Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra:  Văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin (16 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề 1: văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

VĂN BẢN THÔNG TIN

(Giới thiệu cuốn sách, bộ phim)

Lựa chọn đáp án đúng: văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Câu 1. văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Văn bản thông tin trong chương trình lớp 8 bao gồm:

  1. Văn bản thông tin khoa học (tổng hợp).
  2. Bản tin infographic.
  3. Giới thiệu sách, bộ phim; hiện tượng tự nhiên.
  4. Cung cấp tin tức qua âm thanh, tín hiệu.

Câu 2. văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Dòng nào nói lên đặc điểm hình thức của văn bản thông tin?

  1. Văn bản thông tin tổng hợp dùng văn bản đa phương thức; Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
  2. Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu.
  3. Người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác.
  4. Văn bản trình bày kết hợp một số hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu theo tỷ lệ nhất định.

Câu 3.

Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản thông tin?

  1. Báo cáo, bản tin, thông báo.
  2. Thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề.
  3. Giới thiệu cuốn sách, bộ phim.
  4. Thuyết minh về một hiện tượng.

Câu 4.

Các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin là:

  1. Hình ảnh minh họa.
  2. Biểu bảng, số liệu.
  3. Hình ảnh, biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, số liệu,…
  4. Biểu đồ hình cột, đồ họa hình ảnh.

Câu 5.

Các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin có tác dụng gì?

  1. Góp phần cùng kênh chữ giúp người đọc dễ tiếp nhận, ghi nhớ thông tin.
  2. Minh họa những thông tin mà kênh chữ không chuyển tải được.
  3. Minh chứng cho thông tin đã nêu ở kênh chữ.
  4. Làm cho văn bản thông tin có màu sắc riêng nhằm thu hút người đọc.

Câu 6.

Việc lồng ghép những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin phải đảm bảo nguyên tắc nào sau đây?

  1. Không được lấn át phương thức biểu đạt chính.
  2. Không được làm mất đi tính chính xác, khách quan của văn bản thông tin.
  3. Phải tuân thủ theo tỷ lệ nhất định.
  4. Làm nổi bật thông tin chính.

Câu 7.

Để đảm bảo tính chính xác, khách quan cho thông tin của văn bản, văn bản thông tin thường:

  1. Ngôn ngữ trong văn bản thông tin sáng rõ, đơn nghĩa.
  2. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ.
  3. Dẫn tên người, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực, có thể kiểm chứng được.
  4. Sử dụng số liệu và hình ảnh.

Câu 8.

Kiến thức từ văn bản thông tin hữu dụng với học sinh ở thời điểm nào?

  1. Sử dụng luôn trong học tập và đời sống hiện tại.
  2. Khi vào đại học.
  3. Làm tư liệu cho mai sau.
  4. Cả ý a và c.
văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin
văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Câu 9.

Khi đọc văn bản thông tin cần chú ý vào điều gì?

  1. Thông tin chứa đựng trong văn bản.
  2. Hình ảnh minh họa.
  3. Cảm xúc của người viết.
  4. Ngôn ngữ và cách diễn đạt.

Câu 10.

Tin tức, tri thức trong văn bản thông tin cần đảm bảo:

  1. Tính chủ quan, không hư cấu.
  2. Tính khách quan, không hư cấu.
  3. Tính khách quan, có hư cấu.
  4. Đơn giản, không hư cấu, không phức tạp hóa vấn đề.

Câu 11.

Để hỗ trợ người đọc trong việc tìm kiếm, ghi nhớ thông tin một cách nhanh chóng, văn bản thông tin sử dụng:

  1. Sapo, hình ảnh.
  2. Câu thơ, văn vần.
  3. Sapo, các đoạn có tiêu đề in đậm, chú giải các từ ngữ chuyên ngành.
  4. Văn bản chia tách thành các đoạn.

Câu 12.

Vì sao đọc hiểu văn bản thông tin lại được chú ý trong chương trình Ngữ văn mới?

  1. Vì văn bản thông tin rất hấp dẫn.
  2. Vì cuộc sống hiện đại, nhiều thông tin được chuyển tải từ văn bản này.
  3. Vì văn bản thông tin rất khó tiếp nhận.
  4. Vì văn bản thông tin chứa đựng nhiều lớp nghĩa.

Câu 13.

Điền từ/ngữ vào dấu ba chấm trong móc vuông […]cho hợp lí.

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về […] nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.

  1. Nguồn gốc.
  2. Nội dung.
  3. Tác giả.
  4. Đánh giá của dư luận.

Câu 14.

Thông tin thường được trình bày theo trình tự:

  1. Khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể của cuốn sách, bộ phim.
  2. Thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim.
  3. Theo ý đồ, hiểu biết của người viết về cuốn sách, bộ phim đó.
  4. Theo thị hiếu của độc giả về cuốn sách, bộ phim đó.

Câu 15.

“Văn bản giới thiệu cuốn sách, bộ phim chứa đựng thông tin khách quan và cách nhìn chủ quan (quan điểm) của người viết đối với cách nhìn cuộc sống của cuốn sách, bộ phim”. Đúng hay sai?

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 16.

Dòng nào nói lên mục đích của văn bản giới thiệu cuốn sách, bộ phim:

  1. Tăng thêm hiểu biết của độc giả/khán giả về bộ phim/cuốn sách đó.
  2. Nhằm giới thiệu, khuyến khích đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
  3. Truyền thông cho cuốn sách/bộ phim đó.
  4. Để học sinh tham khảo khi cần thiết.

 

Gợi ý trả lời Đề 1

Lựa chọn đáp án đúng: văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Câu 1. D Cung cấp tin tức qua âm thanh, tín hiệu.

Câu 2. A Văn bản thông tin tổng hợp dùng văn bản đa phương thức; Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

Câu 3. B Thể hiện quan điểm cá nhân về một vấn đề.

Câu 4. C Hình ảnh, biểu bảng, biểu đồ, sơ đồ, số liệu,…

Câu 5. A Góp phần cùng kênh chữ giúp người đọc dễ tiếp nhận, ghi nhớ thông tin.

Câu 6. B Không được làm mất đi tính chính xác, khách quan của văn bản thông tin.

Câu 7. C Dẫn tên người, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực, có thể kiểm chứng được.

Câu 8. D Cả ý a và c.

Câu 9. A Thông tin chứa đựng trong văn bản.

Câu 10. B Tính khách quan, không hư cấu.

Câu 11. C Sapo, các đoạn có tiêu đề in đậm, chú giải các từ ngữ chuyên ngành.

Câu 12. B Vì cuộc sống hiện đại, nhiều thông tin được chuyển tải từ văn bản này.

Câu 13. B Nội dung.

Câu 14. A Khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể của cuốn sách, bộ phim.

Câu 15. A Đúng.

Câu 16. B Nhằm giới thiệu, khuyến khích đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

 

văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin
văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

—————

Đề 2: văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

VĂN BẢN THÔNG TIN

(Thuyết minh hiện tượng tự nhiên)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Hoàn thành khái niệm về văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên bằng cách kéo thả các từ đúng vị trí:

Văn bản thông tin thuyết minh một hiện tượng tự nhiên được viết để [vị trí thả 1] nguyên nhân [vị trí thả 2] và cách thức [vị trí thả 3] của một hiện tượng tự nhiên.

  1. Xuất hiện.
  2. Diễn ra.
  3. Hình thành.
  4. Thông báo.

Câu 2. văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên có thể gồm dạng nào dưới đây?

  1. Giải thích trình tự diễn ra/nguyên nhân xuất hiện các hiện tượng tự nhiên.
  2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên.
  3. Giải thích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề từ trong thế giới tự nhiên.
  4. Một trong các dạng trên hoặc kết hợp các dạng trên.

Câu 3.

Hoàn thành cấu trúc văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên bằng cách kéo thả và các vị trí sau:

Phần mở đầu:     [Vị trí thả 1]

Phần nội dung:  [Vị trí thả 2]

Phần kết thúc:   [Vị trí thả 3]

  1. Đề xuất các giải pháp ngăn chặn hoặc phát triển.
  2. Thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng hoặc tóm tắt nội dung giải thích (phần này không bắt buộc).
  3. Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra hiện tượng.
  4. Giới thiệu khái quát/ quá trình xảy ra hiện tượng.

Câu 4.

Dòng nào không nói lên cách trình bày văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên?

  1. Theo trật tự thời gian.
  2. Theo nguyên nhân – kết quả.
  3. Theo đặc điểm/mức độ quan trọng của đối tượng.
  4. Theo mục đích, ý đồ của người viết.

Câu 5.

Các từ ngữ được sử dụng trong văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên không thuộc các chuyên ngành nào?

  1. Địa lí.
  2. Sinh học.
  3. Y học.
  4. Thiên văn học.

Câu 6.

Thông tin khách quan trong văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên là:

  1. Số liệu/thuật ngữ khoa học, hình ảnh xác thực về hiện tượng tự nhiên.
  2. Quá trình xuất hiện các hiện tượng tự nhiên.
  3. Sự giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên.
  4. Sapo, nhan đề văn bản.

Câu 7.

Đánh giá chủ quan trong văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên là:

  1. Nhận định diễn biến hiện tượng tự nhiên theo quan điểm cá nhân.
  2. Trình bày quan điểm cá nhân của người viết về hiện tượng.
  3. Nêu những vấn đề gây ấn tượng, chú ý của người đọc.
  4. Khái quát cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất giải pháp về hiện tượng tự nhiên.

Câu 8.

Mối quan hệ giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan trong văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên?

  1. Tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc để người viết đánh giá hiện tượng.
  2. Hiểu rõ hơn đặc điểm của hiện tượng tự nhiên để người viết đề xuất giải pháp.
  3. Tạo cơ sở khoa học lý giải nguyên nhân xuất hiện và đề xuất giải pháp.
  4. Tạo tiền đề khoa học đề xuất những giải pháp tác động vào tự nhiên.

Câu 9.

Khi đọc xong văn bản thông tin thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên, người học cần:

  1. Đánh giá nội dung, hình thức, ý nghĩa của văn bản, phong cách người viết.
  2. Liên kết thông tin về hiện tượng tự nhiên với điều cá nhân quan tâm.
  3. Tuyên truyền, phổ biến những thông tin mới mà cá nhân nhận được.
  4. Bổ sung suy nghĩ, nhận thức mới của cá nhân về hiện tượng tự nhiên.

Câu 10.

Quan điểm thể hiện của người viết trong văn bản thuyết minh một hiện tượng tự nhiên là quan điểm cá nhân, đúng hay sai? Vì sao ?

  1. Sai. Vì người viết phải dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá.
  2. Đúng. Vì người viết cần thể hiện suy nghĩ, quan điểm riêng cá nhân.

Câu 11.

Nguyên tắc nào để lựa chọn được đề tài hấp dẫn khi thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên?

  1. Có tính quy mô toàn cầu.
  2. Gần gũi, phổ biến được mọi người quan tâm.
  3. Có nhiều tác động tới cuộc sống con người.
  4. Được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.

Câu 12.

Liên hệ nội dung văn bản thông tin thuyết minh hiện tượng tự nhiên với các vấn đề của xã hội đương đại được hiểu là:

  1. Phát hiện điểm tương đồng với các vấn đề xã hội hiện tại quan tâm.
  2. Nhận ra sự liên quan tới vấn đề cuộc sống hiện tại.
  3. Nhận ra sự tác động/liên quan tới vấn đề xã hội hiện tại và điều chỉnh nhận thức, hành động của bản thân.
  4. Điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức của bản thân với các vấn đề liên quan từ nội dung văn bản.

 

văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin
văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Gợi ý trả lời Đề 2

Lựa chọn đáp án đúng: văn bản thông tin ; trắc nghiệm văn bản thông tin

Câu 1.

Vị trí thả 1: lý giải;

Vị trí thả 2: xuất hiện;

Vị trí thả 3: cách thức;

Câu 2. D Một trong các dạng trên hoặc kết hợp các dạng trên.

Câu 3.

Vị trí thả 1: Giới thiệu khái quát/ quá trình xảy ra hiện tượng;

Vị trí thả 2: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra hiện tượng.

Vị trí thả 3: Thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng/tóm tắt nội dung giải thích (phần này không bắt buộc).

Câu 4. D Theo mục đích, ý đồ của người viết.

Câu 5. C Y học.

Câu 6. A Số liệu/thuật ngữ khoa học, hình ảnh xác thực về hiện tượng tự nhiên.

Câu 7. D Khái quát cơ sở khoa học làm căn cứ đề xuất giải pháp về hiện tượng tự nhiên.

Câu 8. C Tạo cơ sở khoa học lý giải nguyên nhân xuất hiện và đề xuất giải pháp.

Câu 9. B Liên kết thông tin về hiện tượng tự nhiên với điều cá nhân quan tâm.

Câu 10. A a. Sai. Vì người viết phải dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra nhận định, đánh giá.

Câu 11. B Gần gũi, phổ biến được mọi người quan tâm.

Câu 12. C Nhận ra sự tác động/liên quan tới vấn đề xã hội hiện tại và điều chỉnh nhận thức, hành động của bản thân.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 ———————

ĐỀ 3

VĂN BẢN THÔNG TIN

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí.

Văn bản thông tin (VBTT) có mục đích chủ yếu nhằm [vị trí 1], không sử dụng yếu tố [vị trí 2 ]. VBTT có vai trò rất quan trọng trong nhịp sống của xã hội hiện đại và tồn tại ở nhiều [vị trí 3]: tờ rơi, phiếu thu ngân, đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bảng báo giá, quảng cáo chào hàng, clip, biển thông báo…

  1. Dạng thức khác nhau
  2. Hư cấu
  3. Cung cấp thông tin
  4. Thuyết minh

Câu 2. Điền từ/cụm từ vào dấu ba chấm trong móc vuông cho hợp lí.

“Đây là loại văn bản được viết ra để truyền đạt, mô tả hay giải thích những thông tin phi hư cấu, chứa nhiều lớp từ vựng kĩ thuật và yêu cầu […] phải có một kiến thức nền phù hợp”

  1. Tác giả
  2. Người đọc
  3. Giáo viên
  4. Học sinh

Câu 3. “VBTT thường ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật ngôn từ; nếu có thì không phải để tạo ra ý nghĩa tu từ, màu sắc tu từ, tính đa nghĩa, tính hình tượng; mà thường chỉ để hỗ trợ việc truyền đạt thông tin”. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 4. Điền từ/cụm từ vào dấu ba chấm trong móc vuông cho hợp lí.

VBTT nhằm cung cấp thông tin về […], sự xuất hiện của yếu tố sai sự thật, hư cầu nằm ngoài mục đích truyền đạt thông tin của văn bản.

  1. Khoa học tự nhiên
  2. Khoa học xã hội
  3. Hiện thực khách quan
  4. Khoa học chính thống

Câu 5. VBTT thường ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, nếu có thì nhằm mục đích:

  1. Tạo ra ý nghĩa tu từ, màu sắc tu từ.
  2. Tạo tính đa nghĩa, tính hình tượng.
  3. Tác động lí trí và tình cảm để thông tin đến nhanh, mạnh hơn.
  4. Thể hiện cảm xúc, quan điểm của người viết đối với thông tin.

Câu 6. Những điều nào sau đây được coi là cấm kị trong văn bản thông tin?

  1. Sự xuất hiện của lối nói mập mờ, nước đôi.
  2. Thông tin về hiện thực khách quan.
  3. Viết bằng phong cách ngôn ngữ chính luận.
  4. Mục đích truyền đạt thông tin của văn bản.

Câu 7. Phân tích sự thống nhất và hợp lí của chủ đề với đề tài ở văn bản thông tin, HS cần trả lời câu hỏi:

  1. Văn bản này viết về vấn đề gì, gắn với sự việc, con người cụ thể nào ?
  2. Văn bản nói về đối tượng đó như thế có phủ hợp không ?
  3. Giữa hiện thực được nói tới và nội dung có quan hệ với nhau như thế nào ?
  4. Logic của văn bản được triển khai như thế nào?

Câu 8. “Mục đích, quan điểm, thái độ của người viết trong văn bản thông tin thường được thể hiện một cách trực tiếp”. Đúng hay sai?

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 9. Thả các từ sau vào các vị trí trong móc vuông cho hợp lí.

Từ ngữ được sử dụng trong văn bản thông tin thuộc [vị trí 1] chuyên ngành khác nhau, có thể thiên về học thuật, có thể thuộc lớp từ vựng [vị trí 2] nhưng phải đảm bảo chuẩn chính âm, (vị trí 3].

  1. Toàn dân
  2. Nhiều
  3. Đa nghĩa
  4. Đơn nghĩa

Câu 10. Dòng nào không nói lên cách tổ chức, trình bày nội dung trong văn bản thông tin?

  1. Tổ chức theo trật tự thời gian, nhân quả.
  2. Tổ chức thông tin theo quan hệ so sánh hoặc tương phản.
  3. Theo trình tự hồi ức, cảm xúc.
  4. Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề.

Câu 11. Việc lồng ghép những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong văn bản thông tin phải đảm nguyên tắc nào sau đây?

  1. Không được lấn át phương thức biểu đạt chính.
  2. Không được làm mất đi tính chính xác, khách quan của văn bản thông tin.
  3. Phải tuân thủ theo tỷ lệ nhất định.
  4. Làm nổi bật thông tin chính.

Câu 12. Phần nào của văn bản thông tin tác động đến nhận thức người đọc nhanh nhất?

  1. Đoạn đầu của văn bản.
  2. Nhan đề; Đoạn sapo, các dòng chữ in đậm
  3. Các dòng in đậm ở từng đoạn.
  4. Hình ảnh minh họa.

Câu 13. Cước chú trong văn bản thông tin có chức năng nào sau đây?

  1. Để mở rộng tài liệu tham khảo cho văn bản khoa học.
  2. Để cung cấp nguồn học liệu số cho HS.
  3. Để cung cấp thêm thông tin hoặc giải thích nhan đề cho văn bản.
  4. Để kết nối những thông tin liên quan.

Câu 14. Làm cách nào để tìm hiểu rộng hơn một khái niệm được nêu trong văn bản thông tin?

  1. Hỏi người có chuyên môn về lĩnh vực đó.
  2. Hỏi thầy cô giáo.
  3. Dùng công cụ tìm kiếm google.
  4. Chat GPT.

 

Gợi ý trả lời ĐỀ 3

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. 1c, 2b, 3a    1Cung cấp thông tin ; 2 Hư cấu ; 3 Dạng thức khác nhau

Câu 2. B  Người đọc

Câu 3. A Đúng

Câu 4. C Hiện thực khách quan

Câu 5. C Tác động lí trí và tình cảm để thông tin đến nhanh, mạnh hơn.

Câu 6. A Sự xuất hiện của lối nói mập mờ, nước đôi.

Câu 7. D Logic của văn bản được triển khai như thế nào?

Câu 8. B Sai

Câu 9. 1b, 2a, 3d  1Nhiều, 2Toàn dân, 3Đơn nghĩa

Câu 10. C Theo trình tự hồi ức, cảm xúc.

Câu 11. B Không được làm mất đi tính chính xác, khách quan của văn bản thông tin.

Câu 12. C Các dòng in đậm ở từng đoạn.

Câu 13. B Để cung cấp nguồn học liệu số cho HS.

Câu 14. C Dùng công cụ tìm kiếm google.

 DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *