Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Phương ấy (Hoàng Nhuận Cầm) ;  phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy  (18 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

Đọc văn bản sau: 

PHƯƠNG ẤY

(Hoàng Nhuận Cầm)

Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy

Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn.

 

Là cái phương sao quá bồn chồn

Đón thư mẹ qua bảy vòng lửa khói

Vết thương đỏ, viên đạn thì sáng chói

Chiếc lá xanh kỳ lạ trút trong đời.

 

Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ

Tiếng Tổ quốc trên môi khi đạn xé

Tiếng cuối cùng khi khẩu súng nắm trên tay.

 

Chỗ Hiến nằm – giờ trời trắng heo may

Chỗ Thi ngủ – bình minh rơi tím đất

Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật

Ơi chiến hào tha thiết tuổi hai mươi.

 

Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi

Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới

Người con gái cõng mình qua đạn xối

Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên.

 

Là cái phương chưa rõ cả mặt em

Chưa khóc kịp bao bạn bè nhắm mắt

Là cái phương nấm mộ người giữ đất

Chớp bên đường như một ảnh sao nâu.

 

Phương ấy dài ngút ngút Cà Mau

Nơi trắng sóng, lá rừng xanh ngắt ngắt

Ôi phương ấy ở đâu tôi cũng gặp

Hát vô bờ chữ Đất, lá cây ơi!

 

Phương ấy còn ở mãi trong tôi

Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói

Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.

(Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Hoàng Nhuận Cầm, NXB Hội nhà văn, 2007)

 phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ ?

  1. Thơ tự do, chia khổ không đều, gieo vần liền.
  2. Thơ tự do; mỗi khổ 4 dòng; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt.
  3. Thơ hỗn hợp, dòng, khổ dài ngắn khác nhau.
  4. Thơ tự do, các khổ dài, không có vần.

Câu 2.

Dòng nào nói lên đề tài của bài thơ?

  1. Người lính.
  2. Nỗi nhớ bạn bè.
  3. Chiến tranh và ký ức.
  4. Hậu chiến.

Câu 3.

Dòng nào nói lên đối tượng trữ tình của bài thơ ?

  1. Đồng đội cùng đơn vị.
  2. Phương ấy – nhà thơ từng chiến đấu.
  3. Cô giao liên.
  4. Nơi đồng đội nằm lại.

Câu 4.

Dòng nào nói lên ý nghĩa của cụm từ “Là cái phương”, “phương ấy”?

  1. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy là nỗi nhớ da diết, là dòng cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.
  2. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định nỗi nhớ của nhà thơ đang hướng về phương ấy.
  3. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy có đồng đội của nhà thơ đang chờ.
  4. Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy là nơi chứa những kỷ niệm không thể phai mờ.

Câu 5.

Trong ký ức nhà thơ, phương ấy đã gợi nhớ những điều gì?

  1. Tình yêu với cô gái giao liên khi bị thương.
  2. Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; nơi mình gánh trách nhiệm với đất nước.
  3. Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội.
  4. Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; xác định sẽ hy sinh.

Câu 6.

Những hình ảnh nào gợi sự hủy diệt của bom đạn, chất độc hóa học thời chiến tranh?

  1. Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn.
  2. không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn; dãy kẽm gai dài.
  3. Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; sao rơi.
  4. Mùi cỏ cháy; cỏ cháy rát hoàng hôn.

Câu 7.

Cụm từ: sao quá bồn chồn diễn tả tâm trạng của nhà thơ ở thời điểm nào?

  1. Khi chờ thư mẹ.
  2. Ngóng chờ về phương ấy.
  3. Khi khẩu súng nắm trên tay.
  4. Khi lá xanh kỳ lạ trút trong đời.

Câu 8.

Dòng thơ nào cho thấy, cảnh chiến trường và đồng đội của nhân vật trữ tình được gợi ra từ ký ức?

  1. Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy.
  2. Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai.
  3. Mặt trận xưa, đồng trưa đưa cỏ mật.
  4. Cả b & c.

Câu 9.

Những từ ngữ nào gợi lên hoàn cảnh người lính đón nhận thư mẹ? Đó là hoàn cảnh nào?

  1. Vết thương đỏ – nơi người lính đang nằm viện dưỡng thương.
  2. Viên đạn sáng chói – nơi người lính đang luyện tập.
  3. Bảy vòng lửa khói; vết thương đỏ; viên đạn sáng chói – nơi đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt.
  4. Chiếc lá xanh; mùa mưa – nơi đóng quân của đơn vị.

Câu 10.

Tình yêu người lính dành cho mẹ được thể hiện đặc biệt như thế nào trong hai dòng thơ sau?

“Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ”

  1. Nỗi thương nhớ mẹ trở thành âm thanh hòa trong tiếng mưa.
  2. Nỗi thương nhớ mẹ trở thành hình ảnh đọng lại nơi mái tóc mẹ.
  3. Mái tóc gợi dòng chảy thời gian và tuổi tác của mẹ.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 11.

Tình yêu người lính trẻ dành cho đất nước trỗi dậy mãnh liệt nhất ở thời điểm, hoàn cảnh nào?

  1. Phút giây ác liệt nhất, súng trên tay và đạn đã lên nòng.
  2. Khi luyện tập bắn súng.
  3. Khi hô khẩu hiệu dưới làn đạn.
  4. Khi cần sự hy sinh, dâng hiến.

Câu 12.

Nhà thơ nói về sự hy sinh của đồng đội mình bằng cách nào? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

  1. Là nấm mộ người giữ đất – hóa thân vào đất mẹ thành linh hồn bất tử.
  2. Là đang nằm, đang ngủ, đang giữ đất, nhắm mắt- đồng đội bất tử, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
  3. Là đang ngủ – nghỉ ngơi bình yên nơi đất mẹ.
  4. Đang nằm – tuổi hai mươi vĩnh viễn với thời gian.

Câu 13.

Dòng thơ nào nói lên nỗi đau chất chứa, khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ?

  1. Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi.
  2. Hát vô bờ chữ Đất, lá cây ơi!
  3. Chưa khóc kịp bao bạn bè nhắm mắt.
  4. Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói.

Câu 14.

Nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc với phương ấy bằng hình thức nào?

  1. Gián tiếp.
  2. Trực tiếp.
  3. Cả trực tiếp, gián tiếp.
  4. Chủ yếu thể giọng điệu và âm hưởng thơ.

Câu 15.

Dòng nào nói lên tình cảm, cảm xúc bao trùm bài thơ?

  1. Nhớ thương, trân trọng, tự hào ngợi ca người lính hy sinh vì Tổ quốc.
  2. Buồn đau vì những đồng đội đã hy sinh.
  3. Day dứt, ân hận vì không kịp khóc khi bạn hi sinh.
  4. Tự hào vì đã dâng hiến tuổi trẻ cho Tổ quốc.

Câu 16.

Điều gì đọng lại trong tâm hồn nhân vật trữ tình, làm nên yếu tố mở cho bài thơ ?

  1. Phương ấy là người bạn luôn cất lên tiếng nói trong tâm hồn nhà thơ.
  2. Mãi nhớ về Phương ấy và trách nhiệm của tuổi 20 đối với đất nước.
  3. Suốt đời nhà thơ không thể quên nổi phương ấy.
  4. Người lính sẽ làm gì trước chân trời mới, khi chiến tranh kết thúc.

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 17.

Phân tích hiện thực được phản ánh và vẻ đẹp tâm hồn của người lính trẻ trong khổ thơ sau:

“Cái chiến hào tha thiết ở trong tôi

Xanh thăm thẳm lưng đèo giao thừa tới

Người con gái cõng mình qua đạn xối

Tình yêu thầm, kín lại lối giao liên.”

Câu 18.

Bài thơ “Phương ấy” – Hoàng nhuận Cầm cho em nhận thức gì về hiện thực chiến tranh, về lẽ sống của những người lính trẻ trong kháng chiến chống Mỹ? Sưu tầm 2 câu thơ nói về trách nhiệm của những người lính thời chống Mỹ đối với Tổ quốc.

 

phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy
phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy

Gợi ý trả lời:

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. B Thơ tự do; mỗi khổ 4 dòng; gieo vần, số tiếng trong dòng thơ linh hoạt.

Câu 2. A Người lính.

Câu 3. B Phương ấy – nhà thơ từng chiến đấu.

Câu 4. A Lặp lại nhiều lần như điệp khúc khẳng định phương ấy là nỗi nhớ da diết, là dòng cảm xúc mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ.

Câu 5. B Sự hủy diệt của bom đạn; chờ thư mẹ, nhớ mẹ; nơi mất đồng đội; nơi mình bị thương; nơi mình gánh trách nhiệm với đất nước.

Câu 6. A Mùi cỏ cháy; không tiếng gà cất gáy; cỏ cháy rát hoàng hôn.

Câu 7. B Ngóng chờ về phương ấy.

Câu 8. D Cả b & c.

Câu 9. C Bảy vòng lửa khói; vết thương đỏ; viên đạn sáng chói – nơi đang diễn ra cuộc chiến khốc liệt.

Câu 10. D  Tất cả các ý trên.

Câu 11. A  Phút giây ác liệt nhất, súng trên tay và đạn đã lên nòng.

Câu 12. B Là đang nằm, đang ngủ, đang giữ đất, nhắm mắt- đồng đội bất tử, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Câu 13. C Chưa khóc kịp bao bạn bè nhắm mắt.

Câu 14. C Cả trực tiếp, gián tiếp.

Câu 15. A Nhớ thương, trân trọng, tự hào ngợi ca người lính hy sinh vì Tổ quốc.

Câu 16. B Mãi nhớ về Phương ấy và trách nhiệm của tuổi 20 đối với đất nước.

 phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy

Trả lời câu hỏi sau: phương ấy ; phương ấy đọc hiểu ; phương ấy trắc nghiệm ; đọc hiểu phương ấy ; trắc nghiệm bài thơ phương ấy ; trắc nghiệm phương ấy

Câu 17.

– Hiện thực chiến tranh khốc liệt ảnh chiến hào, đạn xối; Người con gái cõng – khi bị thương.

– Tình cảm thầm kín với cô giao liên khiến chiến hào trở nên tha thiết, khiến màu xanh lưng đèo thăm thẳm hơn.

-> Thể hiện đồng thời chiến tranh và tình cảm thiêng liêng, rung động trong tâm hồn người lính trẻ làm dịu đi sự ác liệt của chiến tranh, tiếp thêm sức mạnh tinh thần nơi chiến trường.

– Khổ thơ thể hiện tinh tế vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn người lính dũng cảm, nhạy cảm lạc quan…

Câu 18.

– HS tự trả lời theo nhận thức của cá nhân, chú ý bám sát hiện được phán ánh qua hình ảnh, từ ngữ của văn bản thơ.

– HS có thể tham khảo gợi ý sau:

+ Hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt: đời sống vật chất, tinh thần của người lính đều diễn ra dưới mưa bom, bão đạn; liên tục phải đối mặt với thương vong; có lúc không kịp khóc thương, tiễn biệt đồng đội.

+ Lẽ sống: Người lính chiến đấu quả cảm, giàu tình cảm, lạc quan; khi đối mặt với hiểm nguy là khi tình yêu Tổ quốc dâng lên mãnh liệt nhất; người lính luôn nghĩ về trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc.

– Sưu tầm 2 câu thơ nói về trách nhiệm của những người lính đối với Tổ quốc

+ “Chúng tôi đi không tiếc cuộc đời mình.

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc.

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi còn chi Tổ quốc” (Thanh Thảo).

+ “Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai” (Bằng Việt)

+ “Ta đi hôm nay đã không là sớm.

Đất nước hành quân mấy chục năm rồi.

Ta đến hôm nay cũng không là muộn.

Đất nước còn đánh giặc chưa thôi” (Phạm Tiến Duật).

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *