Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6 (13 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ÔN TẬP ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

ĐỒNG THOẠI

truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1.

Dòng nào sau đây không nói đúng khái niệm về truyện đồng thoại?

  1. Là những tác phẩm tự sự nên nó cũng mang những đặc điểm cơ bản nhất mà các tác phẩm tự sự đều có như: cốt truyện, nhân vật, ngôi kể.
  2. Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật.
  3. Là truyện có nhân vật là người thông thái.
  4. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả khắc họa như con người (nhân cách hoá).

Câu 2.

Dòng nào KHÔNG nói lên đặc điểm nổi bật của truyện đồng thoại?

  1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật- nhân cách hóa.
  2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu.
  3. Giàu chất hư cấu tưởng tượng.
  4. Hướng đến mục đích giáo dục.

Câu 3.

Hệ thống nhân vật trong truyện đồng thoại có đặc điểm gì?

  1. Rất phong phú, trong đó có cả con người nhưng chiếm đa số là loài vật, vừa mang đặc tính vốn có của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người.
  2. Gán cho loài vật những đường nét tính cách, tình cảm của con người.
  3. Nhân vật là con chó, con vịt, bút chì, thước kẻ… nhưng vẫn đem đến những bài học về cuộc sống xung quanh các em.
  4. Nhân vật là loài vật đóng vai trò trung tâm.

Câu 4.

Nhân vật trong truyện đồng thoại được xây dựng bởi phép tu từ nào?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn du.
  4. Tượng trưng

Câu 5.

Dòng nào sau đây KHÔNG nói lên vai trò của truyện đồng thoại?

  1. Vừa vẽ nên bức tranh thế giới loài vật sinh động, hấp dẫn đồng thời lại cho các em thấy “có mình” trong đó.
  2. Các em được sống trong câu chuyện, sau đó tự liên hệ đến mình.
  3. Đem đến sự giải thích về hiện tượng tự nhiên, khát vọng của con người cổ đại.
  4. Đem đến những bài học về cuộc sống xung quanh các em.

Câu 6.

Dòng nào KHÔNG nói lên đặc điểm của nhân vật đồng thoại?

  1. Mang một đặc điểm, tính cách nào đó của con người.
  2. Mang đặc điểm của loài vật mà nó mang tên.
  3. Hội tụ những đặc tính xấu của con người.
  4. Gán cho loài vật những đường nét tính cách, tình cảm của con người… cho các em thấy “có mình” trong đó.

Câu 7.

Dòng nào KHÔNG nói lên mục đích miêu tả thiên nhiên của truyện đồng thoại:

  1. Tạo nên yếu tố lãng mạn, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
  2. Khắc họa môi trường tồn tại của nhân vật; gợi tả tâm trạng, tình cảm nhân vật.
  3. Thiên nhiên có những tương thông nhất định với tâm trạng của nhân vật.
  4. Thể hiện quan điểm thẩm mĩ của tác giả, giúp người đọc thấy được mối quan hệ chiếu ứng giữa con người và thiên nhiên.

Câu 8.

Tiếng cười trong truyện đồng thoại có đặc điểm, tác dụng như thế nào ?

  1. Mang tính chất châm biếm sâu cay, có ý nghĩa tố cáo.
  2. Mang tính chất vui tươi, nhẹ nhàng có ý nghĩa phê phán.
  3. Mang tính chất mỉa mai, chế giễu.
  4. Mang tính chua chát, để kỳ thị tính xấu.

truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6

Câu 9.

Lối mở truyện nào KHÔNG được vận dụng nhiều trong đồng thoại Việt Nam?

  1. Hầu hết, các tác phẩm được mở đầu theo cách của nghệ thuật hiện đại.
  2. Lối vào truyện trực tiếp, giới thiệu nhân vật, thời gian và không gian xảy ra câu chuyện.
  3. Lối mở truyện truyền thống: ngày xửa..ngày xưa…ở một vùng nọ…
  4. Đôi khi, truyện được mở đầu bằng một đoạn trò chuyện giữa người kể chuyện với bạn đọc.

Câu 10.

Các cách xây dựng cốt truyện của các nhà văn viết truyện đồng thoại là:

  1. Nhà văn dựa vào những cốt truyện có sẵn, lấy nguồn từ dân gian, rồi chế tác thành câu chuyện mới; nhà văn tự mình tạo ra cốt truyện mới.
  2. Trung thành với dân gian, các tác giả cần có những sáng tạo nhất định nhằm tạo nên cảm giác mới mẻ cho người đọc.
  3. Nhà văn sẽ dựa vào khả năng hư cấu, tưởng tượng để hình thành nên cốt truyện mới.
  4. Nhà văn vay mượn cốt truyện của nước ngoài để Việt hóa chúng.

Câu 11.

Đặc điểm nổi bật của cốt truyện đồng thoại là:

  1. Được kết cấu đặc biệt- đảo lộn trật tự các lớp sự kiện.
  2. Được kết cấu theo tuyến thẳng, không đảo lộn trật tự các lớp sự kiện.
  3. Được kết cấu linh hoạt, đảo lộn sự kiện kết thúc lên đầu.
  4. Được kết cấu linh hoạt, đảo lộn sự kiện quan trọng nhất lên đầu.

Câu 12.

Tác giả truyện đồng thoại thường xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật theo mối quan hệ nào sau đây ?

  1. Đồng đẳng.
  2. Bổ sung.
  3. Ẩn du.
  4. Tượng trưng.

Câu 13.

Truyện đồng thoại thường có kết truyện như thế nào?

  1. Có hậu: thông báo kết quả của sự việc hay số phận nhân vật; nêu lên bài học giáo dục.
  2. Kết thúc mở, gợi nhiều dự đoán.
  3. Kết thúc đóng: nêu lên bài học giáo dục.
  4. Kết thúc bất ngờ khiến độc giả ngỡ ngàng, thích thú.

 

truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6
truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6

Gợi ý trả lời truyện đồng thoại ; trắc nghiệm truyện đồng thoại ; Ôn tập truyện đồng thoại ; truyện đồng thoại lớp 6

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. C Là truyện có nhân vật là người thông thái.

Câu 2. B Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

Câu 3. A Rất phong phú, trong đó có cả con người nhưng chiếm đa số là loài vật, vừa mang đặc tính vốn có của loài vật, vừa mang đặc điểm của con người.

Câu 4. B Nhân hóa.

Câu 5. C Đem đến sự giải thích về hiện tượng tự nhiên, khát vọng của con người cổ đại.

Câu 6. C Hội tụ những đặc tính xấu của con người.

Câu 7. A Tạo nên yếu tố lãng mạn, nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

Câu 8. B Mang tính chất vui tươi, nhẹ nhàng có ý nghĩa phê phán.

Câu 9. C Lối mở truyện truyền thống: ngày xửa..ngày xưa…ở một vùng nọ…

Câu 10. A Nhà văn dựa vào những cốt truyện có sẵn, lấy nguồn từ dân gian, rồi chế tác thành câu chuyện mới; nhà văn tự mình tạo ra cốt truyện mới.

Câu 11. B Được kết cấu theo tuyến thẳng, không đảo lộn trật tự các lớp sự kiện.

Câu 12. C Ẩn du.

Câu 13. A Có hậu: thông báo kết quả của sự việc hay số phận nhân vật; nêu lên bài học giáo dục.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *