Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
Đọc văn bản sau: thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
THẢM HỌA VÒI RỒNG
Vòi rồng (lốc xoáy) không chỉ là hiện tượng thiên nhiên đáng sợ mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia. Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi. Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách xa sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên vòi rồng cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm. Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển bên dưới một khối không khí lạnh khô thì có khả năng làm xuất hiện những xoáy khí. Nếu xoáy khí này có áp suất trung tâm rất thấp, nghĩa là vật chất trong tâm xoáy rất loãng thì không khí nóng, ẩm ở phía dưới bị hút lên tạo thành một cái vòi chuyển động xoáy rất mãnh liệt.
Vòi rồng là hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ở Mỹ nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Những nguy hiểm đến tính mạng của con người và thiệt hại về vật chất do vòi rồng gây ra là điều khiến người dân nước này luôn phải thấp thỏm lo sợ. Mỗi năm, đất nước này phải hứng chịu trung bình khoảng 1.200 cơn lốc xoáy vòi rồng mỗi năm (nhiều gấp 4 lần tổng số vòi rồng của cả châu Âu). Với sức gió đạt tới 200 km/h, vòi rồng có thể bẻ cong thuyền và cuốn người ra biển. Nó thậm chí có thể phá hủy các căn nhà xây bằng gạch không kiên cố. Đối với vòi rồng lửa, nó có thể khiến ngọn lửa lan rộng và làm tình trạng cháy rừng thêm trầm trọng. Vòi rồng lửa hay lốc xoáy lửa là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nhưng rất hiếm gặp hay được ghi nhận lại, qua đó một ngọn lửa trong điều kiện nhất định (tùy vào nhiệt độ không khí và sự đối lưu) sẽ tạo ra một sự đối lưu dạng xoáy theo chiều thẳng đứng giống như vòi rồng. Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy đó có thể là các ngọn lửa xung quanh ngọn lửa đã tạo ra nó, hay chính ngọn lửa đã tạo ra sự đối lưu này.
Năm 1871, một vụ cháy rừng kỷ lục đã xảy ra tại Peshtigo bang Wisconsin nước Mỹ mà nguyên nhân chính là một vòi rồng lửa di chuyển với vận tốc 161 km/h. Cơn bão lửa này đã thiêu rụi toàn bộ nhà cửa, trung tâm thương mại và ước tính có khoảng 8 km2 đất đai bị thiêu rụi, ít nhất đã có 1.500 người thiệt mạng và rất nhiều người khác bị chôn vùi trong các đống đổ nát.
Vòi rồng Tri-State xảy ra cách đây 97 năm (năm 1925) là thảm kịch vòi rồng (lốc xoáy) đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đường đi của nó kéo dài hơn 350 km qua ba tiểu bang Missouri, Illinois, Indiana, với tổng diện tích càn quét là 424.758.050 m2. Sức gió hủy diệt đo được của Vòi rồng Tri-State ở mức cao nhất là F5 trong thang độ Fujita. Ở cấp độ này, sức hủy diệt của lốc xoáy này là “không thể miêu tả được”, với sức gió mạnh nhất lịch sử (từ 419 km/h đến 512 km/h), nó có thể quật ôtô xa hàng trăm mét. Thảm họa đã giết chết 747 người, làm bị thương 2.298 người, phá hủy và làm hư hại 15.000 ngôi nhà, khiến 9 ngôi trường tại Mỹ bị phá hủy hoàn toàn. Thiệt hại về vật chất lên đến 1,4 tỉ đô la (thời đó).
Ở nước ta vòi rồng thường xuất hiện vào các tháng mùa hè. Năm nào cũng xảy ra hiện tượng này, song có năm nhiều, năm ít. Ở Bắc Bộ, vòi rồng không những xảy ra trong các tháng mùa hè, mà đặc biệt thường hay xảy ra vào các giai đoạn chuyển tiếp từ đông sang hè (tháng 4, tháng 5), mỗi khi có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới. Ở Nam Bộ, số lần xảy ra hiện tượng vòi rồng ít hơn ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Ngày 23 tháng 8 năm 2021 vòi rồng xuất hiện rồi quét qua hai huyện Bình Đại và Ba Tri ven biển của tỉnh Bến Tre làm 142 căn nhà bị sập, 8 người bị thương phải nhập viện, nhiều tài sản khác như cây xanh, cột điện,… gãy đổ.
(Nguyễn Lân Dũng, Tri thức là sức mạnh, NXB Dân trí, 2023)
Chú thích:
TS Nguyễn Lân Dũng: sinh năm 1938 là một giáo sư tiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam. Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lựa chọn đáp án đúng: thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
Câu 1.
Nhan đề văn bản cho người đọc biết điều gì?
- Các thông tin cơ bản của đối tượng.
- Đối tượng của văn bản.
- Ý kiến bàn luận của văn bản.
- Thái độ của người đọc trước đối tượng.
Câu 2.
Phương án nào nêu đúng thể loại và nội dung chính của văn bản?
- Văn bản thông tin, giải thích về hiện tượng vòi rồng trong tự nhiên.
- Văn bản thông tin, cung cấp thông tin về những thảm hoạ vòi rồng.
- Văn bản nghị luận, bày tỏ ý kiến của tác giả trước hiện tượng vòi rồng.
- Văn bản nghị luận, khẳng định vòi rồng là một hiện tượng rất nguy hiểm.
Câu 3.
Trong văn bản, nội dung ý tưởng và thông tin được triển khai theo cách nào?
- Trật tự thời gian.
- Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Mức độ quan trọng.
- Phân loại đối tượng.
Câu 4.
Cụm từ “thảm hoạ vòi rồng” cho người đọc biết điều gì về hiện tượng thiên nhiên này?
- Hiện tượng thiên nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống, dễ khắc phục.
- Hiện tượng thiên nhiên gây hậu quả nặng nề tới xã hội và môi trường.
- Sử dụng từ “thảm hoạ” để gây ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc.
- Hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nghiêm trọng, để lại hậu quả lâu dài.
Câu 5.
Câu văn nào sau đây giải thích khái quát về sự hình thành của vòi rồng?
- Vòi rồng (lốc xoáy) không chỉ là hiện tượng thiên nhiên đáng sợ mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều quốc gia.
- Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển bên dưới một khối không khí lạnh…
- Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ…
- Ngọn lửa bị cuốn và bốc lên cao trong dòng xoáy…
Câu 6.
Đoạn văn “Vòi rồng là hiện tượng thời tiết cực đoan… tạo ra sự đối lưu này” được trình bày theo cách nào?
- Quy nạp.
- Song song.
- Diễn dịch.
- Phối hợp.
Câu 7.
Những phương tiện phi ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản? Chúng có tác dụng như thế nào?
- Bảng biểu, số liệu. Tăng tính thuyết phục, minh hoạ sinh động cho thông tin.
- Hình ảnh, số liệu. Minh hoạ, tăng tính thuyết phục, tạo sự tin cậy cho thông tin.
- Hình ảnh, video. Minh hoạ, tăng sự phong phú, tạo điểm nhấn cho văn bản.
- Số liệu, video. Tăng tính thuyết phục, minh hoạ cụ thể cho nội dung thông tin.
Câu 8.
Theo tác giả, điều gì khiến người dân nước Mĩ luôn thấp thỏm, lo sợ vòi rồng xuất hiện?
- Nguy hiểm đến tính mạng con người do việc chậm trễ ứng phó.
- Những thiệt hại về cơ sở vật chất sau khi vòi rồng đi qua.
- Nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại về vật chất do vòi rồng gây ra.
- Ảnh hưởng về tâm lí của người dân sau khi đối diện với hiện tượng thiên nhiên cực đoan.
Câu 9.
Vì sao văn bản trên được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?
- Vì tập trung lí giải hiện tượng thiên nhiên (nguyên nhân, tác hại…).
- Vì làm rõ tác động tích của một hiện tượng đến đời sống con người.
- Vì sử dụng ngôn ngữ khoa học và giới thiệu khái quát về một hiện tượng.
- Vì văn bản được triển khai theo trình tự diễn biến của hiện tượng thiên nhiên.
Trả lời câu hỏi sau:
Câu 10.
Những thông tin được cung cấp trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết? Điều này tạo ra sự thay đổi gì trong nhận thức và hành động của em?
Câu 11.
Dựa trên những hiểu biết từ văn bản, em hãy đề xuất các phương án để hạn chế tác hại của vòi rồng.
Câu 12.
Đọc kĩ những tác động của hiện tượng vòi rồng tới đời sống con người và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về những ảnh hưởng đó.
Gợi ý trả lời thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án đúng: thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
Câu 1. B Đối tượng của văn bản.
Câu 2. A Văn bản thông tin, giải thích về hiện tượng vòi rồng trong tự nhiên.
Câu 3. C Mức độ quan trọng.
Câu 4. D Hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nghiêm trọng, để lại hậu quả lâu dài.
Câu 5. B Khi một khối không khí nóng, ẩm di chuyển bên dưới một khối không khí lạnh…
Câu 6. C Diễn dịch.
Câu 7. B Hình ảnh, số liệu. Minh hoạ, tăng tính thuyết phục, tạo sự tin cậy cho thông tin.
Câu 8. C Nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại về vật chất do vòi rồng gây ra.
Câu 9. A Vì tập trung lí giải hiện tượng thiên nhiên (nguyên nhân, tác hại…).
Trả lời câu hỏi sau: thảm họa vòi rồng ; trắc nghiệm thảm hoạ vòi rồng ; đọc hiểu thảm hoạ vòi rồng ; thảm hoạ vòi rồng đọc hiểu ; thảm hoạ vòi rồng trắc nghiệm
Câu 10.
Gợi ý: Học sinh đọc lại văn bản, soát lại những thông tin, kiến thức mình đã biết và trả lời:
– Điểm mới: Học sinh trình bày theo hiểu biết của bản thân.
– Thay đổi trong nhận thức và hành động: Học sinh trình bày theo suy nghĩ cá nhân. Căn cứ trên những hiểu biết mới để chỉ ra những thay đổi phù hợp.
Câu 11.
– Học sinh tìm hiểu thêm thông tin.
– Một số phương án đề xuất như:
+ Theo dõi dự báo thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa bão;
+ Luôn chuẩn bị các vật dụng cần thiết như túi cứu thương, lương khô, nước, đèn pin…;
+ Khi xuất hiện vòi rồng, tắt các thiết bị điện, cẩn thận khi sử dụng các vật dụng tạo lửa, hạn chế xảy ra cháy nổ.
Câu 12.
– Hiện tượng vòi rồng gây những ảnh hưởng nặng nề và lâu dài tới vật chất và tính mạng con người. Điều này tạo ra tâm lí lo sợ, hoang mang cho mọi người. Hình ảnh và các số liệu về sự mất mát, thương vong khiến ta xót xa.
– Cần phải có sự chuẩn bị trước khi vòi rồng xuất hiện, để đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế thất thoát của cải, tài sản.