Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Đọc văn bản sau: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
ARPAGÔNG SỢ MẤT CỦA
(Lão hà tiện – Mô- Li-e)
* Tóm tắt vở kịch Lão Hà tiện
Arpagông là một gã giàu có, goá vợ, có một con trai tên là Cleante và một con gái tên Elise. Lão có một tráp đựng một vạn Êquy được cất giấu trong vườn. Do đó, lão nghi ngờ tất cả mọi người trong gia đình, thậm chí cả con cái vì lão sợ họ trộm cái tráp của mình. Lão dè sẻn từng đồng bạc trong các chi phí gia đình. Sự ngờ vực cộng với sự keo kiệt của lão làm cả người ở lẫn con cái ngày càng không thích lão. Ngay cả trong chuyện hôn nhân của con cái lão cũng tính toán để có lợi cho mình. Lão định gả con gái cho Anselme- Một lão già lắm của, và gả con trai cho một bà goá lắm tiền, vì họ không đòi của hồi môn. Trong khi đó con trai lão đang yêu nàng Marian và cũng chính là người mà lão đang yêu, vô tình cả hai cha con lão trở thành tình địch của nhau. Cả hai người con đều phải đấu tranh và tìm mọi cách bảo vệ tình yêu của mình. Nhờ sự giúp đỡ của Fleche- đầy tớ của Cleante, anh đã lấy được cái tráp tiền và lấy nó ra làm vật trao đổi với Arpagông về tình yêu. Arpagông phải đành lòng chấp nhận chuyện hôn nhân của con cái, và đánh đổi cả tình yêu của mình để lấy lại được cái tráp. Trong khi mọi người đều vui vẻ trong niềm hạnh phúc, thì hạnh phúc to lớn và duy nhất đối với lão là cái tráp vàng. Cho đến cuối cùng, tính hám vàng vẫn vẹn nguyên trong cái tráp tiền, không có gì có thể thay đổi được sự tham lam về mặt vật chất, bản chất hám tiền của lão Arpagông.
Đoạn trích sau là Hồi thứ nhất – Lớp 4 của vở kịch Lão hà tiện.
ARPAGÔNG:
– Giữ trong nhà một món tiền lớn, quả là một cái tội nợ không vừa; thật là tốt phúc, kẻ nào đặt được tất cả dấn vốn vào chỗ sinh lời chắc chắn, và chỉ giữ lại vừa đủ chỉ tiêu thôi. Khắp nhà trên nhà dưới, nghĩ ra được một chỗ cất giấu có thể tin cậy được, cũng không phải là dễ dàng; vì đối với ta, các loại tủ sắt đều là đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó: Ta coi tủ sắt đúng là cái mồi dử trộm và bao giờ cũng là cái đích tấn công đầu tiên (Arpagông tưởng không có ai)
– Nhưng món tiền một vạn êquy) mà họ mới trả ta hôm qua, ta chôn ở sau vườn, chả biết có gọi là đắc sách được không. Một vạn êquy bằng tiền vàng giữ ở trong nhà là một món tiền khá… (Đến đây, hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau) – Trời ơi! không khéo ta đã tự làm hở chuyện mất rồi, không khéo đương cơn nóng tiết ta đã không biết giữ mồm, và hình như khi lẩm bẩm một mình, ta đã nói to quá (Nói với Clean và Êly) – Cái gì đó?
CLÊAN: – Thưa cha, không ạ.
ARPAGÔNG: – Các con vào đây đã lâu chưa?
ÊLY: – Chúng con cũng vừa mới đến thôi ạ.
ARPAGÔNG: – Các con có nghe thấy…
CLEAN: – Nghe thấy gì kia, thưa cha?
ARPAGÔNG: – Kìa, thì…
ÊLY: – Cái gì kia ạ?
ARPAGÔNG: – Những lời ta vừa nói ấy mà.
CLÊAN: – Thưa, không ạ.
ARPAGÔNG: – Có chứ, có chứ
ÊLY: – Xin cha thứ lỗi, không có đâu ạ.
ARPAGÔNG:
– Ta thấy rõ ràng là các con có nghe thấy lõm bõm gì đó, chả là ta đương lẩm bẩm một mình về chuyện ngày nay kiếm được đồng tiền thật là khó nhọc, và ta bảo rằng kẻ nào có được một vạn êquy trong nhà, thì thật là tốt phúc.
CLÊAN: – Lúc đó chúng con do dự chưa dám lại gần cha, sợ cha còn đương dở việc.
ARPAGÔNG:
– Ta lấy làm hài lòng được nói với các con điều này đó, để các con khỏi hiểu lầm mà tưởng rằng ta bảo là chính ta có một vạn êquy.
CLÊAN: – Chúng con không dám len vào công việc riêng của cha.
ARPAGÔNG: – Ước gì ta có được món tiền đó, một vạn êquy.
CLÊAN: – Con không tin rằng…
ARPAGÔNG: – Ta mà được món tiền như thế thì còn gì bằng.
ÊLY: – Đó là những chuyện…
ARPAGÔNG: – Ta cũng đương cần một món tiền bằng ngần ấy.
CLÊAN: – Con nghĩ rằng…
ARPAGÔNG: – Được như thế thì ta cũng dễ chịu lên nhiều lắm.
ÊLY: – Cha thì…
ARPAGÔNG: – Thì ta chả còn phải phàn nàn là thời buổi khốn khổ.
CLEAN:
– Lạy Chúa! Cha chẳng có gì đáng phải phàn nàn, thưa cha, và có ai biết là cha có khối của.
ARPAGÔNG:
– Thế nào? Tao có khối của! Những đứa nào nói thế là nói láo. Chả có gì sai bằng; đây là những quân vô lại chúng phao đồn những tin nhảm đó.
ÊLY: – Xin cha đừng giận dữ.
ARPAGÔNG:
– Thật là quái lạ, chính những đứa con rứt ruột của mình lại phản bội mình và trở thành kẻ thù của mình.
CLÊAN: – Bảo rằng cha có của, mà là kẻ thù của cha hay sao?
ARPAGÔNG:
– Chứ gì! Cứ những cái giọng lưỡi như thế và cứ những cách ăn tiêu của chúng mày, thì rồi có ngày sẽ có kẻ đến nhà tao để cắt cổ tao, cho rằng tao có vàng ních đầy người.
CLÊAN: – Con ăn tiêu cái gì mà gọi là to?
ARPAGÔNG:
– Cái gì à? Còn có gì chướng mắt hơn là những phục sức xa hoa này mà chúng mày chưng diện khắp phố phường? Hôm qua đây, tao vừa mắng con em mày xong; nhưng mày lại còn tệ hơn. Sự tình thật đáng kêu trời; cứ từ đầu đến chân mày, cũng đủ làm một cái vốn lợi tức khá tươm. Con ạ, tao đã bảo mày có đến mấy mươi lần rồi, tất cả những cung cách của mày, tao chẳng vừa ý tí nào: mày cứ lăn mình vào cái lối sống đại gia công tử; và mày ăn diện như thế kia, thì hẳn là mày phải ăn cắp của tao chứ chẳng không.
CLÊAN: – Ủa! làm thế nào mà ăn cắp được của cha?
ARPAGÔNG: – Tao biết đâu đấy? Thế mày lấy đâu ra mà ăn mặc như thế này?
CLEAN:
– Thưa cha, con ấy à? Con đánh bạc đấy mà: vận con rất đỏ được luôn, và được bao nhiêu là con đắp vào người hết.
ARPAGÔNG:
– Thế là bậy lắm nhé. Mày gặp vận may được bạc, thì đáng lẽ mày phải biết lợi dụng cái đó, và đem đồng tiền được ấy đặt chỗ tốt lãi, để một ngày kia còn trông thấy nó. Thôi, hãy cứ nói một chuyện này thôi, tao chỉ muốn biết tất cả những dải băng mày thắt nút vào người từ đầu đến chân kia, để làm cái trò gì, và một nửa tá dây giày là không đủ để cuộc thắt quần cộc hay sao? Cần gì phải phí tiền mua tóc giả, khi ta có thể để tóc tự nhiên, chả tốn đồng nào. Tạo dám cuộc rằng về khoản tóc giả với dải băng, bỏ rẻ cũng là hai chục pixtôn, và hai chục pixtôn sinh lợi mỗi năm là mười tám livrơ (3) sáu xon tám đơniên (4) là nói chỉ đặt lãi mười hai lấy một tờ đấy thôi.
CLÊAN: – Cha nói đúng quá.
ARPAGÔNG:
– Thôi, ta hãy gác chuyện đó lại và nói chuyện khác (Trông thấy Cleean và Ely ra hiệu với nhau) – Hả? (Nói riêng, nhỏ) – Hình như chúng nó làm hiệu với nhau để xoáy túi bạc của ta đây (Nói to) – Chúng mày làm hiệu cái gì với nhau thế?
[…..].
(Lão hà tiện – Moliere, NXB Kim Đồng ng 2021)
Chú thích:
(1) Đơn vị tiền tệ
(2) Pixon (pistole) Tiền vàng của nước ngoài, ngang với đồng lu-y vàng
(3) li-vrợ (livres) là tiền tệ danh mục, chỉ có tên gọi, không có thực, trị giá nhất định là 20 xon
(4) đơniê (denier): Tiền đồng, trị giá một phần mười hai của một xon.
*Molière. Sinh ra trong một gia đình giàu có. Molière tỏ ra rất phù hợp để bắt đầu một cuộc sống kịch nghệ. Mười ba năm làm diễn viên lưu động đã giúp ông đánh bóng khả năng hài hước của mình khi anh bắt đầu viết văn, kết hợp các yếu tố Commedia dellarte với tính hài hước tinh tế hơn của người Pháp. Mô- Li-e là vua hài kịch, kịch gia vĩ đại của nước Pháp trong thế kỉ XVII.
Lựa chọn đáp án đúng: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Câu 1.
Nhân vật nào là đối tượng châm biếm của kịch bản trên?
- Clêan.
- Arpagông.
- Êly.
- Vợ Arpagông
Câu 2.
Sự việc nào không có trong cốt truyện ở văn bản kịch trên?
- Arpagông nghĩ về tiền, hai đứa con khiến ông lo lắng
- Arpagông đào đất chôn tiền
- Arpagông nói về niềm ước có một vạn êquy
- Arpagông nghi ngờ con muốn xoáy tiền của mình
Câu 3.
Thói xấu nào làm bật lên tiếng cười mỉa mai châm biếm trong đoạn trích?
- Keo kiệt, nghi ngờ.
- Đãng trí.
- Tham lam.
- Sĩ diện hão.
Câu 4.
Mâu thuẫn xung đột xuất hiện khi:
- Hai người con nhìn thấy cha chôn tiền sau vườn.
- Hai người con xuất hiện khi Arpagông nói về chuyện giấu tiền.
- Hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau.
- Arpaging tự mắng mình: ta đã không biết giữ mồm.
Câu 5.
Dòng nào nói lên mâu thuẫn, xung đột chính của đoạn trích?
- Mâu thuẫn giữa các nhân vật, trong nhân vật.
- Mâu thuẫn trong nhân vật chính.
- Mâu thuẫn giữa hình thức với nội dung.
- Mâu thuẫn giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài.
Câu 6.
Dòng nào không nói lên sự hài hước đáng cười ở nhân vật Arpagông?
- Vừa muốn cất tiền, vừa muốn tiền sinh lời.
- Mắng con tiêu sài hoang phí.
- Tự nghi ngờ bản thân làm lộ bí mật.
- Điều muốn cất giấu lại nói ra mồm.
Câu 7.
Yếu tố hài hước gây cười ở nhân vật Arpagông?
- Cử chỉ.
- Gương mặt.
- Trang phục.
- Lời thoại
Câu 8.
Điều nào đáng cười, đáng phê phán nhất ở nhân vật Arpagông?
- Nghi nghờ bản thân, con ruột.
- Chôn tiền ngoài vườn an toàn hơn cất ở tủ sắt.
- Tự mắng mình làm hở chuyện mất rồi.
- Đối với ta, các loại tủ sắt đều đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó.
Câu 9.
Dòng nào không nêu lên lí do Arpagông nổi khùng: – Thế nào? Tao có khối của! Những đứa nào nói thế là nói láo. Chả có gì sai bằng; đây là những quân vô lại chúng phao đồn những tin nhảm đó?
- Arpagông lo sợ mọi người biết mình có của.
- Vì Clêan nói:… và có ai biết là cha có khối của.
- Vì Clêan nói sai sự thật.
- Vì ông sợ ý “cha có khối của” sẽ thành tin đồn.
Câu 10.
Thủ pháp trào phúng nào tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên?
- Điệu bộ gây cười; Nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu).
- Tạo tình huống kịch tính; Nghệ thuật đối lập, phóng đại.
- Chơi chữ, gây hiểu lầm; Điệu bộ gây cười.
- Thoại bỏ lửng, nhại; Điệu bộ gây cười.
Câu 11.
Dòng nào sau đây không nói lên con người Arpagông?
- Mê tiền đến mức bệnh hoạn.
- Mê tiền dẫn đến đa nghi hết thảy.
- Tiền là ước mơ, là mục đích sống.
- Là kẻ sĩ hão, rởm đời.
Câu 12.
Dòng nào nói lên ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích trên?
- Nhân vật không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài.
- Cười nhạo cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Nhân vật có lý tưởng sống đối lập với lí tưởng xã hội.
- Cười nhạo các thói xấu của những kẻ thấp kém trong xã hội.
Câu 13.
Ý kiến: “Đoạn trích Arpagông sợ mất của có tính cách, hành động kịch và tình huống được thể hiện dưới dạng đáng cười nhằm giễu cợt, phê phán”. Đúng hay sai?
- Đúng.
- Sai.
Trả lời câu hỏi sau: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Câu 14.
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi a, b.
“ARPAGÔNG: – Giữ trong nhà một món tiền lớn, quả là một cái tội nợ không vừa; thật là tốt phúc, kẻ nào đặt được tất cả dấn vốn vào chỗ sinh lời chắc chắn, và chỉ giữ lại vừa đủ chỉ tiêu thôi. Khắp nhà trên nhà dưới, nghĩ ra được một chỗ cất giấu có thể tin cậy được, cũng không phải là dễ dàng; vì đối với ta, các loại tủ sắt đều là đáng ngờ, và chả đời nào ta chịu tin cậy vào đó: Ta coi tủ sắt đúng là cái mồi dử trộm và bao giờ cũng là cái đích tấn công đầu tiên (Arpagông tưởng không có ai) – Nhưng món tiền một vạn êquy (2) mà họ mới trả ta hôm qua, ta chôn ở sau vườn, chả biết có gọi là đắc sách được không. Một vạn êquy bằng tiền vàng giữ ở trong nhà là một món tiền khá… (Đến đây, hai anh em xuất hiện, nói thì thầm với nhau) – Trời ơi! không khéo ta đã tự làm hở chuyện mất rồi, không khéo đương cơn nóng tiết ta đã không biết giữ mồm, và hình như khi lẩm bẩm một mình, ta đã nói to quá (Nói với Clean và Êly) – Cái gì đó?”
- Hình thức đoạn thoại của nhân vật kịch trên đặc biệt như thế nào so với các đoạn thoại khác?
- Những chữ in nghiêng trong ngoặc đơn để bổ sung chỉ dẫn cho lời thoại đứng trước hay sau nó?
- Đoạn thoại làm nổi bật tính cách nào của nhân vật?
Câu 15.
Nêu và phân tích chi tiết gây cười em cho là đặc sắc nhất trong đoạn hài kịch trên?
Câu 16.
Xác định chủ đề của đoạn trích (kịch bản) trên. Phân tích một số biểu hiện của chủ đề đó.
Gợi ý trả lời Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Lựa chọn đáp án đúng: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Câu 1. B Arpagông.
Câu 2. B Arpagông đào đất chôn tiền
Câu 3. D Sĩ diện hão.
Câu 4. B Hai người con xuất hiện khi Arpagông nói về chuyện giấu tiền.
Câu 5. A Mâu thuẫn giữa các nhân vật, trong nhân vật.
Câu 6. B Mắng con tiêu sài hoang phí.
Câu 7. D Lời thoại
Câu 8. A Nghi nghờ bản thân, con ruột.
Câu 9. C Vì Clêan nói sai sự thật.
Câu 10. B Tạo tình huống kịch tính; Nghệ thuật đối lập, phóng đại.
Câu 11. D Là kẻ sĩ hão, rởm đời.
Câu 12. B Cười nhạo cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Câu 13. A Đúng.
Trả lời câu hỏi sau: Arpagông sợ mất của ; trắc nghiệm arpagông sợ mất của ; đọc hiểu arpagông sợ mất của ; arpagông sợ mất của trắc nghiệm ; arpagông sợ mất của đọc hiểu
Câu 14.
- Đoạn thoại rất dài, xen nhiều chỉ dẫn sân khấu; một đoạn thoại chứa cả lời độc thoại và đối thoại.
- Những chữ in nghiêng trong ngoặc đơn bổ sung chỉ dẫn lời thoại đứng sau nó.
- Tham tiền, sợ mất tiền của nhân vật.
Câu 15.
– Học sinh tự trả lời theo sở thích, hiểu biết của cá nhân.
– Gợi ý: Chi tiết gây cười có thể là hành động kịch (lời độc thoại, đối thoại, cử chỉ của nhân vật và những chỉ dẫn sân khấu); Hai lí do lựa chọn trở lên (thủ pháp nghệ thuật của tác giả, tác dụng gây cười và ý nghĩa phê phán của chi tiết đó).
Câu 16.
– Chủ đề: Đoạn trích Arpagông sợ mất của, cười nhạo, phê phán cái lố bịch đối lập với chuẩn mực đạo đức xã hội như sợ mất tiền tới mức hoảng hốt, nghi ngờ chính con ruột mình.
– Biểu hiện: Lời thoại và đối thoại của Arpagông với 2 người con. Tất cả đều xoay quanh chuyện tiết kiệm tiền, làm cho tiền sinh lời, sợ mọi người và con biết mình có tiền, con xoáy mất tiền…
(Sưu tầm)