Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề:

Đọc hiểu: 6,0 điểm Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Đọc văn bản sau: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

THẦY CHU VĂN AN VÀ HỌC TRÒ THỦY THẦN

Ngày ấy, vào đời nhà Trần có một cụ đồ nho ở xã Quang Liệt tên là Chu Văn An. Học vấn của cụ sâu và rộng. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

Về sau nhà vua nghe tiếng, vời cụ về kinh giao cho trông nom trường Quốc Tử Giám và dạy Thái tử học. Cụ để nhà lại cho vợ con rồi đi nhậm chức. Nhưng được hơn một năm đã thấy cụ chống gậy trở về.

Cụ bảo mọi người rằng:

– Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước!

Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò. Nhà trong xóm chật ních những anh đồ nho, đủ mặt người Kinh, người trại. Đó là chưa kể những người ở quanh vùng hàng ngày cơm đùm cơm gói đi về học tập.

Trong số học trò của cụ có hai anh em con vua Thủy. Nghe tiếng cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Ngày ngày hai anh em đến bờ sông trút lốt thuồng luồng ở nước rồi lên đất, nói năng, cử chỉ không khác gì người trần.

Một hôm cụ đồ đang chấm bài thì anh trưởng tràng đến kể cho biết rằng sáng hôm nay, khi chưa rõ mặt người, anh có việc đi chợ huyện đến cầu Bưa tình cờ dưới sông có hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ:

– Đúng là hai anh em nhà Gàn thầy ạ! Con đầu tiên sợ nhưng cũng cố đi theo. Quả nhiên họ vào đây. Thầy bảo bây giờ nên làm thế nào?

Cụ đồ gật gù đáp:

-Con cứ để yên mặc họ, con ạ! Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!

Năm ấy, vùng Thanh Đàm trời làm đại hạn. Suốt từ cuối năm ngoái cho đến tháng Hai năm nay không có lấy một giọt mưa. Đồng ruộng nứt nẻ. Mấy đám lúa, đám ngô cứ héo dần. Thấy mọi người nhao nhác, cụ đồ sốt ruột không kém.

Một chiều kia sau buổi học, cụ đồ lưu hai anh em chàng Gàn ở lại rồi bảo:

-Thầy muốn các con thương đến dân một chút.

Hai anh em là bộ ngơ ngác không nói gì. Thấy họ còn giấu mình, ông cụ nói:

– Các con bất tất phải giấu. Thầy đã biết cả. Bây giờ đây chỉ có các con là cứu được dân sự. Các con hãy làm mưa cho họ nhờ.

Hai anh em đưa mắt nhìn nhau, hồi lâu bảo cụ:

– Dạ, nhưng hiềm vì sông hồ đều có lệnh “phong bể” cả thì lấy đâu ra nước bây giờ.

Ông cụ khẩn khoản:

– Các con nghĩ thử xem có thể lấy nước ở đâu được không. Không cứu được nhiều thì ta hằng tạm cứu ít vậy!

Hai anh em ngần ngừ hồi lâu rồi chỉ vào nghiên mực đặt trên án thư, bảo cụ đồ:

– Dạ, oai trời thì rất nghiêm nhưng lời của thầy thì rất trọng. Chúng con xin vâng lời thầy. Chúng con sẽ dùng nước ở nghiên mực này tạm thấm nhuần trong một vùng vậy.

Cụ đồ mừng rỡ chạy lại án thư bê cái nghiên mực lớn còn đầy mực và cả quản bút lông của mình thường dùng, đưa cho họ. Hai anh em đỡ lấy rồi cả ba người cùng tiến ra bờ sông. Đến nơi họ xắn ống tay áo rồi sau đó em bưng nghiên mực, anh cầm quản bút nhúng mực vẩy lên trời nhiều lần. Đoạn họ vứt cả nghiên lẫn bút xuống nước, cúi vái cụ đồ rồi biến mất.

Đêm hôm ấy quả nhiên mây mù tối tăm rồi mưa một trận như trút. Cụ đồ vừa mừng vừa sợ, suốt đêm chạy ra chạy vào không ngủ. Sáng dậy, điều mà ai nấy đều lấy làm lạ là nước chỉ lênh láng suốt mấy cánh đồng trong vùng Thanh Đàm mà thổi. Hơn nữa sắc nước chỗ nào chỗ nấy đều đen như mực. Trận mưa đêm hôm đó quả cứu vớt được biết bao nhiêu là ruộng lúa, ruộng ngô và các hoa màu khác. Dân trong vùng Thanh Đàm lại vui vẻ như xưa.

Nhưng trong lúc đó ở thiên đình, các thiên thần đều lấy làm lạ về một trận mưa bất ngờ. Ngọc Hoàng nổi giận sai một thiên thần đi bắt cho được thủ phạm trị tội. Và cả hai anh em đều không thoát được khỏi lưới trời nghiêm ngặt: cả hai đều rơi đầu dưới lưỡi búa của thần Sét.

Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng song đầu một nơi mình một nẻo, dạt vào gậm cầu Bưu. Cụ đồ nghe tin rất thương xót. Cụ khóc và cụ bắt tất cả học trò đưa đám chôn hai con thuồng luồng. Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.

Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt. Còn chỗ ngôi mộ hai anh em thuồng luồng sau đó người ta lập miếu thờ ngày nay còn có tên là miếu Gàn.

(Đổng Chi, Truyện cổ Việt Nam chọn lọc, Tập 1, NXB Khoa học Xã hội, tr.284-287).

 

Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Lựa chọn đáp án đúng: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Câu 1.

Câu chuyện trên kể về?

  1. Nhân vật người anh hùng lịch sử.
  2. Biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc
  3. Những nhân vật tôn giáo.
  4. Danh nhân văn hóa của dân tộc.

Câu 2.

Nhân vật chính trong truyện là:

  1. Thầy Chu Văn An.
  2. Hai anh em con vua Thủy.
  3. Thầy Chu Văn An và hai anh em con vua Thủy.
  4. Thầy Chu Văn An và học trò.

Câu 3.

Sự việc nào dưới đây không thuộc văn bản Thầy Chu Văn An và học trò Thủy thần?

  1. Nói với anh em chàng Gàn.
  2. Dạy thái tử học.
  3. Phạt trò rất nghiêm.
  4. Chống gậy trở về.

Câu 4.

Câu nói: Ta không thể chịu được bảy tên quyền thần dối vua hại nước chứng tỏ điều gì ở thầy Chu Văn An ?

  1. Là người thẳng thắn, không chấp nhận sự dối trá.
  2. Là người khẳng khái, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước.
  3. Chỉ ưa những người thật thà.
  4. Là người dám phản đối nhà vua.

Câu 5.

Xác định yếu tố kì ảo góp phần thể hiện tài năng, phẩm chất của thầy Chu Văn An.

  1. Con vua Thủy biến hóa thành người, xin được theo học.
  2. Anh trưởng tràng thấy hai người đi trên mặt nước tiến vào bờ.
  3. Hai anh em họ Gàn vẩy mực lên trời làm mưa.
  4. Ngọc Hoàng sai thiên thần đi tìm con vua Thủy để trị tội.

Câu 6.

Việc con vua Thủy xin theo học thầy Chu thể hiện ý nghĩa gì?

  1. Các thần đều biết danh tiếng của thầy Chu Văn An.
  2. Đề cao sự hiếu học, thần linh cũng ngưỡng mộ tài năng, đạo đức của thầy Chu.
  3. Con vua Thủy Tề chưa từng được đi học.
  4. Tinh thần hiếu học không phân biệt giữa thần và người trần.

Câu 7.

Câu “Nếu là quỷ thần mà họ chuộng đạo thánh hiền thì lại càng hay chứ sao!” thể hiện quan điểm dạy học nào của thầy Chu Văn An?

  1. Dựa trên sự công bằng, không phân biệt nguồn gốc, hoàn cảnh và sự ham học.
  2. Chú trọng truyền dạy đạo thánh hiền.
  3. Muốn dạy học cho các thần, không phân biệt xuất thân.
  4. Đề cao sự ham học hỏi, thích học đạo lí.

Câu 8.

Vì sao thầy Chu lại nhờ hai anh em họ Gàn làm mưa giúp dân? Điều đó thể hiện tính cách gì của thầy?

  1. Vì không có ai giúp được, thầy hết lòng dạy dỗ đạo lí cho học trò.
  2. Vì thầy tin tưởng con vua Thủy Tề, thầy thương dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn.
  3. Vì thầy biết hai anh em có phép thuật làm mưa, thầy luôn quan tâm đến tình hình cuộc sống người dân.
  4. Vì thầy biết hai anh em là con vua Thủy Tề, thầy lo cho dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn.

Câu 9.

Phép làm mưa (dùng bút và nghiên mực) thể hiện quan điểm gì của người xưa?

  1. Tin tưởng vào tài năng dạy học của thầy Chu.
  2. Đề cao việc theo học thầy Chu có thể giúp ích cho dân.
  3. Mọi phép thuật đều bắt nguồn từ cuộc sống thực.
  4. Coi trọng việc học đạo lí, có thể cứu dân giúp nước.

Câu 10.

Tại sao biết sẽ bị phạt nhưng con vua Thủy vẫn nghe theo thầy Chu để làm mưa?

  1. Tin tưởng vào lời thầy dạy, muốn trả ơn công lao của thầy.
  2. Quan tâm và yêu thương người dân.
  3. Hiểu thấu đạo lí thầy dạy, hành động vì nghĩa lớn, không lo lợi ích cá nhân.
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11.

Sự việc trên có ý nghĩa như thế nào?

Khăn áo hôm ấy trắng phau cả một bờ sông. Xác hai con vật được chôn cất một cách tử tế ở bên trên cầu và cũng đắp thành nấm như mộ của người.

  1. Tôn thờ thần thánh.
  2. Cảm phục nghĩa lớn của người có công đối với dân với nước.
  3. Đối xử bình đẳng giữa người với thần.
  4. Người dân và học trò yêu kính và làm theo lời thầy Chu.

Câu 12.

Nhận xét thái độ, tình cảm của người xưa đối với thầy Chu Văn An.

  1. Ca ngợi sự nghiệp dạy học.
  2. Tin tưởng vào tài năng, đạo đức.
  3. Ngưỡng mộ, kính trọng.
  4. Tôn sùng, thần thánh hóa.

Câu 13.

Dòng nào KHÔNG thể hiện sự hiếu học, trọng tình nghĩa của nhân dân ta?

  1. Thời tiết hạn hán kéo dài, ruộng đồng nứt nẻ, nhân dân cực khổ.
  2. Di tích Đầm Mực có nguồn gốc từ nước ở nghiên mực thầy Chu.
  3. Vùng Tả Thanh Oai nhiều người tài giỏi nhờ có quản bút thầy Chu dạt vào.
  4. Lập miếu Gàn thờ hai anh em con vua Thủy Tề.

Câu 14.

Vai trò của các yếu tố kì ảo trong câu chuyện truyền thuyết trên là gì?

  1. Tạo vẻ đẹp kĩ vĩ, phi thường cho nhân vật.
  2. Tạo sự hấp dẫn, sinh động cho câu chuyện được kể.
  3. Tô đậm tài năng, đức độ của thầy Chu, đề cao tinh thần hiếu học.
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 15.

Trí tưởng tượng độc đáo của người xưa được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?

  1. Lý giải những di tích, vùng đất hiếu học qua câu chuyện cầu mưa của thầy Chu, đồng thời ngợi ca tinh thần yêu nước, thương dân của thầy Chu.
  2. Hình dung về công cuộc chinh phục tự nhiên khó khăn.
  3. Hành động cầu mưa của thầy Chu được thần linh giúp đỡ.
  4. Thần linh cũng khao khát sự học và tin tưởng tài năng, đức độ của thầy Chu.

Câu 16.

Dòng nào KHÔNG thể hiện chủ đề, thông điệp của câu chuyện?

  1. Ca ngợi tấm lòng vì nghĩa lớn của thầy Chu Văn An và học trò.
  2. Ngưỡng mộ, tự hào về tài năng, nhân cách của thầy Chu Văn An.
  3. Lý giải sự hình thành một số di tích văn hóa – lịch sử.
  4. Khát vọng và niềm tin vào việc chinh phục tự nhiên của người xưa.

 

Trả lời câu hỏi sau: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Câu 17.

Sự việc sau đây giúp em hiểu như thế nào về người thầy Chu Văn An và người dân xưa trong đạo học?

Từ đó, người ta thấy cụ trở lại nghề dạy học. Lần này những người đến xin “nhập môn” đông vô kể. Cả một cái gò cao ở xóm Văn phải dựng thêm ba bốn mái nhà nữa mới đủ chỗ để chứa học trò.

Câu 18.

Đoạn kết thúc văn bản đã thể hiện sự đánh giá, thái độ của nhân dân ta như thế nào?

Cái nghiên mực của cụ đồ Chu Văn An sau đó trôi về làng Quỳnh Đô làm đen cả nước cái đầm ấy, ngày nay người ta vẫn quen gọi là Đầm Mực. Còn quản bút thì trôi về làng Tó cho nên cho nên các cụ thường truyền rằng nhờ thế làng Tó tức làng Tả Thanh Oai bây giờ mời có lắm người học hành đỗ đạt.

Câu 19.

Câu chuyện về hai anh em nhà Gàn đã thể hiện mong muốn nào của thầy Chu Văn An về học trò nói chung? (trả lời từ 6-8 dòng)

Câu 20.

Đọc văn bản sau: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

“Xưa Công Minh đến học thầy Tăng Tử, ở nhà thầy ba năm mà không mấy đọc sách. Tăng Tử gặng hỏi, Minh Tuyên thưa rằng: “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt thân, lúc nào cũng hiếu hòa nhã, cho đến giống vật chó mèo thầy cũng không mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục. Thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui lòng, học mãi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở cửa nhà thầy”

(https://bom.so/zM2Kwy)

Xác định nội dung/thông điệp của văn bản; từ đó tìm điểm tương đồng với chủ đề văn bản, lý giải cụ thể (8-10 dòng)

 Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Gợi ý trả lời Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Lựa chọn đáp án đúng: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Câu 1. D Danh nhân văn hóa của dân tộc.

Câu 2. C Thầy Chu Văn An và hai anh em con vua Thủy.

Câu 3. C Phạt trò rất nghiêm.

Câu 4. B Là người khẳng khái, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước.

Câu 5. A Con vua Thủy biến hóa thành người, xin được theo học.

Câu 6. B Đề cao sự hiếu học, thần linh cũng ngưỡng mộ tài năng, đạo đức của thầy Chu.

Câu 7. A Dựa trên sự công bằng, không phân biệt nguồn gốc, hoàn cảnh và sự ham học.

Câu 8. B Vì thầy tin tưởng con vua Thủy Tề, thầy thương dân và muốn dạy trò hành động vì nghĩa lớn.

Câu 9. D Coi trọng việc học đạo lí, có thể cứu dân giúp nước.

Câu 10. D Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 11. B Cảm phục nghĩa lớn của người có công đối với dân với nước.

Câu 12. C Ngưỡng mộ, kính trọng.

Câu 13. A Thời tiết hạn hán kéo dài, ruộng đồng nứt nẻ, nhân dân cực khổ.

Câu 14. D Tất cả đáp án trên đều đúng.

Câu 15. A Lý giải những di tích, vùng đất hiếu học qua câu chuyện cầu mưa của thầy Chu, đồng thời ngợi ca tinh thần yêu nước, thương dân của thầy Chu

Câu 16. D Khát vọng và niềm tin vào việc chinh phục tự nhiên của người xưa.

Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần
Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Trả lời câu hỏi sau: Thầy chu văn an và học trò thủy thần ; trắc nghiệm thầy chu văn an và học trò thủy thần ; đọc hiểu thầy chu văn an và học trò thủy thần

Câu 17.

– Thầy Chu Văn An là người thầy khẳng khái, sự ảnh hưởng của thầy ngày càng sâu rộng trong dân chúng.

– Người dân xưa rất trọng đạo học, dân chúng vô cùng tin tưởng vào phẩm chất, tài năng của thầy Chu Văn An.

Câu 18. 

Đoạn kết thúc văn bản thể hiện sự đánh giá, thái độ của nhân dân ta về người thầy và đạo học. Qua đó, họ đánh giá cao, tôn vinh vai trò và người thầy, đạo học đối với xã hội. Chứng tỏ đạo học ảnh hưởng đến cuộc sống của dân chúng, của tương lai đất nước, dân tộc. Người thầy đức cao, tài rộng luôn được tôn trọng ở mọi thời đại.

Câu 19. 

– Học trò tôn kính thầy, trọng đạo học, luôn ý thức tầm sư học đạo.

– Học trò dùng tài học của mình để giúp đời, giúp dân, giúp nước.

Câu 20.

+ Văn bản: Ca ngợi tài đức của thầy giáo;

Như vậy, văn bản 1 có nhiều tương đồng với chủ đề văn bản đọc.

Học sinh tự tìm dẫn chứng trong văn bản, giải thích rõ.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *