Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu (14 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Đọc hiểu (6.0 điểm) đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Đọc văn bản sau  

ĐẺ ĐẤT

(Trích Đẻ đất đẻ nước – sử thi Mường)

Tóm tắt: 

Thuở ấy, khi đất còn pạc lạc (xơ xác, rời rạc), nước còn pời lời (bùng nhùng), trời còn puổng luổng (mung lung), bỗng “mưa dầm mưa dãi”, nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Hai thần truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật. Nhưng sau đó, trời nắng dữ dội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pổng Pêu ao ước có một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn chín mười ngày đêm, nước ngập bao la. Bảy tháng sau, nước rút. Tiếp đó là quá trình hình thành vũ trụ, con người, xây dựng bản Mường và sáng tạo văn hoá… của đồng bào Mường ở buổi sơ khai.

Tác phẩm gồm nhiều rằn/rằng (đoạn), kể lại quá trình hình thành vũ trụ, hình thành con người. Phần được trích dẫn dưới đây là một trong hai rằn mở đầu của tác phẩm. Đẻ đất và Đẻ nước vốn là tên của hai rằn song “trong ý niệm của người Việt – Mường thì Đất – Nước còn mang ý nghĩa Tổ quốc, giống nòi, địa vực cư trú, nên tên của hai rắn này được dùng làm tên chung cho tác phẩm”.

đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu
đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

ĐẺ ĐẤT

Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ

Muốn ăn cá phải tát suối, tát ao

Muốn biết vì sao có đất đỏ, đất nâu

Phải bảo nhau ngôi nghe chuyện kể

Ngày xưa ngày ấy

Trông trời, trời bao la rộng rãi

Trông đất, đất vắng vẻ trống không

Đồn rằng: Có một năm mưa dầm mưa dãi

Nước vượt khỏi đồi U

Nước dâng tràn đồi Bái

Năm mươi ngày nước rút

Bảy mươi ngày nước xuôi

Mọc lên một cây xanh xanh

Có chín mươi cành

Cây chọc lên trời, lá xanh biết biết cựa

Thân trên mặt đất, thân cây biết rung

Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái

Cành chọc trời là con đầu

Tên gọi ông Thu Tha

Cành bụng xung là con thứ hai

Tên gọi bà Thu Thiên

Hai ông bà nên đôi nên lứa

Truyền cho:

Con gà có cựa

Dây dưa biết leo

Tre pheo có gai, có ngọn

Con người biết nói

[…]

Khi đó dưới đất không còn rời rạc

Dưới nước không còn bùng nhùng

Trời không mung lung

Trông lên ngó xuống đã có nơi có chốn

Đã có

Lối đi xuống

Luồng muốn dậy đã có ngãnh

Cau muốn dậy đã có mo ne

Dây củ mài muốn dây leo vắt vẻo

Dây sẵn muốn dây néo buộc

Đã có nơi néo buộc

Con thác muốn dậy đã có con sao

Con sao muốn dậy, đã có trời sáng

Con nhà người muốn dậy, đã có em có anh

Đạo làm vua không tranh

Đạo làm người không cướp

Vua đã yêu, chúa đã chuộng

Đã có người vụng người tài

Đã có người trai người gái

Đồi bãi đã có thú to

Rừng thưa đã có chim nhỏ

Dưới nước

Đã đẻ con cá, con tôm

Đầu hôm đã sinh con rùa

Tối ngày đã sinh con rái

Dưới đất,

Cái gì cũng có

Gió ầm ầm đã nghe

Mưa le re đã thấy

Thứ nào muốn dậy đều nên thân nên hình

Đất đã có

Đất rộng thênh thang

Chuyện chưa kể nên một gang

Chuyện chưa kể sang một lẽ

Người già người trẻ

Lại nghe chuyện đến chuyện đi

Lại nghe chuyện xưa chuyện cũ

Người ở sướng, ăn ngon

Cũng có đứa khôn, thằng dại

Người khôn nghe kể lại

Thằng dại nghe vội nghe vàng

Phải chờ nghe thêm

Chuyện đẻ nước.

 (Văn học dân gian, Tác phẩm dùng trong nhà trường, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006)

đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Chọn đáp án đúng đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Câu 1. 

Văn bản trên thuộc tiểu/thể loại nào?

  1. Sử thi.
  2. Thần thoại.
  3. Truyện thơ.
  4. Truyện thơ Nôm khuyết danh.

Câu 2. 

Đề tài của văn bản là:

  1. Sự hình thành của vũ trụ, trời đất.
  2. Sự hình thành các vị thần và muôn loài.
  3. Công cuộc “đẻ đất” và sự hình thành muôn vật, con người, cuộc sống.
  4. Công cuộc “đẻ đất, đẻ nước”.

Câu 3. 

Dòng nào nói đúng nội dung trong văn bản?

  1. Thần thánh hóa tự nhiên và các anh hùng bộ lạc.
  2. Lý tưởng hóa, huyền thoại hóa thần linh và hiện tượng tự nhiên.
  3. Thần linh hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
  4. Thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Câu 4.

Nhân vật trung tâm ở văn bản trên là ai? Thể hiện đặc trưng nào của sử thi?

  1. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thể hiện vai trò sáng lập thế giới của thần linh.
  2. Muôn vật và con người. Thể hiện cuộc chinh phục tự nhiên và xã hội.
  3. Con người, vạn vật… Thể hiện khao khát khám phá thế giới của con người
  4. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thể hiện vai trò sáng lập thế giới.

Câu 5.

Hình ảnh cây xanh đầu tiên mọc “Thân trên mặt đất, thân cây biết rung- Trong tán trong cành có tiếng đàn bà con gái?” thể hiện ý nghĩa gì?

  1. Nguồn gốc muôn loài bắt nguồn từ cây xanh và con người.
  2. Nguồn gốc muôn loài là từ cây xanh (mọc từ đất) và liên quan đến người mẹ.
  3. Cây cối là nguồn gốc tạo ra vạn vật, con người.
  4. Cây cối và con người được xuất hiện đầu tiên trong vũ trụ.

Câu 6.

Cốt truyện, sự việc của văn bản mang đặc điểm gì nổi bật của sử thi?

  1. Xoay quanh sự ra đời của “đất, nước” và công cuộc hình thành muôn loài của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).
  2. Quá trình chinh phục thế giới tự nhiên và khát vọng, ý chí của con người.
  3. Xoay quanh sự ra đời của “đất” và công cuộc hình thành muôn loài, sáng tạo giá trị văn hóa của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).
  4. Xoay quanh sự ra đời của “đất, nước” (thế giới tự nhiên) và công cuộc hình thành muôn loài của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).

Câu 7.

Việc ông bà Thu Tha, Thu Thiên xuất hiện đầu tiên, là người sáng tạo ra con người, cuộc sống thể hiện nhận thức, mong muốn gì của người Mường cổ?

  1. Con người được sinh ra từ thần linh, tạo ra cuộc đẻ đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.
  2. Con người được sinh ra từ một cặp vợ chồng và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.
  3. Con người tạo ra cuộc đẻ đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.
  4. Con người được sinh ra từ cây xanh mọc trên đất và được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

Câu 8.

Dòng nào dưới đây KHÔNG miêu tả sự thay đổi cuộc sống sau cuộc “đẻ đất”.

  1. Con thác muốn dậy đã có con sao/ Con sao muốn dậy, đã có trời sáng.
  2. Tre pheo có gai, có ngọn /Con người biết nói.
  3. Đã có người vụng người tài/Đã có người trai người gái.
  4. Trông trời, trời bao la rộng rãi/Trông đất, đất vắng vẻ trống không.

Câu 9.

Biện pháp nghệ thuật nào tập trung khắc họa sự trỗi dậy của con người, vạn vật sau cuộc “đẻ đất”.

  1. So sánh, nhân hóa.
  2. Nhân hóa, phép điệp.
  3. Nhân hóa, phóng đại.
  4. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

Câu 10.

Dòng nào KHÔNG nói về nét đặc sắc nghệ thuật sử thi của văn bản trên?

  1. Nhân vật thần linh, có vai trò sáng tạo thế giới.
  2. Hình ảnh chân thực, linh hoạt, nhịp điệu cân xứng, hài hòa.
  3. Không xuất hiện yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
  4. Không gian cộng đồng, thời gian quá khứ, không xác định.

Câu 11.

Giá trị lịch sử, nhân văn của quan niệm “đẻ đất” trong văn bản được thể hiện như thế nào?

  1. “Đất” là khởi nguồn của sự sống muôn loài, hình thành dân tộc, phát triển sản xuất, bản Mường và sáng tạo văn hóa.
  2. “Đất” là nơi lưu giữ lịch sử hình thành, phát triển dân tộc, con người, văn hóa.
  3. “Đất” là yếu tố quan trọng, trong lịch sử xây dựng và phát triển cộng đồng.
  4. “Đất” là khởi nguồn của sự sống, là nơi hình thành dân tộc, phát triển sản xuất.

Câu 12.

Chủ đề, thông điệp của văn bản trên là:

  1. Nhận thức về sức mạnh và khát vọng sáng tạo trong mỗi con người.
  2. Lý giải sự hình thành của đất, sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng, mong muốn một cuộc sống yên ấm, trù phú.
  3. Lưu giữ kí ức, mong muốn cuộc sống yên ấm, trù phú cho cộng đồng.
  4. Lý giải sự hình thành của đất, nước; sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng.

 

Thực hiện các yêu cầu: đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Câu 13.

Theo em, quan niệm “đẻ đất” của văn bản trên góp phần thể hiện t tưởng, chủ đề chung của tác phẩm “Đẻ đất đẻ nước” như thế nào?

Câu 14.

Những quan niệm và khát vọng về cộng đồng của người Mường cổ còn phù hợp cuộc sống hiện đại ngày nay không? Lý giải rõ bằng dẫn chứng từ văn bản. (trả lời từ 6-8 dòng)

đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Gợi ý trả lời

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. A  Sử thi.

Câu 2. C Công cuộc “đẻ đất” và sự hình thành muôn vật, con người, cuộc sống.

Câu 3. D Thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Câu 4. A Ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Thể hiện vai trò sáng lập thế giới của thần linh.

Câu 5. B Nguồn gốc muôn loài là từ cây xanh (mọc từ đất) và liên quan đến người mẹ.

Câu 6. C Xoay quanh sự ra đời của “đất” và công cuộc hình thành muôn loài, sáng tạo giá trị văn hóa của các vị thần linh (ông Thu Tha, bà Thu Thiên).

Câu 7. A Con người được sinh ra từ thần linh, tạo ra cuộc đẻ đất và mong muốn nhận được sự phù trợ, giúp đỡ của các vị thần.

Câu 8. D Trông trời, trời bao la rộng rãi/Trông đất, đất vắng vẻ trống không.

Câu 9. B Nhân hóa, phép điệp.

Câu 10. C  Không xuất hiện yếu tố kì ảo, tưởng tượng.

Câu 11. A “Đất” là khởi nguồn của sự sống muôn loài, hình thành dân tộc, phát triển sản xuất, bản Mường và sáng tạo văn hóa.

Câu 12. B Lý giải sự hình thành của đất, sự xuất hiện muôn loài và sáng tạo giá trị văn hóa cộng đồng, mong muốn một cuộc sống yên ấm, trù phú.

 

Trả lời các câu hỏi sau: đẻ đất ; trắc nghiệm đẻ đất ; đọc hiểu đẻ đất ; đẻ đất trắc nghiệm ; đẻ đất đọc hiểu

Câu 13.

+ Quan niệm “đẻ đất” của văn bản: Sự hình thành của đất (yếu tố tự nhiên), làm nền tảng cho sự sống con người, muôn vật và hình thành giá trị văn hóa đời sống bản mường, cộng đồng.

+ Chủ đề của “đẻ đất đẻ nước”: Giải thích sự hình thành của vũ trụ, tự nhiên, đất nước.

– Kết nối các nội dung trên, học sinh nhận xét, liên hệ: “Đẻ đất” là yếu tố đầu tiên, quan trọng để cấu thành các bộ phận văn hóa, lịch sử, địa lí dân tộc, gắn chặt với chủ đề chung văn bản.

Câu 14.

– Quan niệm và khát vọng của người Mường cổ trong văn bản “Đẻ đất”: Vũ trụ, muôn loài đều chung một nguồn gốc “vạn vật nhất thể”, khát vọng gắn bó cội nguồn, cộng cảm thiêng liêng của mỗi người dân Mường…

– Liên hệ cuộc sống hiện nay: Đây vẫn là quan niệm đúng đắn, tích cực, thể hiện tính dân tộc, nhân loại sâu sắc, rất cần thiết với bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.

– HS tự lý giải bằng dẫn chứng từ văn bản.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *