Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Cảnh thu ; đọc hiểu cảnh thu ; trắc nghiệm cảnh thu ; cảnh thu đọc hiểu ; cảnh thu trắc nghiệm (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề: Cảnh thu ; đọc hiểu cảnh thu ; trắc nghiệm cảnh thu ; cảnh thu đọc hiểu ; cảnh thu trắc nghiệm
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
CẢNH THU
Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ(1)
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
(Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004)
Chú thích:
Bài thơ này hiện nay vẫn chưa rõ là của Bà Huyện Thanh Quan hay của Hồ Xuân Hương.
(1)Nghĩa là sơ sài mà thanh nhã
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Văn bản Cảnh thu thuộc thể thơ nào? Vì sao em xác định như vậy?
- Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
- Thể thơ thất ngôn, vì mỗi dòng có 7 chữ.
- Thể thơ tứ tuyệt, vì có 4 khổ, mỗi khổ 4 dòng.
- Thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
Câu 2.
Bài thơ diễn tả cảm xúc của ai? Ở thời điểm nào?
- Của nhân vật trữ tình – trước cảnh thu.
- Của thi sĩ yêu mùa thu, trong đêm trăng sáng.
- Của thi sĩ yêu mùa thu, trong buổi sáng mùa thu.
- Của người yêu thiên nhiên, đang ngắm trăng thu .
Câu 3.
Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bản dịch thơ?
- Vần lưng.
- Vần cách.
- Vần liền.
- Linh hoạt, đa dạng.
Câu 4.
Dòng nào nói lên cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ?
- Buồn man mác.
- Say đắm với cảnh thu.
- Nhớ cảnh xưa, người cũ.
- Phơi phới cùng sắc thu.
Câu 5.
Nghệ thuật đối ở bài thơ Cảnh thu thể hiện ở 2 dòng thơ nào?
- Hai câu đề, hai câu kết.
- Hai câu thực, hai câu luận.
- Hai câu luận.
- Hai câu kết.
Câu 6.
Bài thơ Cảnh thu mang luật bằng. Đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 7.
Bài thơ Cảnh thu là bài thơ thất niêm. Đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Câu 8.
Vẻ đẹp nào của cảnh thu khiến nhân vật trữ tình say đắm?
- Rực rỡ.
- Thanh nhã.
- Tràn đầy sức sống.
- Tràn đầy hương sắc.
Câu 9.
Dòng nào nói lên nghệ thuật đối ở 2 câu thực?
- Đối vần, từ loại, nghĩa.
- Đối nhau về âm.
- Động từ đối với động từ.
- Danh từ đối với danh từ.
Câu 10.
Hai câu thơ: “Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa/Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ” đảm nhiệm chức năng nào trong bài thơ thất ngôn bát cú Cảnh thu?
- Giới thiệu cảnh thu từ tàu lá chuối.
- Giới thiệu đặc điểm cảnh thu: đơn sơ, thanh nhã.
- Giới thiệu cảnh thu từ những thanh âm.
- Giới thiệu cảnh thu bằng nghệ thuật đảo ngữ.
Câu 11.
Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình được gợi lên từ:
- Hai câu đề.
- Hai câu thực.
- Hai câu luận.
- Hai câu kết.
Câu 12.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để thể hiện vẻ đẹp nào trong dòng thơ.
(Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ)?
- Nhân hóa. Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình.
- Hoán dụ. Sự giàu có của nhân vật trữ tình.
- Ẩn dụ. Con người say đắm với thơ và gió mây.
- Tượng trưng. Gợi không gian tầng cao.
Câu 13.
Dòng nào nói lên cảm xúc của nhà thơ ở hai câu kết?
- Cảnh thu gợi buồn, tạo nên hai điệu buồn.
- Người say cảnh, cảnh và lòng người hòa hợp.
- Cảnh tiêu sợ khiến người ngẩn ngơ.
- Cảnh thu khiến người say đắm.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 14.
Phân tích vẻ đẹp của cảnh thu được gợi ra từ 2 câu thực của bài thơ.
Xanh um cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ
Câu 15.
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 16.
Em hãy phác họa bức tranh thu trong trí tưởng tượng của em (được gợi ra từ bài thơ) bằng đoạn văn hoặc bức họa.
Câu 17.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi a, b.
Mùa thu lại về trong sắc nắng, hương gió, đẹp đến ngỡ ngàng bao con đường, góc phố thân quen. Ta chợt nghe lòng chộn rộn khôn nguôi khi một ngày đi lạc về phía biển, bất chợt nhận ra, thu đã về tự bao giờ. Nơi đây, dư cảm của mùa thu vẫn vẹn nguyên, trong trẻo, lãng mạn dù bức tranh không được dệt nên bởi lá vàng, bởi hương thơm của loài hoa mùa thu mà muôn người nâng niu như một phần không thể thiếu. Ta sẽ kể em nghe về biển, về một mùa thu rất đỗi dịu dàng của thành phố nghiêng nghiêng bên bờ sóng.
Sẽ bắt đầu từ một buổi sáng tinh khôi, khi mặt trời vừa ló dạng chập chùng nơi chân biển. Ta thản nhiên hòa cùng dòng người đi bộ, thản nhiên tận hưởng những mới mẻ, trong veo của không khí rộn ràng. Từng cơn gió mát lành từ lòng biển phả tinh khiết lên da, lên tóc, lả lướt, mơn man… Bỗng thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhàng và thanh tao đến lạ. Một bức tranh ngày bắt đầu những nét cọ đầu tiên, với nền trời trong vắt, nước biển phẳng lặng, một chút nắng, một chút gió nhẹ… cứ thế phả khắp thênh thang cái vị mặn mòi.
(baolongan.vn)
- Xác định đề tài, thể loại của đoạn văn bản trên.
- Nét tương đồng, khác biệt của đoạn văn bản với bài thơ Cảnh thu – Bà Huyện Thanh Quan?
Gợi ý trả lời
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. D Thất ngôn bát cú, vì có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
Câu 2. A Của nhân vật trữ tình – trước cảnh thu.
Câu 3. B Vần cách.
Câu 4. A Buồn man mác.
Câu 5. B Hai câu thực, hai câu luận.
Câu 6. A Đúng.
Câu 7. B Sai.
Câu 8. B Thanh nhã.
Câu 9. A Đối vần, từ loại, nghĩa.
Câu 10. B Giới thiệu đặc điểm cảnh thu: đơn sơ, thanh nhã.
Câu 11. C Hai câu luận.
Câu 12. C Ẩn dụ. Con người say đắm với thơ và gió mây.
Câu 13. B Người say cảnh, cảnh và lòng người hòa hợp.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 14.
– Nghệ thuật đối, ngôn ngữ giàu hình ảnh, màu sắc đã phác họa sắc màu, đường nét và trạng thái của cảnh thu:
+ Hình ảnh trung tâm của cảnh thu: Tán cây cổ thụ và dòng sông.
+ Sắc trắng của dòng sông nổi bật bên sắc xanh của lá cành.
+ Cảnh thu và lòng người đều tĩnh lặng được gợi ra từ “phẳng lặng tờ”.
-> Cảnh thu đơn sơ thanh nhã được gợi ra từ 2 câu đề.
Câu 15.
– Học sinh chủ động thể hiện cảm nhận của cá nhân (chú ý bám sát ngôn từ của văn bản, vẻ đẹp chính của nhân vật trữ tình ở 2 câu luận).
– Gợi ý:
+ Quan sát tinh tế vẻ đẹp của mùa thu (âm thanh giọt sương gợi ra vẻ đẹp cảnh; cây cổ thụ, dòng sông,…).
+ Tâm hồn nhạy cảm hòa hợp với thiên nhiên.
+ Lối sống thanh tao của tao nhân mặc khách (uống rượu ngắm gió mây và làm thơ).
Câu 16.
– Học sinh tự làm.
– Gợi ý:
+ Xác định cụ thể nội dung cần thể hiện, thần thái qua cảm xúc/đường nét.
+ Lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp với ý tưởng cá nhân (thể hiện cảm xúc bằng ngôn từ, đường nét màu sắc cảnh vật bằng hội họa).
Câu 17.
a. Đề tài: mùa thu; Thể loại: tản văn.
b. So sánh
– Nét tương đồng: cảm xúc lòng người trước mùa thu (nhàn tản ngắm cảnh thu).
– Khác biệt:
+ Cảnh thu – Bà Huyện Thanh Quan (thơ; không gian không xác định).
+ Đoạn văn bản: Tản văn; cảnh thu ở biển.