Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN: TRUYỆN NGẮN GỢI NGHĨ
(Vũ Hà Minh)
Về truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan (DBHL), nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã viết: “Trong tập Sợi Tóc, có tất cả 5 truyện, thì trừ truyện DBHL không có gì đặc sắc, còn những truyện Tối Ba Mươi, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Sợi Tóc, đều là những truyện vào hạng những đoản thiên tiểu thuyết đáng kể là hay nhất trong văn chương Việt Nam”.
Với lời bình trên, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan có lẽ là một trong những độc giả đầu tiên đương thời với nhà văn Thạch Lam thừa nhận tài năng của tác giả hàng đầu ấy của văn xuôi Việt Nam. Thế nhưng không hiểu vì sao lại có lòng trong đó một phủ nhận: trừ truyện Dưới bóng hoàng lan không có gì đặc sắc?
Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện. Nó sâu xa gợi nghĩ. Thời gian đọng lại, không gian tĩnh, những hé lộ kín đáo bi kịch đời người mà độc giả phải đọc kỹ mới cảm được.
“Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào”, câu ấy, mở đầu DBHL đã đáng kể là một trong những câu mở truyện ngắn bậc thầy. Ngắn và gọn, đơn giản, thật thế, mà kỳ thực khó lòng viết ra nổi. Một câu như không, song chắc chắn nhà văn đã phải rất kỳ công. Bởi khó hàng đầu của một truyện ngắn là câu mở đầu. Người đọc có đọc sang câu thứ hai và đọc đến câu chót của truyện hay không là do câu đầu truyện quyết định.
Với dạng truyện không cốt truyện thì câu mở truyện lại càng trọng hơn, càng đòi hỏi công phu và thực tài của nhà văn hơn. Trong câu mở của DBHL, từng từ một được lựa không chỉ theo nghĩa mà còn bằng âm để tạo nên cả nhịp điệu cả tiếng động cho câu. Câu mở như thế đưa người đọc vào ngay cái thần của truyện là nỗi nao nao mơ hồ, bâng khuâng và âm thầm.
Truyện ngắn kiệm lời, chỉ gợi ý, khiến người đọc phải tự ngẫm ra. Thanh nghẹn họng; mãi chàng mới cất được tiếng gọi khẽ: Bà ơi. Một nỗi đau buồn thoáng nhanh trong câu ấy, tác giả không lộ rõ ra, Thanh là chàng trai mồ côi cha mẹ … một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bẵng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh? Đáp lại tiếng gọi Bà ơi, một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn: con mèo của bà chàng… Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo: “Bà mày đâu?”
Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng.
Cuộc đời các nhân vật của DBHL dường như hoàn toàn êm ả trôi xuôi. Tuy nhiên vẫn có cái gì đó bất an mà truyện buộc ta phải nghĩ tới. Những tình huống hiền lành này sẽ kéo dài được bao lâu? Liệu Thanh có thể cứ đều đều hàng năm trở về nơi bình yên và thong thả này? Rồi đây Thanh và cô Nga láng giềng sẽ gắn bó lâu dài hay chỉ là gặp lại nhau vậy thôi rồi ngày mai chàng lại ra đi? Đã phải là tình yêu chưa khi cô Nga nói khe khẽ: Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá. Văn Thạch Lam đặc biệt hay ở những lời thân thương vô cùng giản dị như thế của con người. Thanh chẳng biết nói gì; chàng vít một cành lan xuống giữ trong tay để Nga tìm hoa, rồi nhẹ nhàng buông ra cho cành lại cong lên. Và trong đêm khuya khi sắp chia tay: Không lưỡng lự, Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình, Nga cũng đứng lên yên lặng. Lâu lâu, Nga rút tay khẽ nói: Thôi, em về, Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải. Chàng đến trường kỷ ngồi ở bên đèn.
Câu cuối này ngấm vào lòng người bởi nỗi buồn vô hạn và không lời của nó. Người đọc đương thời với Thạch Lam có thể chỉ cảm thấy thương và buồn cho mỗi tình chưa kịp ngỏ lời, mối tình quá đỗi mong manh, mơ hồ, thoang thoảng như hương hoàng lan trong bóng vườn xưa. Buồn và lãng mạn, văn hay, thật vậy, nhưng chỉ thế thôi, chẳng có chuyện gì, nên người ta dễ cho rằng DBHL không có gì đặc sắc.
Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt. Chắc chắn ông viết DBHL bởi ông cảm thấy một cái gì đó, một cái gì đó không thấy được và không hiểu được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề những tháng ngày dường như là cực kỳ tĩnh lặng của buổi đương thời cuộc đời ông. Vì vậy nỗi buồn của DBHL thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm, một niềm tiên cảm về cuộc đời tác giả và cả hoàn cảnh của đất nước nữa những năm tháng sau đó. Thật sự là nỗi đau buồn, dù rằng không thể nhận thấy. Tới cổng, Thanh còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn. Bác Nhân nhanh nhảu cầm đỡ va ly cho chàng. Thanh dặn khẽ: Bảo tôi có lời chào cô Nga nhé. Mối tình không ngỏ lời, không tiễn đưa, không gặp được nhau lần cuối. Tất cả đều trở thành những mảnh trời xanh tan tác. Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan tác. Không lẽ đây không phải là lời dự báo, không phải là điềm báo trước?
Đi sâu vào sở trường của mình là miêu tả những tâm trạng đời người đơn lẻ, nhưng nhờ vậy mà ngòi bút Thạch Lam vô hình trung đã thể hiện được một phần tâm trạng của cả một thời. Bóng hoàng lan đây là bóng mát cuối cùng của thời quá khứ. Một chốn bình yên và thong thả cho người bộ hành trẻ tuổi trên dọc đường đời. Nhưng là một chốn bình yên không bao giờ còn có lại, chí ít là với riêng cuộc đời nhà văn.
(https://by.com.vn/Rzr7K)
Lựa chọn đáp án đúng: dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Câu 1.
Văn bản trên thuộc thể loại nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
- Văn bản truyện, kể về một người bạn.
- Văn bản nghị luận xã hội, bàn về cách đánh giá một tác phẩm thơ.
- Văn bản nghị luận văn học, đánh giá một khía cạnh thuộc tác phẩm truyện.
- Văn bản kí, ghi lại hành trình nhận thức của tác giả.
Câu 2.
Dòng nào sau đây không thuộc nội dung của văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ” ?
- Không có cốt truyện
- Em ả trôi xuôi nhưng bất an.
- Đau thương âm thầm
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Câu 3.
Dòng nào nói lên cách mở đầu đặc biệt của văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ”.
- Dẫn ý kiến của nhà phê bình để kết nối vào luận đề.
- Kể truyện về nhà phê bình để bàn luận.
- Vào luận đề bằng thủ pháp đối lập.
- Vào luận đề bằng cách nêu ý kiến.
Câu 4.
Đoạn văn bản từ “Thanh lách cánh cửa …đến do câu đầu truyện quyết định” chứa những yếu tố nào thuộc văn bản nghị luận?
- Dẫn chứng + lí lẽ
- Lí lẽ + luận điểm
- Dẫn chứng + nếu luận điểm + lí lẽ
- Dẫn chứng
Câu 5.
Văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ” đã gợi nghĩ về những điều nào sau đây ?
- Một nỗi đau buồn thoáng nhanh.
- Cuộc đời nhân vật êm ả trôi xuôi nhưng bất an.
- Một cái gì đó không thấy được nhưng rõ ràng là đang ập tới, đã cận kề.
- Tất cả các ý trên.
Câu 6.
Đoạn văn bản từ “Truyện ngắn kiệm lời… đến mỏi mắt trông chờ anh?” có vai trò như thế nào đối với toàn văn bản?
- Làm sáng lên luận điểm: Truyện ngắn kiệm lời, chỉ gợi ý.
- Đoạn có vai trò quan trọng nhất trong văn bản làm sáng lên luận đề: “truyện ngắn gợi nghĩ”.
- Làm sáng lên luận điểm: Một nỗi đau buồn thoáng nhanh.
- Là lí lẽ làm sáng tỏ ý: Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi.
Câu 7.
Dẫn chứng: “Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với mảnh trời xanh tan tác” để làm sáng tỏ luận điểm nào sau đây?
- Cuộc đời các nhân vật của DBHL dường như hoàn toàn êm ả trôi xuôi.
- Truyện không có cốt truyện.
- Nỗi buồn của DBHL thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm.
- Bóng hoàng lan là bóng mát cuối cùng…
Câu 8.
“Những tình huống hiền lành này sẽ kéo dài được bao lâu? Liệu Thanh có thể cứ đều đều hàng năm trở về nơi bình yên và thong thả này?” là:
- Câu chứa luận điểm.
- Lí lẽ.
- Dẫn chứng.
- Nêu luận đề.
Câu 9.
Xác định các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn sau. Cho biết, chúng có tác dụng gì đối với mục đích của đoạn văn bản?
“Người đọc đương thời với Thạch Lam có thể chỉ cảm thấy thương và buồn cho mối tình chưa kịp ngỏ lời, mối tình quá đỗi mong manh, mơ hồ, thoang thoảng như hương hoàng lan trong bóng vườn xưa. Buồn và lãng mạn, văn hay, thật vậy, nhưng chỉ thế thôi, chẳng có chuyện gì, nên người ta dễ cho rằng DBHL không có gì đặc sắc”.
- Yếu tố biểu cảm: thương và buồn; buồn và lãng mạn, văn hay; để phủ nhận ý kiến: nên người ta dễ cho rằng DBHL không có gì đặc sắc.
- Yếu tố biểu cảm: thương và buồn; buồn và lãng mạn, văn hay; để khắc họa tâm lý nhân vật Thanh.
- Yếu tố biểu cảm: thương và buồn; buồn và lãng mạn, văn hay; để chứng minh nỗi buồn của thời đại.
- Yếu tố biểu cảm: thương và buồn; buồn và lãng mạn, văn hay; để khẳng định văn Thạch Lam là điệu buồn muôn thuở.
Câu 10.
“Tuy nhiên một nhà văn lớn như Thạch Lam không bao giờ lại cất công viết một cái gì vô thưởng vô phạt” được hiểu như thế nào?
- Thạch Lam không bao giờ viết một điều gì vô nghĩa.
- Thạch Lam chỉ viết những điều có giá trị.
- Thạch Lam là nhà văn tài năng.
- Có người hiểu chưa đúng về sáng tác của Thạch Lam.
Câu 11.
Trích ý kiến Vũ Ngọc Phan mở đầu văn bản có vai trò như thế nào đối với mục đích của toàn văn bản?
- Đưa một ý kiến trái chiều để gợi sự tò mò ở độc giả.
- Để chứng minh – “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ”.
- Để đưa người đọc vào ngay “cái thần” của văn bản.
- Cả ý a & b.
Câu 12.
Dòng nào nói lên mục đích chính của văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ”.
- Khẳng định truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam là truyện ngắn gợi nghĩ (từ cách vào truyện, kiệm lời, ẩn ý dưới câu chữ, sự việc, tâm trạng, hành động của nhân vật).
- Để phủ nhận ý kiến: thì trừ truyện Dưới bóng hoàng lan không có gì đặc sắc.
- Để chứng minh Dưới bóng hoàng lan mang nỗi buồn của cả một thời đại.
- Để khẳng định: Cuộc đời các nhân vật của DBHL dường như hoàn toàn êm ả trôi xuôi.
Trả lời câu hỏi sau: dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Câu 13. dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Em thích nhất nhận định nào về tác phẩm Dưới bóng hoàng lan? Vì sao?
Câu 14.
Có thể thay đổi trật tự các luận điểm chính trong văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ” không? Vì sao?
Câu 15.
Văn bản “Dưới bóng hoàng lan: truyện ngắn gợi nghĩ” giúp em nhận thức thêm điều gì về bối cảnh văn hoá, xã hội thời Thạch Lam sống?.
Câu 16.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a, b
Văn bản 1 Tiếp cận cấu trúc bề mặt tác phẩm:… Người bình thơ cũng có thể bình một câu, vài ba câu, một đoạn, một khổ thơ bất kỳ nào đó trên văn bản bài thơ, đặt chúng trong toàn bộ bài thơ, miễn là số lượng từ bình cần bảo đảm đủ yêu cầu của một tác phẩm bình thơ trong quan hệ tương ứng hợp lý với bài thơ. Thí dụ, đơn vị tác phẩm thơ nhỏ nhất là một câu thơ (Tôi đứng về phe nước mắt – Dương Tường) thì không thể chỉ dùng một câu văn ngắn thông thường để bình. Một câu có thể là một tác phẩm thơ ở dạng đặc biệt, nhưng khó chấp nhận một tác phẩm bình chỉ vẻn vẹn là một câu văn với ngữ pháp và độ dài thông thường. (https://by.com.vn/ZdDwH) |
Văn bản 2 Tiếp cận trực tiếp ý nghĩa tác phẩm: Đây là phần tiếp cận chính, quan trọng nhất. Nếu hai cách tiếp cận vừa nêu % vào bản nghiêng về mặt cơ học, hoặc chỉ chú ý về một khía cạnh nhất định, thì cách tiếp cận thứ ba này đi thẳng chất nghệ thuật của tác phẩm. Ý nghĩa tác phẩm có thể là tạm phân ra ba loại: ý nghĩa về nội dung, cảm hứng, tư tưởng, vấn đề; ý nghĩa về nghệ thuật (tứ thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ, câu thơ…); ý nghĩa tổng hợp cả nội dung và nghệ thuật nói trên. Tứ thơ và tinh thần bài thơ là hai yếu tố cần xem trọng đầu tiên. (https://by.com.vn/ZdDwH) |
- Xác định điểm chung của 2 đoạn văn bản trên.
- Khi đánh giá, phân tích một tác phẩm văn học, ta cần tiếp cận cấu trúc bề mặt tác phẩm hay tiếp cận trực tiếp ý nghĩa tác phẩm? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Lựa chọn đáp án đúng: dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Câu 1. C Văn bản nghị luận văn học, đánh giá một khía cạnh thuộc tác phẩm truyện.
Câu 2. D Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Câu 3. A Dẫn ý kiến của nhà phê bình để kết nối vào luận đề.
Câu 4. C Dẫn chứng + nếu luận điểm + lí lẽ
Câu 5. D Tất cả các ý trên.
Câu 6. B Đoạn có vai trò quan trọng nhất trong văn bản làm sáng lên luận đề: “truyện ngắn gợi nghĩ”.
Câu 7. C Nỗi buồn của DBHL thực ra là nỗi đau thương, một nỗi đau thương âm thầm.
Câu 8. B Lí lẽ.
Câu 9. A Yếu tố biểu cảm: thương và buồn; buồn và lãng mạn, văn hay; để phủ nhận ý kiến: nên người ta dễ cho rằng DBHL không có gì đặc sắc.
Câu 10. A Thạch Lam không bao giờ viết một điều gì vô nghĩa.
Câu 11. D Cả ý a & b.
Câu 12. A Khẳng định truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam là truyện ngắn gợi nghĩ (từ cách vào truyện, kiệm lời, ẩn ý dưới câu chữ, sự việc, tâm trạng, hành động của nhân vật).
Trả lời câu hỏi sau: dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; trắc nghiệm dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; đọc hiểu dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ đọc hiểu ; dưới bóng hoàng lan truyện ngắn gợi nghĩ trắc nghiệm
Câu 13.
– Phải xác định và lựa chọn đúng câu chứa luận điểm/quan điểm/bình luận sắc nét về một khía cạnh/phương diện cụ thể của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.
– Nêu rõ lí do yêu thích (2 lí do trở lên; lí do phải có căn cứ, bám sát một dẫn chứng trong văn bản).
Câu 14.
– Không thể thay đổi được.
– Vì các luận điểm đi từ khái quát đến cụ thể, đi từ mở đầu vào chiều sâu nội dung của tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” – Thạch Lam.
Câu 15.
– HS tự trả lời từ nhận thức của bản thân.
– Có thể tham khảo ý sau:
+ Xã hội, đất nước chứa một nỗi đau thương âm thầm.., cuộc sống của con người buồn, chứa âu lo.
+ Có điều bất ổn đang ập tới, đã cận kề…
Câu 16.
- Cùng bàn về cách tiếp cận tác phẩm văn học.
- Cần tiếp cận cả cấu trúc bề mặt tác phẩm và tiếp cận ý nghĩa tác phẩm.
– Bởi cấu trúc bề mặt tác phẩm là cơ sở để tiếp ý nghĩa tác phẩm (nếu không tiếp cận cấu trúc bề mặt tác phẩm mà tiếp cận trực tiếp ý nghĩa tác phẩm sẽ sa vào tình trạng suy diễn…khó thuyết phục người đọc).