Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: hồ sông băng ; đọc hiểu hồ sông băng ; trắc nghiệm hồ sông băng ; hồ sông băng đọc hiểu ; hồ sông băng trắc nghiệm (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm hồ sông băng ; đọc hiểu hồ sông băng ; trắc nghiệm hồ sông băng ; hồ sông băng đọc hiểu ; hồ sông băng trắc nghiệm
Đọc văn bản sau:
HỒ SÔNG BĂNG
Những trận “sóng thần nội địa” gây nguy hiểm cho người dân và phá vỡ cơ sở hạ tầng có thể xảy ra do hồ nước hình thành bởi sông băng tan chảy tràn vào bờ.
Sông băng trên khắp thế giới đang tan chảy ở tốc độ đáng báo động, tạo ra những hồ nước khổng lồ. Nước băng tan chảy lấp đầy vùng trũng do sông băng để lại, hình thành hồ sông băng. Khi nhiệt độ ấm lên và có thêm nhiều đoạn sông băng bị chảy, mực nước hồ dâng lên, đe dọa người dân sống ở vùng bên dưới. Nếu nước hồ dâng lên quá cao hoặc đất xung quanh bị sạt lở, hồ nước có thể tràn bờ, khiến nước và đống đổ nát dồn xuống chân núi.
Hiện tượng trên gọi là vỡ bờ hồ sông băng. Theo nghiên cứu công bố hôm 7/2 trên tạp chí Nature Communications, khoảng 15 triệu người trên toàn cầu sống trong phạm vi 48 km quanh sông băng có thể bị đe dọa. Hơn nửa trong số đó tập trung ở 4 đất nước là Ấn Độ, Pakistan, Peru và Trung Quốc. Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét cụ thể tác động tiềm ẩn của hiện tượng vỡ bờ hồ sông băng.
Tom Robinson, giảng viên ở Đại học Canterbury, New Zealand, đồng tác giả nghiên cứu, ví vỡ bờ hồ sống băng như “sóng thần nội địa”. Ông so sánh tác động của nó với sự cố vỡ đập đột ngột. “Ví dụ, nếu còn đập Hoover, bạn có một hồ nước rộng lớn ở phía sau đó. Nhưng nếu bất ngờ dời đập Hoover đi, nước cần phải có chỗ thoát. Nước sẽ tràn xuống thung lũng tạo thành sóng lũ khổng lồ”, Robinson nói.
Những trận lụt như vậy xảy ra mà có rất ít hoặc hầu như không có cảnh báo trước. Các vụ vỡ bờ hồ sông băng trước đây đã giết chết hàng nghìn người, phá hủy nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng quan trọng. Dãy núi Cordillera Blanca ở Peru là một điểm nóng cho hiện tượng nguy hiểm này. Từ năm 1941, dãy núi đã trải qua hơn 30 thảm họa sông băng từ lở đất tới vỡ bờ hồ, cướp đi tính mạng của hơn 15.000 người.
Dù giới nghiên cứu chưa rõ lũ lụt ở Pakistan năm ngoái liên quan bao nhiêu tới sông băng tan chảy, đất nước này có nhiều sông băng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới ngoài vùng cực. Chỉ tính riêng trong năm 2022, có ít nhất 16 tai nạn vỡ bờ hồ sông băng ở vùng Gilgit-Baltistan phía bắc Pakistan, vượt xa 5 – 6 vụ trong những năm trước. Nghiên cứu phát hiện khu vực dễ bị vỡ bờ hồ sông băng nhất là vùng núi cao châu Á, bao gồm Nepal, Pakistan và KazakHọc sinhtan. Trung bình, mỗi người trong vùng sống trong phạm vi 9,7 km quanh hồ sống Băng.
Theo Robinson, vùng núi Andes, bao gồm Peru và Bolivia, là một trong những nơi đáng lo ngại nhất, do có ít nghiên cứu được tiến hành trong khu vực. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh trong hai thập kỷ qua, sông băng trên dãy Andes tan chảy nhanh hơn do biến đổi khí hậu, tạo ra những hồ sông băng khổng lồ, làm tăng mối đe dọa từ lũ lụt do vỡ bờ. Bắc Mỹ và dãy Alps của châu Âu không phải khu vực nguy cơ cao bởi có ít người sống gần hồ sông băng.
Sông băng tan chảy là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ thấy nhất của khủng hoảng khí hậu. Một nghiên cứu gần đây của David Rounce, nhà băng hà học ở Đại học Carnegie Mellon, phát hiện một nửa sông băng trên thế giới có thể biến mất vào cuối thế kỷ, ngay cả khi thế giới hoàn thành các mục tiêu chống biến đổi khí hậu như loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Trong tình hình nhiệt độ tiếp tục ấm lên, Robinson hy vọng nghiên cứu của ông và cộng sự có thể giúp những nhà lãnh đạo toàn cầu xác định quốc gia nào cần hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt do sông băng tan chảy gây ra.
(khoahoc.tv)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Văn bản trên cung cấp cho người đọc thông tin về hiện tượng gì?
- Hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
- Hiện tượng sông băng tan chảy.
- Sự xuất hiện hồ sông băng.
- Hiện tượng hồ sông băng.
Câu 2.
Nhan đề cung cấp cho người đọc thông tin gì?
- Nội dung toàn văn bản.
- Đối tượng/Nội dung chính của văn bản.
- Số lượng đối tượng của văn bản.
- Phạm vi nghiên cứu đối tượng.
Câu 3.
Tác giả đã dùng hình thức nào để người đọc dễ nắm bắt nội dung của văn bản?
- Các đoạn có chữ in đậm, in nghiêng, sapo, số liệu.
- Các đoạn văn đứng độc lập.
- Nhiều số liệu, tiêu đề in đậm.
- Dùng nhiều thuật ngữ, số liệu khoa học.
Câu 4.
Yếu tố phi ngôn ngữ được thể hiện ở:
- Hình mô phỏng.
- Hình ảnh, số liệu.
- Biểu bảng, biểu đồ.
- Nguồn trích dẫn văn bản.
Câu 5.
Đoạn sapo chứa đựng thông tin gì?
- Nội dung tóm tắt toàn văn bản.
- Hậu quả của việc sông băng tan chảy với tự nhiên và đời sống.
- Khái quát hiện tượng hồ sông băng.
- Khát quát hiện tượng hồ sông băng và một số giải pháp.
Câu 6.
Tác giả đã dùng hình thức nào để người đọc dễ nắm bắt nội dung của văn bản?
- Các đoạn có chữ in đậm, in nghiêng, sapo, số liệu.
- Các đoạn văn đứng độc lập.
- Nhiều số liệu, tiêu đề in đậm.
- Dùng nhiều thuật ngữ, số liệu khoa học.
Câu 7.
Các dòng chữ in đậm có vai trò như thế nào trong văn bản?
- Chia tách các đặc điểm của hiện tượng để tiện theo dõi.
- Nhấn mạnh, báo hiệu các thông tin chính về hiện tượng.
- Tạo sự ấn tượng, sinh động cho văn bản.
- Cả ý a và b.
Câu 8.
Các số liệu trong văn bản làm rõ những thông tin gì?
- Hậu quả thiệt hại về tự nhiên và con người bởi nước hồ tan chảy.
- Diện tích nước băng tan chảy toàn cầu.
- Các quốc gia bị ảnh hưởng bởi nước hồ tan chảy.
- Số lượng người dân bị thiệt mạng vì nước hồ sông băng.
Câu 9.
Trong văn bản, nội dung ý tưởng và thông tin được triển khai theo cách nào?
- Triển khai theo trật tự thời gian.
- Triển khai theo trật tự nguyên nhân – kết quả.
- Theo tầm quan trọng của vấn đề/thông tin.
- Theo cách so sánh, đối chiếu.
Câu 10.
Dòng nào không nêu lên bố cục bài thuyết minh về hiện tượng hồ sông băng?
- Giới thiệu khái quát hiện tượng – nêu thực trạng hiện tượng (theo không gian, thời gian)-lý giải nguyên nhân – tóm tắt hiện tượng cuối/giải pháp khắc phục.
- Giới thiệu khái quát hiện tượng – nêu thực trạng hiện tượng (theo không gian) – lý giải nguyên nhân – đề xuất giải pháp.
- Giới thiệu khái quát hiện tượng – nêu thực trạng hiện tượng (theo không gian, thời gian) – lý giải nguyên nhân hiện tượng.
- Giới thiệu khái quát hiện tượng – nêu thực trạng hiện tượng (theo không gian) – lý giải nguyên nhân hiện tượng.
Câu 11.
Nước sông băng tan chảy dẫn đến hậu quả gì?
- Gây vỡ đập chứa nước quanh hồ sông băng.
- Nước các hồ dâng cao, nước chảy tràn xuống núi đe dọa cuộc sống người dân.
- Nước dâng cao, gây sạt lở đất, lũ lụt đe dọa cuộc sống người dân.
- Gây ra hiện tượng lũ lụt, Trái Đất ấm lên.
Câu 12.
Vì sao các nhà khoa học lại gọi hiện tượng hồ sông băng là “sóng thần nội địa”?
- Vì tạo ra sự cố nước tràn xuống thung lũng, gây sạt lở đất, không có cảnh báo trước cho người dân.
- Vì dòng nước chảy tràn trong khu vực dân cư sinh sống.
- Vì để lại những hậu quả nặng nề như sóng thần.
- Vì khiến nước tràn qua các đập, gây lở đất, lũ lụt, đe dọa cuộc sống người dân.
Câu 13.
Dòng nào nếu không đúng những khó khăn trong việc ngăn chặn hiện tượng hồ sông băng hiện nay?
- Nhiệt độ Trái Đất tiếp tục ấm hơn.
- Các quốc gia cam kết sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Chưa có hệ thống cảnh báo sớm hiện tượng lũ lụt gây ra bởi nước hồ sông băng.
- Một nửa sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.
Câu 14.
Dòng nào nói lên mục đích văn bản “Hiện tượng hồ sông băng”?
- Lý giải hiện tượng hồ sông băng, hậu quả nặng nề và đưa giải pháp ngăn chặn.
- Khái quát hiện tượng hồ sông băng, từ đó nêu thực trạng và giải pháp.
- Lý giải hiện tượng, thiệt hại nặng nề của hiện tượng vỡ hồ sông băng.
- Mô tả hiện tượng, từ đó lý giải nguyên nhân xuất hiện tượng hồ sông băng.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 15.
Đọc kỹ đoạn văn sau và cho biết nội dung thông tin của đoạn? Chúng có vai trò như thế nào đối với toàn văn bản?
Sông băng tan chảy là một trong những dấu hiệu rõ ràng và dễ thấy nhất của khủng hoảng khí hậu. Một nghiên cứu gần đây của David Rounce, nhà băng hà học ở Đại học Carnegie Mellon, phát hiện một nửa sông băng trên thế giới có thể biến mất vào cuối thế kỷ, ngay cả khi thế giới hoàn thành các mục tiêu chống biến đổi khí hậu như loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Trong tình hình nhiệt độ tiếp tục ấm lên, Robinson hy vọng nghiên cứu của ông và cộng sự có thể giúp những nhà lãnh đạo toàn cầu xác định quốc gia nào cần hệ thống cảnh báo sớm lũ lụt do sông băng tan chảy gây ra.
Câu 16.
Văn bản trên giúp em có thêm những nhận thức mới gì về hậu quả của hiện tượng hồ sông băng? Điều này tạo ra sự thay đổi gì trong nhận thức và hành động của em?
Câu 17.
Hiện tượng vỡ hồ sông băng có liên quan đến những vấn đề xã hội cấp bách nào của Việt Nam và thế giới mà em biết? Chia sẻ suy nghĩ của em về điều này.
Gợi ý trả lời hồ sông băng ; đọc hiểu hồ sông băng ; trắc nghiệm hồ sông băng ; hồ sông băng đọc hiểu ; hồ sông băng trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. B Hiện tượng sông băng tan chảy.
Câu 2. B Đối tượng/Nội dung chính của văn bản.
Câu 3. A Các đoạn có chữ in đậm, in nghiêng, sapo, số liệu.
Câu 4. B Hình ảnh, số liệu.
Câu 5. B Hậu quả của việc sông băng tan chảy với tự nhiên và đời sống.
Câu 6. A Các đoạn có chữ in đậm, in nghiêng, sapo, số liệu.
Câu 7. B Nhấn mạnh, báo hiệu các thông tin chính về hiện tượng.
Câu 8. A Hậu quả thiệt hại về tự nhiên và con người bởi nước hồ tan chảy.
Câu 9. C Theo tầm quan trọng của vấn đề/thông tin.
Câu 10. A Giới thiệu khái quát hiện tượng – nêu thực trạng hiện tượng (theo không gian, thời gian)-lý giải nguyên nhân – tóm tắt hiện tượng cuối/giải pháp khắc phục.
Câu 11. B Nước các hồ dâng cao, nước chảy tràn xuống núi đe dọa cuộc sống người dân.
Câu 12. A Vì tạo ra sự cố nước tràn xuống thung lũng, gây sạt lở đất, không có cảnh báo trước cho người dân.
Câu 13. D Một nửa sông băng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này.
Câu 14. A Lý giải hiện tượng hồ sông băng, hậu quả nặng nề và đưa giải pháp ngăn chặn.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 15.
– Đoạn văn lý giải nguyên nhân hiện tượng và đề xuất giải pháp ngăn chặn nước hồ tan chảy trên toàn cầu.
– Vai trò: Hoàn chỉnh bố cục bài thuyết minh giải thích hiện tượng hồ sông băng, giúp người đọc hiểu rõ hơn đặc điểm, thực trạng về hiện tượng đã được dẫn ở các phần trên của văn bản.
Câu 16.
– Học sinh tự chia sẻ theo quan điểm cá nhân, có thể dựa vào gợi ý sau:
+ Nước sông băng tràn có thể gây lở đất, tạo thành sóng thần nội địa, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.
+ Hậu quả của hổ sông băng có thể ảnh hưởng lâu dài, liên quan nhiều quốc gia và khó cảnh báo trước.
– Từ đó, Học sinh chia sẻ những thay đổi về nhận thức và hành động
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu.
+ Tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế xả rác thải, làm ô nhiễm môi trường.
+ Tuyên truyền với mọi người về hậu quả của biến đổi khí hậu…
Câu 17.
– Liên quan đến hiện tượng/vấn đề xã hội:
+ Hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trên thế giới.
+ Hiện tượng lũ lụt ở miền Trung Việt Nam, Indonexia, Ấn Độ…
+ Hiện tượng hạn hán, khô hạn ở nhiều vùng thuộc châu Âu.
+ Nhiều nước nghèo đói không đủ ngân sách để đối phó với biến đổi khí hậu, lâm vào tình trạng ốm đau, bệnh tật, tệ nạn xã hội…
– Từ các gợi ý trên, học sinh chia sẻ suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân, các quốc gia cần chung tay để bảo vệ môi trường Trái Đất, chống biến đổi khí hậu.