Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Nhớ mẹ năm lụt (Huy Cận) ; nhớ mẹ năm lụt đọc hiểu ; nhớ mẹ năm lụt trắc nghiệm ; đọc hiểu nhớ mẹ năm lụt ; trắc nghiệm nhớ mẹ năm lụt (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: nhớ mẹ năm lụt ; nhớ mẹ năm lụt đọc hiểu ; nhớ mẹ năm lụt trắc nghiệm ; đọc hiểu nhớ mẹ năm lụt ; trắc nghiệm nhớ mẹ năm lụt
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
NHỚ MẸ NĂM LỤT
(Huy Cận)
Năm ấy lụt to tận mái nhà
Mẹ con lên chạn( 1 ) – Bố đi xa
Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh
Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.
Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.
Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn
“Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng
Đáp lại từ xa một tiếng “ời”
Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau
Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn
Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu.
Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ
Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan
Nuôi con lớn giữa bao cay cực
Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.
Năm ấy vườn cau long mấy gốc
Rầy đi một dạo, trái cau còi
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.
(www.thivien.net)
Chú thích:
(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt).
* Huy Cận: Cù Huy Cận (1919 –2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984-1995.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?
- Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
- Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.
- Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.
- Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ.
Câu 2.
Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
- Nhịp 4/2 và 2/4.
- Nhịp 4/3.
- Nhịp 3/4 và 4/3.
- Khó xác định.
Câu 3.
Dòng nào nói lên đề tài của bài thơ?
- Thiên nhiên.
- Quê hương.
- Người mẹ.
- Gia đình.
Câu 4.
Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
- Khâm phục, biết ơn.
- Thương cảm.
- Tôn trọng, tự hào.
- Ngợi ca.
Câu 5.
Nhân vật trữ tình của bài thơ là:
- Người mẹ.
- Người con.
- Người hàng xóm.
- Người cha.
Câu 6.
Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà?
- Hàng cau long rễ.
- Sự an toàn của con.
- Bốn bề nước réo.
- Nước mênh mông trắng.
Câu 7.
Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con?
- Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.
- Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.
- “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
- Nuôi con lớn giữa bao cay cực.
Câu 8.
Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt?
- Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị.
- Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn.
- Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp.
- Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước.
Câu 9.
Hai câu thơ sau diễn tả điều gì?
“Nước, nước… lạnh tê như số phận
Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau”
- Nước lụt rất lạnh.
- Sự sống, con người trong lụt thật đáng thương.
- Sự sống bị đe dọa.
- Chỉ còn hàng cau sống trong lụt.
Câu 10.
Những câu thơ nào khái quát lên phẩm chất và cuộc đời mẹ ?
- Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu; Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc; Đường trơn bấu đất mę kiên gan.
- Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu; Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà; Nước lụt đời lên mẹ cắn răng.
- Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc; Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan.
- Nước lụt đời lên mẹ cắn răng; Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc.
Câu 12.
Dòng nào nói lên tình cảm, cảm xúc chính trong bài thơ?
- Tình yêu thương của mẹ dành cho con.
- Tình yêu thương, sự khâm phục của con dành cho mẹ.
- Tình yêu thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương.
- Xót thương cho con người cảnh vật trong mùa lũ.
Câu 13.
Dòng nào nói lên chủ đề của văn bản và những dấu hiệu nhận biết chủ đề đó?
- Mẹ kiên cường, vượt qua bão tố để nuôi con. Qua việc làm của mẹ.
- Con yêu thương kính trọng mẹ. Qua cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Mẹ luôn mong con an toàn. Qua nỗi lòng của mẹ trong ngày lụt.
- Bão tố cuộc đời không quật ngã được mẹ. Qua những câu thơ nói về ý chí của mẹ.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 14.
Phân tích hình ảnh người mẹ trong khổ thơ sau (trả lời câu hỏi a, b).
“Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc
Thương con lúc ấy biết gì hơn?
Nước mà cao nữa không bè thúng
Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.”
- Tình cảnh của người mẹ được gợi tả qua từ ngữ, hình ảnh và chi tiết nào?
- Trạng thái cảm xúc nào đang ngự trị trong tâm hồn mẹ lúc nguy khốn nhất?
- Khổ thơ khiến em tưởng tượng ra khung cảnh như thế nào? Khiến em nghĩ đến điều gì nhiều nhất?
Câu 15.
Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ:
Câu 16.
Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau?
“Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi.”
Câu 17.
Em nhận được thông điệp gì từ bài thơ trên? Chia sẻ về điều đó trong khoảng 3-5 dòng.
Gợi ý trả lời
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. B Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.
Câu 2. A Nhịp 4/2 và 2/4.
Câu 3. C Người mẹ.
Câu 4. A Khâm phục, biết ơn.
Câu 5. B Người con.
Câu 6. B Sự an toàn của con.
Câu 7. D Nuôi con lớn giữa bao cay cực.
Câu 8. A Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị.
Câu 9. B Sự sống, con người trong lụt thật đáng thương.
Câu 10. A Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu; Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc; Đường trơn bấu đất mę kiên gan.
Câu 12. B Tình yêu thương, sự khâm phục của con dành cho mẹ.
Câu 13. A Mẹ kiên cường, vượt qua bão tố để nuôi con. Qua việc làm của mẹ.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 14.
a.Tình cảnh của người mẹ được gợi tả qua từ ngữ, hình ảnh và chi tiết: cắn bầm môi khóc; không bè thúng; nước mà dâng cao; ấy biết gì hơn.
b. Trạng thái cảm xúc nào ngự trị trong tâm hồn mẹ: Lo lắng cho sự an nguy của con; thương con và bất lực trước tình cảnh nguy khốn.
c. Học sinh tự trả lời (tham khảo gợi ý sau).
– Gợi ý: bám sát ngôn từ, hình ảnh để tưởng tượng; suy tới cảnh tượng gợi ra từ hình ảnh thơ và cảnh mình tưởng tượng (tình cảnh của con người trước thiên tai lũ lụt ở Việt N Nam và thế giới).
Câu 15.
– Đặt nhan đề là hình ảnh, sự việc gây ấn tượng (hình ảnh mẹ; sự việc lũ dữ).
– Mạch cảm xúc trong bài thơ: khơi gợi từ kí ức về năm ấy lụt to đến hình ảnh người mẹ thương con với nỗi lo toan, chịu đựng đối mặt với lũ… dẫn đến những suy ngẫm về cuộc đời mẹ kiên cường trước gian khó và kết thúc là mẹ trước cảnh tan hoang sau lũ.
Câu 16.
– Gợi cảnh đau lòng sau lũ: mẹ thêm già nua; tài sản tan hoang chỉ còn vũng nước đọng.
– Nỗi lòng quặn đau khi nhìn mẹ già và cảnh nhà sau lụt.
Câu 17. nhớ mẹ năm lụt ; nhớ mẹ năm lụt đọc hiểu ; nhớ mẹ năm lụt trắc nghiệm ; đọc hiểu nhớ mẹ năm lụt ; trắc nghiệm nhớ mẹ năm lụt
– Học sinh tự làm theo cảm xúc, nhận thức của cá nhân.
– Gợi ý:
+ Nhận thức về sự tàn khốc của thiên nhiên, hiện thực cuộc sống của con người trước hiện tượng bất thường của thời tiết.
+ Con người cần đề phòng, có bản lĩnh để tồn tại…
+ Tư tưởng nhân đạo: cảm thông, chia sẻ với đồng loại trước biến động cuộc sống.
nêu cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật trữ tình bằng một đoạn văn 5 đến 10 câu
yêu cầu về hình thức đảm bảo dung lượng không quá 10 câu văn đúng cấu trúc đoạn văn
yêu cầu về nội dung làm rõ hình ảnh người mẹ trong ký ức của nhân vật con
Trong ký ức của nhân vật trữ tình, hình ảnh người mẹ trở thành điểm tựa vững chắc giữa cuộc sống lụt lội. Bức tranh mẹ trùm con, như mẹ gà che chở, là biểu tượng tình mẹ thiêng liêng. Môi mẹ cắn bầm để giữ cho con không khóc, đẩy lùi nỗi sợ hãi trước đại lụt. Mẹ, trong lời dặn với láng giềng, là người mạnh mẽ kêu gọi sự giúp đỡ, thể hiện lòng can đảm và lòng nhân ái. Trong lúc nước mênh mông, mắt mẹ trừng sâu hơn nước, là biểu tượng kiên cường và tình mẹ đong đầy. Hình ảnh vườn cau và tóc bạc thêm chùm là dấu hiệu của thời gian trôi qua, nhưng mẹ vẫn đứng vững, là nguồn động viên mãnh liệt trong tâm hồn người con.