Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Truyện cổ tích ; trắc nghiệm truyện cổ tích ; trắc nghiệm thể loại truyện cổ tích ; ôn tập truyện cổ tích lớp 6 ; ôn tập truyện cổ tích (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề:
Đọc hiểu: 6,0 điểm
Đọc văn bản sau:
ÔN TẬP ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
TRUYỆN CỔ TÍCH
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1.
Nội dung dòng nào không thuộc khái niệm về truyện cổ tích?
- Kể về cuộc đời nhân vật, về những xung đột trong gia đình, xã hội;
- Truyện kể theo trình tự thời gian, mối quan hệ nhân quả; có yếu tố hoang đường kì ảo; nhân vật chia hai tuyến chính (thiện, tốt – ác, xấu).
- Nhân vật chính là người anh hùng đối mặt với những thử thách và lập chiến công phi thường hỗ trợ cộng đồng.
- Thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, công bằng của người dân lao động xưa.
Câu 2.
Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc, truyện cổ tích được chia thành những loại nào?
- Cổ tích thần kì, cổ tích về phong tục, cổ tích thế tục.
- Cổ tích thần kì, cổ tích thế tục, cổ tích về loài vật.
- Sự tích về các loài cây, cổ tích thế tục, cổ tích về loài vật.
- Cổ tích thế tục, cổ tích thần kì, sự tích loài vật.
Câu 3.
Dòng nào phân loại không đúng các truyện cổ tích?
- Cổ tích thần kì: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế.
- Cổ tích về loài vật: Sự tích cây vú sữa, Sự tích con muỗi, Sự tích cây nêu ngày tết.
- Cổ tích thế tục: Chú bé thông minh, Nói dối như cuội, Vua chích chòe.
- Cổ tích thần kì: Sự tích trầu cau, Trạng Hiền, Sự tích cây thìa là, Sự tích con dã tràng.
Câu 4.
Kiểu nhân vật nào KHÔNG được kể trong truyện cổ tích?
- Nhân vật bất hạnh; nhân vật ngốc nghếch.
- Nhân vật dũng sĩ; nhân vật có tài năng kì lạ.
- Nhân vật là thần thánh, người có công với nước.
- Nhân vật là con vật (biết nói năng, có hành động, tính nết như người).
Câu 5.
Trình tự kể thường được dùng trong truyện cổ tích là:
- Trình tự thời gian.
- Trình tự không gian.
- Mối quan hệ nhân quả.
- Kết hợp các trình tự trên.
Câu 6.
Truyện cổ tích thường sử dụng ngôi kể và người kể chuyện như thế nào?
- Kể theo ngôi thứ nhất, người kể tham gia vào câu chuyện, xưng “tôi”.
- Kể theo ngôi thứ ba, người kể không tham gia vào câu chuyện, nhân vật được gọi theo đại từ xưng hô ngôi thứ ba hoặc gọi tên.
- Kể theo ngôi thứ nhất, người kể không phải là nhân vật trong truyện.
- Kết hợp các ngôi kể tùy từng đoạn truyện và luôn thay đổi cách xưng hô.
Câu 7.
Dòng nào nêu đặc điểm ngôn ngữ trong truyện cổ tích?
- Có nhiều thành ngữ, tục ngữ.
- Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
- Thường mở đầu bằng cụm từ: ngày xửa ngày xưa, ngày xưa.
- Có nhiều từ ngữ ngày nay ít dùng.
Câu 8.
Cụm từ nào thường dùng để nói về kết thúc của truyện cổ tích?
- Kết thúc tốt đẹp.
- Kết thúc thắng lợi.
- Kết thúc hợp lí.
- Kết thúc có hậu.
Câu 9.
Dòng nào nêu cách hiểu đúng về yếu tố hoang đường kì ảo trong cổ tích?
- Là thần, tiên, phật hoặc vật lạ; xuất hiện để trợ giúp người tốt gặp khó khăn không tự giải quyết được.
- Là thần, tiên, phật hoặc vật lạ; xuất hiện giúp người tốt thắng kẻ xấu.
- Là thần, tiên, phật hoặc vật lạ góp phần làm nên ý nghĩa của truyện.
- Là thần, tiên, phật hoặc vật lạ; xuất hiện giúp truyện kết thúc có hậu.
Câu 10.
Dòng nào nêu rõ ý nghĩa chủ yếu của truyện cổ tích?
- Giải thích nguồn gốc loài vật theo suy nghĩ của người xưa
- Thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp.
- Giải thích một số phong tục tập quán.
- Thể hiện mong ước của nhân dân: cái thiện thắng cái ác.
Gợi ý trả lời Truyện cổ tích ; trắc nghiệm truyện cổ tích ; trắc nghiệm thể loại truyện cổ tích ; ôn tập truyện cổ tích lớp 6 ; ôn tập truyện cổ tích
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. C Nhân vật chính là người anh hùng đối mặt với những thử thách và lập chiến công phi thường hỗ trợ cộng đồng.
Câu 2. B Cổ tích thần kì, cổ tích thế tục, cổ tích về loài vật.
Câu 3. D Cổ tích thần kì: Sự tích trầu cau, Trạng Hiền, Sự tích cây thìa là, Sự tích con dã tràng.
Câu 4. C Nhân vật là thần thánh, người có công với nước.
Câu 5. A Trình tự thời gian.
Câu 6. B Kể theo ngôi thứ ba, người kể không tham gia vào câu chuyện, nhân vật được gọi theo đại từ xưng hô ngôi thứ ba hoặc gọi tên.
Câu 7. C Kể theo ngôi thứ nhất, người kể không phải là nhân vật trong truyện.
Câu 8. D Có nhiều từ ngữ ngày nay ít dùng.
Câu 9. C Là thần, tiên, phật hoặc vật lạ góp phần làm nên ý nghĩa của truyện.
Câu 10. B Thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống tốt đẹp.