớ về ngày trước. Tô Hoài đã dùng lời văn nửa trực tiếp (kiểu lời văn đan xen giữa lời kể của tác giả và dòng suy nghĩ của nhân vật) để diễn tả trạng thái nửa say nửa tỉnh, nửa thực nửa hư đồng hiện trạng thái tâm lí, cảm xúc và cả suy nghĩ của Mị ở quá khứ và hiện tại. Quá khứ thì “lòng Mị đang sống về ngày trước”, “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi”, “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Hiện tại thì “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, “Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.”

Tô Hoài đã rất tài tình khi đan xen, đồng hiện trạng thái chập chờn đứt nối giữa hiện tại và quá khứ trong Mị. Đây chính là trạng thái tâm lí của người bấy lâu nay bị tê liệt về ý thức, tinh thần và giờ bắt đầu bừng thức. Hồi tưởng quá khứ là một trong biểu hiện đầu tiên cho thấy Mị đang dần thức tỉnh. Những hồi ức của Mị về quá khứ đều là những hồi ức tươi đẹp. Mị đang nhớ về quãng thời gian tuổi trẻ/quãng thanh xuân tươi đẹp nhất của mình – khi Mị còn rất trẻ, rất xinh đẹp, tài hoa và đặc biệt là có nhiều người theo đuổi Mị. Có lẽ đó là những điều khiến Mị từng cảm thấy hạnh phúc nhất, tự hào nhất. Chi tiết “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” ở thời điểm hiện tại mô tả hành động của Mị lúc này. Dường như Mị đang tìm về/trở lại với hình ảnh quen thuộc của mình trong quá khứ, một hình ảnh rất đẹp của một thiếu nữ tài hoa.

Rượu tan, Mị không đi chơi như mọi người mà từ từ bước vào buồng. Theo quán tính, Mị lại ngồi xuống giường và trông ra ô cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Nếu như mọi ngày, Mị sẽ ngồi ở cái giường đó, trông ra ô cửa sổ đó và nghĩ “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Song lần này: Mị lại thấy “phơi phới trở lại”, “lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Các từ ngữ “phơi phới”, “vui sướng” diễn tả trạng thái tâm lí diễn biến theo chiều hướng tích cực, trạng thái phấn chấn, hân hoan trong nhân vật. Mị còn nhận thức mình vẫn “trẻ lắm”, “vẫn còn trẻ”. Ý nghĩ này chứng tỏ ý thức về strito giá trị của bản thân đã trở lại trong Mị. o “Mị muốn đi chơi”. Ý muốn này chứng tỏ khát vọng về cuộc sống tự do đã trở lại trong Mị. Ngay khi khao khát được đi chơi ngày Tết như mọi người trở lại trong Mị, Mị nhận ra bi kịch của cuộc đời mình: “A Sử với Mị, không có lòng mà vẫn phải ở với nhau!”. Nhận thức này đã dẫn Mị đến ý nghĩ về cái chết “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.”

Đây là lần thứ hai trong truyện Tô Hoài để cho nhân vật có ý nghĩ về cái chết. Song, xét về bản chất, ý nghĩ về cái chết lần này khác với lần trước. Lần thứ nhất, Mị muốn chết vì thấy khổ quá, vì không chịu đựng được sự bóc lột, chà đạp cả về thân xác và tinh thần của cha con thống lí. Nhưng lần này, Mị muốn chết bởi Mị nhận thức sâu sắc về bi kịch của cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Điều này chứng tỏ Mị không còn cam chịu như đã từng sau chuỗi thời gian dằng dặc bị tê liệt về tinh thần nữa. Ý nghĩ về cái chết lần này ít nhiều thể hiện ý thức phản kháng trong Mị.

Thật kì diệu, ngay khi ý nghĩ về cái chết xuất hiện trong Mị, đúng lúc đó, tiếng sáo lại xuất hiện kịp thời như để nâng đỡ, cứu vớt linh hồn/tâm hồn/tinh thần Mị. Và đó không chỉ là tiếng sáo gọi bạn thông thường nữa mà là “tiếng sáo gọi bạn yêu”, nó cũng đến gần hơn nữa với Mị. Tiếng sáo “lửng lơ bay ngoài đường” và quyến rủ tâm hồn Mị:

“Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi…

Tiếng sáo là tiếng lòng của một cô gái (“em”) chủ động khước từ tình yêu của một chàng trai mà cô không ưng. Tiếng sáo ấy cũng chính là tiếng lòng của Mị, tiếng lòng khao khát một tình yêu tự do cháy bỏng.

-> Diễn biến tâm lí nhân vật đã thể hiện những vẻ đẹp trong tâm hồn Mị: khao khát cuộc sống tự do, khao khát tình yêu tự do; sức sống tiềm tàng mãnh liệt.

b.2 Nghệ thuật

b.3 Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài Nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài:

+Tâm lí/Nội tâm con người là một thế giới phức tạp không dễ dàng nắm bắt nếu như không sự am hiểu sâu sắc và đồng điệu để sẻ chia. Tô Hoài đã có một sự chuẩn bị kĩ lưỡng các yếu tố ngoại cảnh để xúc tác cho sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân nói chung và trong đoạn trích nói riêng. Để miêu tả sự thức tỉnh của Mị sau chuỗi thời gian bị tê liệt/đóng băng về ý thức, nhà văn đã dựng lên một khung cảnh ngày xuân rực rỡ màu sắc, rộn rã về âm thanh, tươi vui về đường nét, chuyển động. Quan trọng nhất, tác giả đã khéo léo cài giắt vào câu chuyện hai yếu tố đặc biệt quan trọng là tiếng sáo và men rượu. Sự hợp lực giữa tiếng sáo và men rượu đã góp phần đánh thức tâm hồn.

+ Các nhà văn có nhiều cách để khắc họa tâm lí nhân vật. Đọc “Vợ nhặt” của Kim Lân, người đọc có thể thấy toàn bộ diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ chủ yếu được diễn tả qua ý nghĩ và lời nói. Ở đây, để khắc họa tâm lí của nhân vật Mị, Tô Hoài chủ yếu tập trung vào các chi tiết về cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ. Đặc biệt, nhà văn sử dụng kiểu lời văn nửa trực tiếp, đưa ngòi bút của mình lặn sâu vào suy nghĩ của nhân vật để thể hiện chân thực những tình cảm, nhận thức, khát vọng của nhân vật. (Đây là cách các nhà văn hiện đại như Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân,… hay thực hiện.)

+ Cách Tô Hoài miêu tả tâm lí nhân vật cho thấy sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẻ chia của nhà văn dành cho nhân vật (cho thấy tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho nhân vật); đồng thời thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.

b.4  Nhận xét, đánh giá; bàn luận, mở rộng

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Đoạn trích đã khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Mị; qua đó thể hiện nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

– Hình tượng nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” góp phần làm phong phú thêm cho đề tài người phụ nữ trong văn học Việt Nam và là ảnh chiếu tuyệt đẹp về người phụ nữ trong cuộc đời thực.

3. Kết bài 

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *