Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Tự trào Tú Xương ; đọc hiểu tự trào tú xương ; trắc nghiệm tự trào tú xương ; tự trào tú xương đọc hiểu ; tự trào tú xương trắc nghiệm (14 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
TỰ TRÀO 2 (Trần Tế Xương)
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười thằng bé nó hay chơi
Ô hay công nợ âu là thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi
Còn dăm ba chữ nhồi trong bụng
Khéo khéo không mà nó cũng rơi.
(Tú Xương toàn tập, NXB Văn học, 2010)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Đọc kĩ bài thơ và nối cột A với cột B cho hợp lí:
A. Các yếu tố chính | B. Biểu hiện trong bài thơ |
Đề tài | Thất ngôn bát cú. |
Thể loại | Tự trào |
Luật | Trắc. |
Nghệ thuật đối | Mỉa mai, châm biếm. |
Đối tượng trào phúng | Hai câu thực, hai câu luận. |
Cảm hứng chủ đạo | Bản thân, cái nghèo. |
Câu 2.
Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ
- Vần lưng, vần chân.
- Vần cách, vần liền.
- Vần liền.
- Linh hoạt, đa dạng.
Câu 3.
Dòng nào nói lên cảm xúc, tâm trạng của thi nhân trong bài thơ?
- Buồn man mác.
- Cười cợt, buồn chán.
- Hả hê.
- Ngạo nghễ.
Câu 4.
Dòng nào nói lên chức năng của hai câu đề?
- Gợi ra cảnh nghèo của bản thân.
- Giới thiệu cuộc du ngoạn lên trời.
- Giới thiệu cảnh buôn bán.
- Mở ra sự cười cợt cảnh nghèo.
Câu 5.
Dòng nào nói lên đặc điểm của nghệ thuật đối ở 2 câu luận?
- Đối nghĩa.
- Đối âm.
- Đối vần.
- Đối cảnh, đối chữ.
Câu 6.
Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi ra cảnh nghèo của thi sĩ.
- Túng, công nợ, còn dăm ba chữ.
- Bán, túng, còn dăm ba chữ.
- Dăm ba, bán, phó (mặc).
- Cũng rơi, tiền bạc.
Câu 7.
Tác giả nói tới cảnh phong lưu (Mà vẫn phong lưu suốt cả đời/Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi) là để:
- Thể hiện sự giàu sang của bản thân trong quá khứ.
- Để tạo nên nghịch cảnh, nghịch lý, gây cười.
- Để làm nổi bật cảnh nghèo trong hiện tại.
- Để tạo nên sự đối lập với cảnh nghèo.
Câu 8.
Tác giả dùng nghệ thuật trào phúng nào trong hai câu đề?
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười thằng bé nó hay chơi
- Chơi chữ, dùng khẩu ngữ.
- Cường điệu, tương phản.
- Phóng đại, nói ngược.
- Cường điệu, dùng khẩu ngữ.
Câu 9.
Câu thơ nào cho thấy nhà thơ Tú Xương tự giễu mình là người vô tích sự?
- Tiền bạc phó cho con mụ kiếm.
- Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
- Còn dăm ba chữ nhồi trong bụng.
- Khéo khéo không mà nó cũng rơi.
Câu 10.
Cặp câu thơ nào “đặc tả” cái nghèo – đặc sản của Tú Xương?
- Hai câu đề.
- Hai câu thực.
- Hai câu luận.
- Hai câu kết.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 11.
Phân tích sự sáng tạo, phá cách của nhà thơ trong hai câu thực? Sự sáng tạo ấy đã tạo nên hiệu quả đặc biệt nào?
Câu 12.
Nhân vật trữ tình tự đánh giá bản thân như thế nào trong hai câu luận? Tác giả đã dùng nghệ thuật nào để thể hiện điều đó?
Câu 13.
Xác định chủ đề của bài thơ. Phân tích một số biểu hiện của chủ đề đó.
Câu 14.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi a, b.
BỠN TRI PHỦ XUÂN TRƯỜNG
(Trần Tế Xương)
Tri phủ Xuân Trường được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!
- Xác định đề tài và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Đọc văn bản sau để lấy cứ liệu vẽ sơ đồ về đối tượng trào phúng trong thơ Tú Xương.
“Thơ trào phúng của Tú Xương rất phong phú, vì nó là tấm gương soi chiếu cuộc đời, nên cuộc đời có gì thì nó hiện lên, không phân biệt đề tài lớn, nhỏ. Hễ chúng đụng vào tâm hồn, trái tim, tư tưởng của Tú Xương thì ông đều tìm ra tiếng cười đả kích. Tuy nhiên, nhìn một cách hệ thống, ta có thể hình dung về hai mảng đề tài lớn trong thơ trào phúng Tú Xương. Trước hết là cảnh đời, xã hội khách quan. Ở đó, ông tìm ra những điều trái đạo lý như chuyện nhà sư phá giới, tằng tịu với đệ tử, chuyện những kẻ dốt nát lại được làm quan, việc thi cử và thái độ ngạo mạn của bọn thực dân, những suy vi thoái trào của đạo học và nền nếp Nho giáo”
(Thơ Trần Tế Xương, NXB Văn học. 2018.)
Gợi ý trả lời Tự trào tú xương ; đọc hiểu tự trào tú xương ; trắc nghiệm tự trào tú xương ; tự trào tú xương đọc hiểu ; tự trào tú xương trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
A. Các yếu tố chính |
B. Biểu hiện trong bài thơ |
Đề tài | Tự trào. |
Thể loại | Thất ngôn bát cú. |
Luật | Trắc. |
Nghệ thuật đối | Hai câu thực, hai câu luận. |
Đối tượng trào phúng | Bản thân nhân vật trữ tình (cái nghèo). |
Cảm hứng chủ đạo | Mỉa mai, châm biếm. |
Câu 2. C Vần cách, vần liền.
Câu 3. B Cười cợt, buồn chán.
Câu 4. A Gợi ra cảnh nghèo của bản thân.
Câu 5. A Đối nghĩa.
Câu 6. D Túng, công nợ, còn dăm ba chữ
Câu 7. B Để tạo nên nghịch cảnh, nghịch lý, gây cười.
Câu 8. B Cường điệu, tương phản.
Câu 9. C Tiền bạc phó cho con mụ kiếm.
Câu 10. A Hai câu đề.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 11.
– Hai câu thực của bài thơ Tự trào không dùng nghệ thuật đối như đặc điểm của thơ Đường (về âm, về từ loại và về nghĩa (chữ vần bằng đối với chữ vần trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ) mà bộc lộ cảm xúc trong đối cảnh (công nợ >< phong lưu): Ô hay công nợ âu là thế/Mà vẫn phong lưu suốt cả doi.
– Sự sáng tạo ấy đã tạo nên hiệu quả đặc biệt: sự ngỡ ngàng trước lối sống của kẻ nghèo, của kẻ ngông (nghèo mà không ủ dột, bi lụy,… vẫn cất tiếng cười).
Câu 12.
– Tiền bạc phó cho con mụ kiếm/Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi: đánh giá bản thân vô ích, bất lực không thể kiếm được tiền, phải sống dựa vào vợ, trút gánh nặng lên vai vợ,… còn mình vẫn được vợ nuôi sống phong lưu.
– Nghệ thuật tương phản, đối lập: không kiếm ra tiền >< vẫn ngựa xe.
Câu 13.
– Tự giễu, tự cười cảnh nghèo của bản thân, sự bất lực của bản thân trước cảnh nghèo.
Học sinh tự làm, tự lựa chọn.
– Biểu hiện: cảnh nghèo túng được thể hiện trong toàn tác phẩm.
+ Hai câu đề: sự túng bấn.
+ Hai câu thực: công nợ.
+ Hai câu luận: không kiếm ra tiền.
+ Hai câu kết: vốn liếng chỉ là dăm ba chữ.
Câu 14.
a. Đề tài quan trường; cảm hứng chủ đạo: châm biếm mỉa mai, phê phán.
b. Đối tượng trào phúng trong thơ Tú Xương: tự giễu cợt bản thân (nghèo, bất lực, hỏng thi); cảnh đời, xã hội khách quan; quan trường.
Học sinh tự vẽ sơ đồ.