Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu (6 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 4 câu hỏi tự luận đọc hiểu, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Tây Tiến (Quang Dũng).  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Đọc hiểu (3.0 điểm)  Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Đọc văn bản sau Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kỵ không?

Câu trả lời dĩ nhiên là có.

Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó (mình cũng có cái đó, mà hổng phải cái đó đó) v.v… Và rồi kết quả thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ cũng lên đường.

Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế mà buồn khổ suốt tuần. Rồi cứ thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kỵ, ghen tị ở mức độ nhẹ nhàng như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi, thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì khác, trong công ty mà bạn bị ghét, bị đố kỵ, có khi sẽ bị hại cho đến văng mất xác ra khỏi cổng công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị vậy. Sự đố kỵ khi vượt qua ngưỡng “động lực”, nó sẽ đi đến một ngưỡng khác là “ích kỷ”. Kể từ khi ích kỷ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận.

(Trích Lòng đố kỵ, theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao – Hamlet Trương, NXB Trẻ, 2015)

Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu
Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Gợi ý: Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận.

Câu 2. Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào?

Gợi ý:

Lòng đố kỵ có ích trong trường hợp đôi lúc bạn bè kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Sự đố kỵ, ghen tị ở mức độ nhẹ nhàng như vậy sẽ là động lực cho mình phát triển.

Câu 3. Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện như thế nào?

Gợi ý:

Người viết đã thuyết phục người đọc:

– Cách triển khai vấn đề nghị luận: Vấn đề nghị luận (lòng đố kỵ trong chính người viết) được nêu lên ở những câu văn có kết cấu hô ứng (Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kỵ không? Câu trả lời dĩ nhiên là có.). Những câu khác trong đoạn đưa dẫn chứng làm sáng tỏ cho vấn đề đã được khẳng định.

– Người viết đã phân tích rất kĩ càng các mặt lợi – hại của lòng đố kỵ.

– Dẫn chứng minh họa trong đoạn trích rất phong phú. Có chuyện xưa, chuyện nay; có chuyện người, chuyện mình. Kinh nghiệm chống lại thói đố kỵ cũng được người viết rút ra từ chính sự trải nghiệm của bản thân.

Câu 4. Loại bỏ lòng đố kị theo cách riêng của anh/chị.

Gợi ý:

Thí sinh nhận thức lòng đố kỵ là không tốt và đề xuất cách loại bỏ lòng đố kỵ trong mình: nhận thức mỗi người luôn có thế mạnh, ưu điểm riêng, có thể được phát huy; luôn giữ tinh thần, thái độ học hỏi, cầu thị để không thấy mình kém cỏi trước người khác và cảm thấy ghen ghét với người hơn mình; chủ động tìm hiểu để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ…

LÀM VĂN (7,0 điểm) Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Câu 1. (2,0 điểm) Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu bên trên: Kể từ khi ích kỷ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận.

Gợi ý: Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu (Kể từ khi ích kỷ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận.) có thể được triển khai theo hướng:

– Ý kiến đề cập đến tác hại/ mức độ nguy hại của thói ích kỷ.

– Khẳng định ý kiến đúng. Vì khi sống ích kỷ, con người ta chỉ biết đến bản thân mình. Khi cố thủ, chỉ biết bản thân, ta sẽ đánh mất đi các mối liên hệ với mọi người xung quanh, với thế giới bên ngoài, mọi xúc cảm của một con người cũng sẽ bị tiêu diệt… Chúng ta chỉ “tồn tại” chứ không “sống” theo đúng nghĩa của từ này. Khi sống ích kỷ, con người ta sẽ dễ sa vào những điều tiêu cực, xấu xa. Hệ quả là con người sẽ đánh mất mình và sa vào thù hận.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu 

Câu 2. (5,0 điểm) Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây trong đoạn thơ dưới đây; từ đó nhận xét về hồn thơ Quang Dũng.

Sông Mã ra rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88)

 

Gợi ý: Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị lòng ; đố kị đọc hiểu

Bài văn cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây trong đoạn thơ; từ đó, nhận xét hồn thơ Quang Dũng có thể được triển khai theo hướng:

1. Mở bài Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, mĩ lệ đã từng đi vào bao áng văn chương làm mê đắm lòng người. Nếu những trang truyện của Tô Hoài, Nguyễn Thành Long đã dẫn chúng ta đến với những cung đường đẹp ngây ngất, những đỉnh núi cao chạm trời, nơi tiếng sáo vọng vách núi ngân nga lòng yêu say đắm,… thì những dòng thơ dưới đây của Quang Dũng cũng khiến những ai chưa từng lên Tây Bắc sẽ háo hức một chuyến đi:

Sông Mã ra rồi Tây Tiến ơi!

…..

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

2. Thân bài Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

2.1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Tác giả Quang Dũng:

+ Vị trí: Là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

+ Đặc điểm sáng tác: Thơ Quang Dũng đậm chất hoạ, chất nhạc. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng và đậm chất lãng mạn – đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

– Tác phẩm “Tây Tiến” là thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ Quang Dũng.

– Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được thể hiện trong đoạn thơ đầu của bài thơ.

Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu
Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

2.2 Giải quyết vấn đề nghị luận

a. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây

– Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây trước hết được gợi tả bằng nét vẽ bao quát:

+ Hình ảnh “sông Mã”, “rừng núi” mở đầu bài thơ gợi không gian cao rộng, khoáng đạt của thiên nhiên núi sông rừng bể hùng vĩ, thơ mộng.

+ Các từ ngữ chỉ địa danh: “Sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Pha Luông” “Mai Châu” vẽ lên một biên độ không gian rộng lớn, khoáng đạt, một chặng đường hành quân dài với địa hình địa thế cheo leo, hiểm trở nhưng cũng gợi hình dung về khung cảnh hùng vĩ, nên thơ.

– Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây tiếp tục được gợi tả chi tiết:

+ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội:

Hình ảnh, âm thanh: “sương lấp”: sương mù trắng xoá chồng lấp, lèn chặt, lấp đầy các thung sâu, vực sâu.

♦ “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”: những con dốc nối tiếp nhau mỗi lúc một lên cao, những vực sâu hun hút, vách đá cheo leo dựng đứng.

♦ “heo hút cồn mây”: cồn mây chọn von trên đỉnh núi cao vọi, xa tít tắp nơi đỉnh trời.

♦ “thác gầm thét”, “cọp trêu người” gợi ấn tượng về thiên nhiên dữ dội, độc dữ.

Ngôn ngữ:

♦ Các từ ngữ giàu sắc thái gợi hình, biểu cảm giàu chất nhạc, chất họa: “sương lấp”, “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

♦ Phép điệp và những câu thơ toàn thanh trắc (“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”) góp phần tô đậm cái gồ ghề, gập ghềnh, khúc khuỷu của không gian.

♦ Nghệ thuật đối lập kết hợp cách ngắt nhịp 4/3: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” gia tăng ấn tượng về địa hình gấp khúc, hiểm trở.

+ Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn được thể hiện qua các hình ảnh đậm chất thơ và những câu thơ toàn thanh bằng:

  • “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Câu thơ gợi tả không gian đêm của một bản làng. Những đoá hoa rừng trong đêm không khoe sắc nhưng chắc chắn thoảng dịu hương thơm lẫn trong làn sương hư ảo, huyền hoặc của đêm.
  • “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Câu thơ gợi hình dung về màn mưa trong trẻo, mát lành đang giăng mắc phía xa xa. Cơn mưa mát dịu không chỉ xua đi cái oi bức, nồng nã mà còn làm cho khung cảnh núi rừng thêm nên thơ, lãng mạn hơn.

+ Hai vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, lãng mạn không tách rời nhau mà kết hợp hài hòa với nhau trong từng câu thơ, thậm chí trong từng chi tiết, hình ảnh.

b. Nhận xét hồn thơ Quang Dũng

– Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ thể hiện hồn thơ lãng mạn, bay bổng, tinh tế, tài hoa của Quang Dũng.

– Hồn thơ ấy thuộc về một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc); trẻ trung, yêu đời, lãng mạn, hào hoa của xứ Đoài mây trắng. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây cũng là một trong những chất xúc tác góp phần làm  thăng hoa cảm hứng thơ Quang Dũng.

– Hồn thơ lãng mạn, bay bổng, tinh tế, tài hoa của Quang Dũng là một nét riêng góp phần làm nên vẻ độc đáo của “Tây Tiến” – một thi phẩm đặc sắc về đề tài người lính.

c. Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao

– Vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, lãng mạn của thiên nhiên miền tây Tổ quốc được thể hiện thành công thông qua các thủ pháp đối lập, phép điệp; cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo; các từ chỉ địa danh, các từ tượng hình, ngôn từ giàu chất nhạc, chất họa…

– Vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người nghệ sĩ – chiến sĩ trong hoàn cảnh chiến tranh. Hơn thế, nó còn thể hiện tình yêu, sự say đắm, gắn bó của Quang Dũng với thiên nhiên núi rừng miền Tây. Đây cũng là một khía cạnh khá nổi bật của tình yêu quê hương đất nước trong văn học Việt Nam.

3. Kết bài Lòng đố kị ; đọc hiểu lòng đố kị ; lòng đố kị đọc hiểu

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *