Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6 (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

 Đề: 

ÔN TẬP ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

TRUYỀN THUYẾT

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. 

Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm về truyện truyền thuyết?

  1. Là truyện dân gian kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật có công chống giặc ngoại xâm trong lịch sử.
  2. Là truyện dân gian kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử; hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, sản vật địa phương.
  3. Là truyện dân gian kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật sáng tạo ra văn hóa dân tộc.
  4. Là truyện dân gian kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật giải thích rõ nguồn gốc phong tục, sản vật địa phương.

Câu 2. 

“Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo” – được hiểu là:

  1. Nhận thức lịch sử theo quan điểm, góc nhìn hiện đại, văn minh.
  2. Phản ánh lịch sử huy hoàng, kì vĩ như một huyền thoại.
  3. Lựa chọn và tái tạo lịch sử theo quan điểm, mơ ước của nhân dân.
  4. Tái hiện chân thực lịch sử dân tộc với nhân vật anh hùng làm trung tâm.

truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6

Câu 3.

Nhân vật chính của truyện truyền thuyết là:

  1. Là những người anh hùng phải đối mặt với những thử thách và lập chiến công phi thường hỗ trợ cộng đồng.
  2. Là những người anh hùng phải đối mặt với những thử thách trong chinh phục thiên nhiên.
  3. Là những người anh hùng phải đối mặt với những thử thách của vũ trụ để xây dựng cuộc sống bình yên cho cộng đồng.
  4. Là những người anh hùng có sức mạnh siêu nhiên tạo nên những chiến tích diệu kỳ trong lịch sử dân tộc.

Câu 4.

Dòng nào sau đây nói đúng về nghệ thuật kể chuyện của truyện truyền thuyết?

  1. Kể theo mạch nguyên nhân – kết quả.
  2. Kể theo trình tự không gian.
  3. Kể theo ý đồ của tác giả dân gian.
  4. Kể theo mạch tuyến tính.

Câu 5.

Lời văn của truyện truyền thuyết có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

  1. Lời văn trang trọng, mượt mà, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
  2. Lời kể cô đọng mang sắc thái ngợi ca.
  3. Lời văn gần gũi mà trang trọng.
  4. Lời văn ngắn gọn, súc tích, ý tại ngôn ngoại.

Câu 6.

Dòng nào nói lên vai trò của yếu tố kì ảo trong truyền thuyết?

  1. Làm nổi bật sức mạnh phi thường của người anh hùng.
  2. Tăng vẻ đẹp oai hùng cho nhân vật, tạo nên sự linh thiêng cho chứng tích văn hóa, lịch sử.
  3. Tăng sức mạnh thần thánh cho nhân vật, làm cho câu chuyện hấp dẫn, li kì.
  4. Là thủ pháp quan trọng để xây dựng nhân vật truyền thuyết.

Câu 7.

Dòng nào nói lên mục đích của truyện truyền thuyết?

  1. Sáng tạo lại lịch sử theo quan điểm của nhân dân.
  2. Kể về nhân vật và sự kiện lịch sử theo góc nhìn mới.
  3. Tôn vinh, lí tưởng hóa con người và chiến công của người anh hùng.
  4. Dùng yếu tố kỳ ảo để tôn lên sức mạnh thần kỳ của người anh hùng.

truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6

Câu 8.

Đặc điểm nổi bật về không gian, thời gian của truyền thuyết:

  1. Thời gian quá khứ, không gian cụ thể, xác định.
  2. Thời gian gắn liền với biến cố lịch sử dân tộc, không gian rộng lớn.
  3. Thời gian gắn với lịch sử, không gian gắn với di tích văn hóa.
  4. Thời gian và không gian xác định (không xác định chính xác chi tiết).

Câu 9.

Kết thúc truyền thuyết có đặc điểm gì? Thể hiện quan điểm nào của người xưa?

  1. Kết thúc mở. Sự đánh giá về công trạng và kì tích của nhân vật anh hùng.
  2. Kết thúc mở. Muốn tạo niềm tin cho người đọc về sự lý giải nhân vật và sự kiện lịch sử.
  3. Kết thúc có hậu. Thể hiện niềm tin vào công lý của nhân dân.
  4. Kết thúc tạo bi kịch. Phản ánh đúng bản chất lịch sử.

Câu 10.

Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi tiếp nhận truyền thuyết ?

  1. Khâm phục người anh hùng và giữ gìn văn hóa dân tộc.
  2. Đề cao trí tưởng tượng và khát vọng sáng tạo các giá trị văn hóa cổ truyền.
  3. Có thể tin hoặc không tin vào câu chuyện được kể.
  4. Trân trọng lịch sử, giá trị văn hóa và niềm tin vào truyền thống dân tộc.

Câu 11.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của truyền thuyết, chúng ta cần:

  1. Gắn với chứng tích lịch sử để trân trọng và ứng xử văn minh với cội nguồn văn hóa-lịch sử.
  2. Soi chiếu với thực tế lịch sử dân tộc, liên hệ với cuộc sống hiện nay.
  3. Lựa chọn những giá trị phù hợp với bản thân để vận dụng vào cuộc sống.
  4. Thường xuyên khám phá những di tích lịch sử-văn hóa gắn với truyền thuyết.

Câu 12.

Dòng nào KHÔNG nêu đúng ý nghĩa của truyền thuyết?

  1. Kết nối quá khứ – hiện tại, truyền thống – hiện đại.
  2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
  3. Trân trọng khát vọng sáng tạo, ý thức hướng thiện.
  4. Khơi gợi ý thức tìm hiểu lịch sử, người anh hùng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

 

truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6
truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6

Gợi ý trả lời truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6

Lựa chọn đáp án đúng: truyền thuyết  ; trắc nghiệm truyền thuyết ; câu hỏi trắc nghiệm về truyền thuyết ; ôn tập truyền thuyết lớp 6

Câu 1. B Là truyện dân gian kể về cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử; hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, sản vật địa phương.

Câu 2. C Lựa chọn và tái tạo lịch sử theo quan điểm, mơ ước của nhân dân.

Câu 3. A Là những người anh hùng phải đối mặt với những thử thách và lập chiến công phi thường hỗ trợ cộng đồng.

Câu 4. D Kể theo mạch tuyến tính.

Câu 5. B Lời kể cô đọng mang sắc thái ngợi ca.

Câu 6. B Tăng vẻ đẹp oai hùng cho nhân vật, tạo nên sự linh thiêng cho chứng tích văn hóa, lịch sử.

Câu 7. C Tôn vinh, lí tưởng hóa con người và chiến công của người anh hùng.

Câu 8. D Thời gian và không gian xác định (không xác định chính xác chi tiết).

Câu 9. B Kết thúc mở. Muốn tạo niềm tin cho người đọc về sự lý giải nhân vật và sự kiện lịch sử.

Câu 10. D Trân trọng lịch sử, giá trị văn hóa và niềm tin vào truyền thống dân tộc.

Câu 11. A Gắn với chứng tích lịch sử để trân trọng và ứng xử văn minh với cội nguồn văn hóa-lịch sử.

Câu 12. C Trân trọng khát vọng sáng tạo, ý thức hướng thiện.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *