Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra:Nghe tắc kè kêu trong thành phố (Nguyễn Duy); đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu(6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 4 câu hỏi tự luận đọc hiểu, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề 2: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đọc hiểu (3.0 điểm) Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đọc văn bản sau Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Tắc kè… tắc kè…

tôi giật mình

nghe

trên cành me góc đường Công Lý cũ

cái âm thanh của rừng lạc về thành phố

con tắc kè

sao mày ở đây?

 

Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành cây

chả thấy con tắc kè đâu cả

khi chùm đèn thủy ngân xanh lên trong vòm lá

tắc kè kêu như tiếng vọng về

Chợt hiện về, thăm thẳm núi non kia

dưới lá là hầm, là tăng, là võng

là cơn sốt rét rừng vàng bủng

là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…

Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn

ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ

đêm trăn trở đố nhau:

bao giờ về thành phố?

con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!

Sắp về!…

sắp về!…

người bạn tôi rung võng cười khoái trá

ấy là lúc những cánh rừng trút lá

mùa khô năm một nghìn chín trăm bảy tư

Ăn Tết rừng xong

từ giã chú tắc kè

chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

các binh đoàn tràn vào thành phố

đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè

chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

 

Người bạn tôi không về tới nơi này

anh gục ngã bên kia cầu xa lộ

anh nằm lại trước cửa vào thành phố

giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

tất cả họ, suốt một thời máu lửa

đều ước ao thật giản dị:

sắp về!

(Trích Nghe tắc kè kêu trong thành phố Nguyễn Duy, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr.60-63)

 

Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Gợi ý: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.

Câu 2. Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Theo đoạn trích, “cái âm thanh nào của rừng lạc về thành phố”?

Gợi ý: 

Theo đoạn trích, “cái âm thanh nào của rừng lạc về thành phố”: “tắc kè/ tiếng tắc kè kêu”.

Câu 3. Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong đoạn thơ:

Những đoàn quân đi xuyên Trường Sơn

ngủ ôm súng suốt một thời tuổi trẻ

đêm trăn trở đố nhau:

bao giờ về thành phố?

con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!

Gợi ý: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

– Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ: “con tắc kè nhanh nhảu nói: sắp về!”

– Tác dụng: Phép nhân hóa không chỉ mô phỏng âm thanh tiếng kêu của con tắc kè, quan trọng hơn, đó là cách Nguyễn Duy thể hiện sâu sắc khát vọng “về thành phố”, giải phóng thành phố, kết thúc chiến tranh (kháng chiến chống Mĩ), thống nhất đất nước của những người lính. (Hai chữ “sắp về” cũng chính là tiếng lòng mong mỏi, là lời dự đoán của những người lính về tương lai gần.)

Câu 4. 

Cảm nhận của anh/chị về tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện qua những dòng thơ:

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh

nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa…

tất cả họ, suốt một thời máu lửa

đều ước ao thật giản dị:

sắp về!

Gợi ý: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đoạn thơ đã thể hiện sâu sắc: nỗi tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của rất nhiều đồng đội và sự tiếc nuối, xót xa cho khát vọng (được trở về thành phố) không thành của biết bao nhiêu đồng đội trong nhân vật trữ tình – tác giả.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu
Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Câu 1. (2,0 điểm) Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của cuộc sống hoà bình đối với mỗi con người.

Gợi ý: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của cuộc sống hoà bình đối với mỗi con người có thể được triển khai theo hướng:

– Cuộc sống hòa bình sẽ mang lại cho con người sự bình yên, ổn định (Khi được sống trong hòa bình, con người sẽ có cảm giác bình yên, sẽ được sống một cách bình thường “như cơm ăn nước uống”: học sinh được đến trường, người lớn sẽ đi làm, các nhà máy được vận hành, con người sẽ được tự do vui buồn, yêu ghét… Sự ổn định, bình yên chính là nền tảng vững chắc để từ đó con người có thể gây dựng cuộc đời tốt đẹp, xã hội tốt đẹp.; Nếu phải sống trong chiến tranh, xung đột như nhân dân Ucraina hay những người dân sống ở dải Ga- za,… thì có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng tha thiết mong đợi khoảnh khắc bình yên trong cuộc sống/cũng sẽ thường trực cảm giác bất an, lo lắng.)

– Cuộc sống hoà bình, ổn định sẽ tạo nên những cơ hội phát triển về mọi mặt cho con người (Hoà bình, ổn định là nền móng để con người gây dựng trên đó cuộc sống tốt đẹp, không ngừng đi lên. Khi và chỉ khi có được nền móng ấy, con người mới yên tâm để lao động, sáng tạo, tạo nên của cải vật chất dồi dào.; Nhìn vào những cuộc xung đột chính trị đang diễn ra ở một số nơi trên thế giới, có thể thấy những thiệt hại ghê gớm về con người, về kinh tế không chỉ tác động đến những quốc gia liên quan mà còn ảnh hưởng ở phạm vi toàn thế giới.)

Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu
Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Câu 2. (5,0 điểm) Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể

– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…

– Lão ta trước hồi bảy nhằm có đi lính ngụy không? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt – nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

– Không thể nào hiểu được, không – thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chủ không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

– Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong cách chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ.

– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

(Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.74-77)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn nhận con người của Nguyễn Minh Châu. 

Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Gợi ý: Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Bài văn cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; từ đó, nhận xét cách nhìn nhận con người của Nguyễn Minh Châu có thể được triển khai theo hướng:

1. Mở bài Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Trong cuốn “Dagestan của tôi”, Rasul Gamzatov từng viết: “Đừng nói: Trao cho tôi đề tài. Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt” Thực vậy, vấn đề cốt lõi đối với người nghệ sĩ thực ra không phải là phạm vi đời sống mà anh ta khám phá mà là ở cái nhìn, cách nhìn của chính anh ta đối với hiện thực đời sống đó. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, thông qua hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong cuộc gặp gỡ với chánh án Đẩu và nhiếp ảnh gia Phùng, Nguyễn Minh Châu đã mang đến người đọc một – cách – nhìn – nhận về con người.

2. Thân bài Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

2.1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

a. Tác giả: Nguyễn Minh Châu Nghe tắc kè kêu trong thành phố ; đọc hiểu nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố ; nghe tiếng tắc kè kêu trong thành phố đọc hiểu

Vị trí:

Là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Đặc điểm sáng tác: 

+ Trước năm 1975: Nguyễn Minh Châu chủ yếu sáng tác ở mảng đề tài người lính, chiến tranh. Cảm hứng sáng tác của nhà văn chủ yếu là cảm hứng anh hùng, ngợi ca những tấm gương chiến đấu, hi sinh trong chiến tranh, đậm chất sử thi lãng mạn.

+ Sau năm 1975: Một mặt, nhà văn tiếp tục viết về đề tài người lính, song ông chủ yếu tập trung viết về nỗi đau của con người thời hậu chiến. Mặt khác, tác giả đi sâu khai thác những vấn đề nổi cộm, nhức nhối của thế sự và đời tư con người. Qua đó, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sâu sắc những băn khoăn, trăn trở, những suy tư, chiêm nghiệm của mình về cuộc đời, về con người.

b. Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” 

Vị trí: 

Cùng với “Bến quê”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”,… “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những sáng tác vô cùng đặc sắc của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sau năm 1975.

Hoàn cảnh sáng tác:  

+ Truyện được hoàn thành năm 1983, thời điểm này, đất nước vẫn đang duy trì nền kinh tế bao cấp với rất nhiều bất cập, đời sống người dân rất khó khăn.

+ Trước tình hình đó, yêu cầu đổi mới được đặt ra như một nhiệm cấp bách phải được thực hiện ngay để giải quyết những hệ luỵ từ việc duy trì nền kinh tế bao cấp. Theo đó, văn học, một lĩnh vực của văn hóa, cũng buộc phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh xã hội.

+ Trong hoàn cảnh đó, “Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời, thể hiện rất rõ tư duy đổi mới của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

c. Đoạn trích: 

nằm ở nửa sau của truyện ngắn, tập trung khắc họa hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài.

2.2 Giải quyết vấn đề nghị luận 

a. Cảm nhận về hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích 

– Sơ lược về bối cảnh xuất hiện nhân vật trong đoạn trích: Người đàn bà xuất hiện trong cuộc trò chuyện với Phùng và Đẩu ở toà án huyện, nơi Đẩu làm chánh án, cũng là nơi Phùng đang lưu lại để điều trị vết thương trong cuộc ẩu đả với gã đàn ông vũ phu.

– Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích: Nhân vật được Nguyễn Minh Châu tập trung khắc họa thông qua lời nói, thông qua lời nói, thông qua cuộc trò chuyện với Phùng và Đẩu.

Qua đó, người đàn bà đã bộc lộ nhiều đặc điểm của mình.

+ Lòng bao dung, nhân hậu khi nói về gã chồng: Dù là nạn nhân thường xuyên của nạn bạo hành từ gã chồng vũ phu, song người đàn bà vẫn chưa khi nào quên được hình ảnh của gã chồng thời trẻ (“Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi.”).

  • Bà ta lí giải nguyên do khiến gã chồng trở nên tàn độc, tha hoá là vì trước những áp lực của cuộc sống khó khăn, gã đàn ông này lại không biết uống rượu để giải tỏa những uất ức, bức bách trong đời sống. Gã ta đánh vợ như là một cách để trút giận để giải tỏa những uất ức, khổ sở, bức bối đó (“Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…”).
  • Khi chia sẻ với Phùng và Đẩu về câu chuyện gia đình mình, người đàn bà không đổ hết trách nhiệm lên chồng. Hai lần trong đoạn trích người đàn bà đưa ra những lí do khác để “giảm nhẹ” tội cho chồng mình (“Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”, “cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật”). Việc người đàn bà tự nhận trách nhiệm chính, tự nhận lỗi chính thuộc về mình còn cho thấy lòng tự trọng rất đáng quý ở một người phụ nữ lao động nghèo.
  • Sẵn sàng biến mình thành “tấm bia” để gã chồng lên đạn bắn mỗi khi gã uất ức, khổ sở.

+ Thương con:

  • Khi chấp nhận để chồng đánh như một cách để gã giải tỏa những uất ức, khổ sở, người đàn bà đã xin chồng đưa lên bờ mà đánh. Chi tiết cho thấy tình yêu thương, sự lo lắng rất mực của người mẹ khốn khổ đối với các con. Bà ta không muốn các con bị tổn thương về tâm hồn khi chứng kiến cảnh bố đánh mẹ tàn độc như vậy.
  • Người đàn bà nhất định không chịu bỏ chồng vì bà ta cần gã chồng vũ phu ấy chung lưng đấu cật, cùng nhau làm lụng để nuôi đàn con trên dưới chục đứa.
  • Nhận thức đúng đắn về thiên chức của người mẹ: “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con”. Đây là nhận thức mang tính bản năng chứ không phải do được học hành, nhưng chính bà vậy mà nhận thức ấy lại rất sâu sắc.
  • Khi được hỏi về giây phút vui nhất trong cuộc đời, người đàn bà đã trả lời ngay: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”. Câu nói của người mẹ thực đáng thương bởi lẽ niềm hạnh phúc cũng chính là niềm mong mỏi đau đáu suốt cuộc đời của người đàn bà này không phải là điều gì quá lớn lao mà chính là một điều hết sức nhỏ nhoi, giản dị. Song, không vì mong ước, niềm vui quá giản dị mà người đọc lại không cảm nhận được sự vĩ đại trong tình yêu thương con của người mẹ nghèo khổ.

+ Sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời

  • Để khắc họa sự sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã đối lập vẻ bề ngoài với những phẩm chất tốt đẹp trong chính nhân vật. Nhà văn để người đọc có ấn tượng sâu sắc về vẻ bề ngoài đáng thương, tội nghiệp của người đàn bà:

o Vẻ bề ngoài: xấu xí (“mặt rỗ”, gương mặt lúc nào cũng mệt mỏi do thiếu ngủ, quần áo toàn những miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng).

o Dáng điệu: “lúng túng, đầy sợ sệt”.

o Đáng thương, cam chịu một cách ngu ngốc: chấp nhận để chồng đánh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

+ Sự sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà chỉ được bộc lộ trong cuộc trò chuyện giữa bà ta với Phùng và Đẩu. Qua những điều mà người đàn bà giãi bày, chia sẻ, Phùng, Đầu và cả người đọc mới vỡ lẽ về những lí do khiến người đàn bà không thể bỏ chồng:

  • Gia đình người đàn bà làm công việc chài lưới. Cuộc sống của họ quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển. Mà hiển nhiên, không phải lúc nào sóng cũng yên biển cũng lặng, cũng có lúc biển động, sóng dữ. Những lúc như thế, bất cứ con thuyền nào cũng cần có một gã đàn ông khoẻ mạnh làm trụ cột để chèo chống con thuyền khi phong ba bão táp.
  • Người đàn bà này có cả chục đứa con, riêng mình bà ta không thể một mình nuôi con được. Người đàn bà này không thuộc tuýp có thể ruồng rẫy chồng con, ruồng rẫy cuộc sống nghèo khổ để đi tìm vui, tìm ấm no, hạnh phúc cho riêng mình. Do đó, bà ta luôn cần gã chồng – dù đó là gã đàn ông tàn độc – cùng làm lụng, “chung lưng đấu cật” để nuôi đàn con.
  • Khi lí giải nguyên nhân dẫn đến thói bạo lực của gã chồng, người đàn bà không tìm lỗi ở gã đàn ông mà lại xuất phát từ nguyên nhân chủ quan (từ chính mình) và khách quan (từ hoàn cảnh sống) để lí giải. Theo đó, bà ta cho rằng lỗi chính là do “đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá” và khách quan là do thuyền chật, cuộc sống quá khó khăn (có những tháng biển động, cả nhà phải ăn xương rồng luộc chấm muối).
  • Một trong những lí do nữa khiến người đàn bà không thể bỏ chồng là bởi với bà ta, việc gã đàn ông đánh vợ chỉ là hiện tượng, không phải là bản chất; không phải lúc nào gia đình bà ta cũng lục đục, mà “cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. Với chi tiết này, đồng thời với việc cảm nhận về sự sắc sảo, thấu suốt lẽ đời, người đọc cũng có thể cảm nhận thêm một nét đẹp khác trong hình tượng nhân vật này: luôn biết trân trọng những niềm vui nhỏ bé của cuộc đời, luôn biết chắt chiu những giọt hạnh phúc hiếm hoi của cuộc đời làm động lực sống cho mình. Xét về “lượng”, trong khi Phùng và Đẩu chỉ vin vào một lí do duy nhất là sự tàn độc của gã đàn ông để thuyết phục người đàn bà bỏ chồng thì chính người đàn bà ấy lại viện dẫn được hơn một lí do/ nhiều lí do để thuyết phục ngược lại Phùng và Đẩu.

Xét từ “chất”, trong khi Phùng và Đẩu chỉ nhìn ở hiện tượng và nhìn bằng cái nhìn đầy định kiến về gã đàn ông thì người đàn bà lại nhìn bằng cái nhìn của kẻ trong cuộc, nhìn thấu vào bản chất của sự việc, của con người.

+ Không chỉ thuyết phục Phùng và Đẩu bằng những lí do từ chính góc nhìn của người trong cuộc, qua đoạn trích, người đọc còn nhận thấy có sự khác biệt trong cái nhìn và cách nhìn của người đàn bà với cái nhìn, cách nhìn của Phùng và Đẩu về công việc chài lưới, về gã đàn ông và về chính cuộc đời của người đàn bà.

  • Về công việc chài lưới: Đẩu hỏi người đàn bà: “Vậy sao không lên bờ mà ở?”. Khi hỏi người đàn bà câu này, chứng tỏ Đẩu không hiểu gì về công việc chài lưới của những người dân hàng chài. Người đàn bà: “Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? (…) cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!”. Là người trong cuộc, là người sống bằng nghề chài lưới, có những trải nghiệm thực tế nên người đàn bà đã lí giải thuyết phục nguyên do vì sao họ không thể sống trên bờ mà phải chấp nhận chen chúc trên con thuyền chật chội.
  • Về gã đàn ông: Phùng hỏi người đàn bà: “Lão ta hồi trước bảy nhằm có đi lính nguy không?”. Đây là câu hỏi thể hiện cái nhìn đầy định kiến của Phùng về gã đàn ông. Từng là một người lính giải phóng, hẳn Phùng sẽ luôn giữ cái nhìn “hình viên đạn” với bất kể tên lính ngụy nào. Có lẽ, ngay khi nhìn thấy chiếc thắt lưng của lính nguỵ được gã đàn ông rút ra để đánh người đàn bà trên bờ biển, Phùng đã mặc định gã đàn ông này từng đi lính cho ngụy. Và như vậy, gã chính là kẻ thù của một người lính như Phùng. Thêm nữa, cũng có lẽ Phùng mặc định bất kể kẻ nào là lính nguỵ thì cũng tàn độc mà thôi. Người đàn bà khẳng định: “Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính”. Và chính người đàn bà lí giải tính cách bạo lực của gã đàn ông bằng sự tha hóa do hoàn cảnh sống đưa lại.
  • Về chính cuộc đời của người đàn bà: Phùng và Đẩu nhìn người đàn bà là nạn nhân đáng thương, thậm chí ngu ngốc của nạn bạo hành. Hai người này muốn giải thoát cho bà ta. Người đàn bà từ chối lòng tốt của Phùng và Đẩu. Là người trong cuộc hơn ai hết bà ta hiểu và chấp nhận cuộc đời của chính mình, thậm chí rất nâng niu những giây phút hạnh phúc hiếm hoi, coi đó là động lực sống – đó là những giây phút gia đình bà ta hòa thuận, vui vẻ, hay đó là giây phút bà ta nhìn thấy đàn con được ăn no. Sở dĩ có độ chênh, có sự khác biệt trong cái nhìn và cách nhìn của người đàn bà với Phùng và Đẩu là bởi: khoảng cách và sự gián cách. Phùng và Đẩu đứng từ xa (chứ không trong tâm thế của người trong cuộc) quan sát hiện tượng người đàn bà bị bạo hành; cái nhìn của hai người này vẫn còn chứa những thiên kiến, định kiến, những hạn chế.

b. Nhận xét cách nhìn nhận con người của Nguyễn Minh Châu 

– Trong đoạn trích nói riêng và trong tác phẩm nói chung, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện cách nhìn nhận con người của mình qua cách nhìn nhận của Phùng và Đẩu về chính người đàn bà. Theo đó, nhà văn khẳng định:

+ Trước một con người, chúng ta nên có cái nhìn từ nhiều phía, nhiều chiều thì mới có thể nhìn trúng được bản chất của con người đó.

+ Khi nhìn nhận một con người, chúng ta nên và cần nhìn bằng cái nhìn của sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, tôn trọng. (Nam Cao: “Người chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ”). Cách nhìn đúng đắn và nhân văn.

Ý nghĩa của cách nhìn đó:

+ Giúp Nguyễn Minh Châu bộc lộ cái tâm và cái tài của nhà văn một cách trọn vẹn.

+ Mang đến độc giả bài học về cách nhìn nhận, đánh giá một con người. Khi nhìn từ nhiều phía, nhiều chiều, chúng ta mới có cơ hội để tiệm cận và thấu hiểu con người; khi nhìn bằng cái nhìn của tình yêu thương, chúng ta mới có thể bao dung với con người.

c. Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao 

– Đoạn trích khắc hoạ thành công hình tượng người đàn bà hàng chài đồng thời thể hiện rõ nét cách nhìn nhận con người của Nguyễn Minh Châu.

– Đoạn trích thể hiện tầm vóc của một nhà văn có trách nhiệm với ngòi bút của mình.

3. Kết bài 

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *