Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic (8 câu hỏi, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 6 câu hỏi tự luận đọc hiểu, 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học về Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm).  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề : Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; Đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Đọc hiểu (3.0 điểm) Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Đọc văn bản sau Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Marina Abramovic là một nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng người Serbia. Một trong những màn trình diễn nổi tiếng của bà diễn ra cách nay đã hơn 40 năm, có tên là Nhịp điệu 0. Bà đặt trên bàn 72 vật mà mọi người có quyền sử dụng. Trong đó có kéo, một con dao, một cái roi, thậm chí cả một khẩu súng lắp sẵn đạn… Trong suốt sáu tiếng đồng hồ, Marina Abramovic cho phép khán giả muốn làm gì cũng được với cơ thể bà.

Ban đầu, khán giả chỉ phản ứng dè dặt, nhưng rồi vài người dần dần bắt đầu tỏ ra hung bạo. Marina Abramvic sau này kể lại có người đã cắt quần áo của bà, có người cắm gai hoa hồng vào bụng bà, thậm chí còn giương súng nhằm bắn vào đầu bà. Có lẽ bà đã chết nếu không có một người khác tước khẩu súng đi. […]

Đám đông có sức mạnh khủng khiếp. Đáng sợ hơn nữa là sức mạnh đó lại vô cùng khó kiểm soát khi trải qua quá trình tích lũy xoáy. Nếu Marina Abramovic thực hiện Nhịp điệu 0 vào thời đại ngày nay, có lẽ bà không cần phải ra đứng trên đường phố suốt 6 giờ đồng hồ nữa. Việc đo lường phản ứng tăm tối của đám đông có thể chỉ cần thực hiện thông qua mạng xã hội. Nơi mà khi một vụ án xảy ra, có đến mấy mạng sống bị tước đi, nhưng phản ứng tức thời của rất nhiều người lại chỉ là bày tỏ sự hân hoan, hả hê hoặc đùa giỡn. Nơi người ta có thể bắt đầu từ dòng bình luận thứ 430 và chửi rủa từ đó trở đi bằng tất cả sự chua cay mà không cần đọc bài viết gốc cũng như những dòng bình luận trước và sau đó. Những kích thích tố độc ác có thể tạo ra những vòi rồng, cuốn, hút tất cả tâm trí của con người vào đấy. Cuốn đi rất xa, hút vào rất sâu. Để đến khi cơn bão mạng qua đi, chỉ còn lại một đống hoang tàn gạch đá và rách nát tâm hồn, phẩm giá.

(Trích Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic, theo Hoa học trò, số 1174, 22/8/2016, tr.11)

Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic
Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Thực hiện các yêu cầu: Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Gợi ý:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2. Marina Abramovic đã thực hiện màn trình diễn Nhịp điệu 0 như thế nào?

Gợi ý:

Để trình diễn Nhịp điệu 0, Marina Abramovic đặt trên bàn 72 vật như kéo, dao, roi, thậm chí cả một khẩu súng lắp sẵn đạn,… Trong suốt sáu tiếng đồng hồ, bà cho phép khán giả muốn làm gì cũng được với cơ thể bà.

Câu 3. Đám đông đã phản ứng ra sao trước màn trình diễn của Marina.

Gợi ý:

Ban đầu khán giả chỉ phản ứng dè dặt, nhưng rồi vài người dần dần bắt đầu tỏ ra hung bạo. Có người đã cắt quần áo của bà, có người cắm gai hoa hồng vào bụng bà, thậm chí còn giương súng nhằm bắn vào đầu bà.

Câu 4. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

Gợi ý:

Đoạn trích đã đề cập đến tâm lí hùa theo và sự vô cảm của đám đông.

Câu 5. Người viết đã thể hiện tình cảm, thái độ gì qua đoạn trích trên?

Gợi ý:

Qua đoạn trích, người viết đã thể hiện thái độ lo ngại, chê trách đối với tâm lí đám đông và sự vô cảm của đám đông.

Câu 6. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về mức độ nguy hại của tâm lí bầy đàn trong xã hội hiện nay?

Gợi ý:

Đám đông không phải lúc nào cũng tỉnh táo để suy lí, hành động một cách khách quan, đúng mực. Hùa theo đám đông để phát ngôn hay hành động nhiều khi khiến con người ta trở nên hồ đồ. Thí sinh rút ra bài học nhận thức phù hợp.

LÀM VĂN (7,0 điểm) Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu trên: Việc đo lường phản ứng tăm tối của đám đông có thể chỉ cần thực hiện thông qua mạng xã hội.

Gợi ý: Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu (Việc đo lường phản ứng tăm tối của đám đông có thể chỉ cần thực hiện thông qua mạng xã hội) có thể được triển khai theo hướng:

– Có rất nhiều cách để đo lường, đánh giá phản ứng của đám đông trước một sự việc, hiện tượng. Đặc biệt trong thời đại hiện đại, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, internet phủ sóng nhiều nơi, mạng xã hội trở nên phổ biến và là không gian ảo kết nối, giao lưu mọi người với nhau.

– Trên các ứng dụng như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram… các cá nhân có thể tự do bày tỏ trạng thái (status) bộc lộ tâm tư, tình cảm, quan điểm, thái độ… của mình về bất cứ một vấn đề nào đó của bản thân hay cộng đồng. Theo đó, chúng ta có thể cảm nhận được tâm lí, phản ứng của người đăng tải. Cũng trên mạng xã hội, tâm lí đám đông được thể hiện rõ nhất. Người ta sẵn sàng hùa theo đám đông để lên án, phê phán, thậm chí “ném đá” một cách vô căn cứ bất kì một đối tượng nào đó. Những “phản ứng tăm tối” như vậy hoàn toàn có thể được đo lường qua các trang mạng xã hội..

Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic
Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Câu 2. (5,0 điểm) Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Anh/Chị hãy phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, cùng việc sử dụng thể thơ tự do trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý:

Bài văn phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc cùng việc sử dụng thể thơ tự do trong đoạn trích từ “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) có thể được triển khai theo hướng:

1.Mở bài Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Đất nước luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca kháng chiến. Và có lẽ, có bao nhiêu nhà thơ viết về đất nước thì sẽ có bấy nhiêu cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm, cách nói về đề tài này. Với trích đoạn “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến người đọc một cách cảm nhận và thể hiện độc đáo về đất nước qua sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc cùng việc sử dụng thể thơ tu do

2.Thân bài Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

2.1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

+ Vị trí: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ cứu nước.

+ Đặc điểm sáng tác: Thơ Nguyễn Khoa Điềm là kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

– Trường ca “Mặt đường khát vọng”: được hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

– Đoạn trích: thể hiện cách định nghĩa độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.

Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

* Giải thích ngắn gọn

– Các thuật ngữ:

+ Chính luận: luận bàn về vấn đề chính trị xã hội

+ Trữ tình: yếu tố tình cảm, cảm xúc

+ Suy tưởng: suy nghĩ, tư duy

– Thơ Nguyễn Khoa Điềm viết về vấn đề lớn lao (đất nước, dân tộc) song không khô khan, cứng nhắc, hô hào, khẩu hiệu mà nồng nàn tình cảm; thể hiện chiều sâu của tư duy, suy nghĩ nhưng không lên gân, lí trí mà rất giàu cảm xúc.

2.2 Giải quyết vấn đề nghị luận

a. Phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, việc sử dụng thể thơ tự do trong đoạn trích

– Chất chính luận, suy tưởng:

+ Đoạn trích mang tính luận đề chính trị thể hiện qua cách tác giả định nghĩa về Đất Nước theo lối chiết tự:

“Đất là…

Nước là…

Đất Nước là…”

nhằm trả lời cho câu hỏi “Đất Nước là gì?”.

+ Luận đề được triển khai một cách mạch lạc, sáng rõ theo ba nhịp thơ: Nhịp thứ nhất (bốn dòng đầu): Điệp khúc: “… là nơi..” thể hiện nhận thức về đất nước qua không gian. Theo đó, Đất Nước được định nghĩa theo trục không gian (“nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi ta hò hẹn”, “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”). Nhịp thứ hai (năm dòng tiếp): Vẫn tiếp tục duy trì lối chiết tự. Đất Nước tiếp tục được định nghĩa theo trục không gian. Tuy nhiên, biên độ không gian được mở rộng ra theo nhiều hướng: có chiều cao của núi (được đo bằng đường bay của cánh chim), chiều sâu của biển (được đo bằng đường bơi của cá), chiều rộng “mênh mông” của không gian trùng điệp. Bên cạnh trục không gian thì Đất Nước còn được khám phá thêm từ trục thời gian (“Thời gian đằng đẳng”). Như vậy, so với nhịp thứ nhất, biên độ không gian ở nhịp thứ hai đã lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Trước mắt người đọc là hình ảnh về một đất nước cao rộng, mênh mông, khoáng đạt. Nhịp 3 (phần còn lại): Vẫn chiết tự và vẫn liên kết hai trục không gian, thời gian để định nghĩa về đất nước. Song, so với hai nhịp trên, nhịp này chủ yếu định nghĩa về đất nước theo mạch thời gian. Mạch thời gian: bắt đầu từ quá khứ xa xưa, từ thuở khai thiên lập địa, thuở hồng hoang, thuở mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân sinh ra đồng bào ta – kết nối đến hiện tại (“Những ai bây giờ”) – nối dài đến tận tương lai (“Dặn dò con cháu chuyện mai sau”). Theo đó, thời gian là một dải xuyên suốt từ quá khứ – hiện tại – tương lai thể hiện ý niệm đất nước trường tồn vĩnh cửu. Như vậy, có thể thấy: Qua ba nhịp thơ cùng với lối chiết tự, Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến người đọc một định nghĩa độc đáo về đất nước: Đất Nước là sự kết hợp hài hoà giữa cá nhân – cộng đồng, gần gũi – xa xôi, cụ thể – trừu tượng, hiện thực – huyền thoại, nhỏ bé – lớn lao…; Đất Nước trường tồn vĩnh cửu (không gian – thời gian). Nhà thơ chia tách Đất, Nước rồi lại hợp thành Đất Nước, điều này mang đến liên tưởng về sự kết nối của cá nhân để làm nên một cộng đồng vững mạnh.

– Chất trữ tình, yếu tố cảm xúc:

+ Giọng điệu: lời thơ như lời thủ thỉ, trò chuyện, tâm tình ngọt ngào của lứa đôi trai gái yêu nhau.

+ Cảm xúc chân thành, tha thiết, trình bày một cách nghệ thuật những cảm nhận và lí giải mới về đất nước: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, “nơi hò hẹn”, “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” là những không gian thật gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của mỗi người; không gian của tình yêu đôi lứa. Theo đó, Đất Nước không phải là không gian trừu tượng, xa lạ, kì vĩ, lớn lao mà hiện hữu, cụ thể, gọi gần với mỗi chúng ta.

Liên hệ: Đất nước lớn lao, kì vĩ trong thơ Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu:

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

(Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)

 

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau.

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!

(Mũi Cà Mau, Xuân Diệu)

+ Hình ảnh và liên tưởng hấp dẫn, giàu sức gợi.

+ Sử dụng sáng tạo vốn văn học dân gian (mượn lại ý tứ, hình ảnh của những câu ca dao, những câu chuyện cổ) khiến lời thơ trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người.

– Thể thơ tự do có tác dụng lớn trong việc diễn tả cảm xúc một cách tự nhiên, phóng khoáng của tác giả khi cắt nghĩa về “Đất nước”.

c. Nhận xét, đánh giá; mở rộng, nâng cao  

– Sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc cùng việc sử dụng thể thơ tự do giúp cho Nguyễn Khoa Điềm có thể thể hiện cảm nhận về Đất nước một cách độc đáo, sâu sắc.

– Lối viết đó góp phần làm nên phong cách nghệ thuật của nhà thơ, góp phần làm phong phú thêm cho cách thể hiện về đề tài quen thuộc trong văn học (đề tài đất nước).

3.Kết bài Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic ; đọc hiểu từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về cách cảm nhận và thể hiện độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU 

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *