Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Võ sĩ bọ ngựa (Tô Hoài) ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa (17 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đề: 

Đọc hiểu: 6,0 điểm 

Đọc văn bản sau: 

VÕ SĨ BỌ NGỰA

(Trích – Tô Hoài)

Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng, không vui vẻ như bữa đầu nữa thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.

Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi:

– Tên kia, đến đây làm chi?

Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:

– Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

Cồ Cộ ngạc nhiên:

– Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?

Bọ Ngựa vênh mặt:

– Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?

Cồ Cộ cười:

– Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

– Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…

Cồ Cộ cả cười:

– Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?

– Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

– Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?

– Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

– Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

Cồ Cộ cười ha hả:

– Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa.

– Nếu thế, đồ hèn!

– … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với mẹ.

Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:

– Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa. Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ. Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét.

Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:

– Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.

– Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?

– Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.

Bà Bọ Ngựa mỉm cười:

– Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn nhu thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:

– Con lại cho cả Gián Ống một trận.

Bà Bọ Ngựa cười to:

– Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa.

Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây.

Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:

– Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con Võ sĩ bọ ngựa ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy. Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./.

(https://by.com.vn/hjwJW)

võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Lựa chọn đáp án đúng: võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Câu 1.

Những dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện đồng thoại?

  1. Có tả cảnh thiên thiên và đối thoại của nhân vật là loài vật.
  2. Nhân vật là loài vật được nhân hóa, chứa đựng bài học sâu sắc.
  3. Nhân vật ít.
  4. Kể chuyện bằng ngôi thứ ba, có đối thoại.

Câu 2.

Dòng nào nói đúng về chủ đề của tác phẩm?

  1. Bạn bè.
  2. Hoàn thiện bản thân.
  3. Thiên nhiên.
  4. Ứng xử.

Câu 3.

Hai nhân vật chính của truyện Võ sĩ bọ ngựa là:

  1. Hai mẹ con nhà Bọ Ngựa.
  2. Cồ Cộ và Bọ Muỗm.
  3. Bọ ngựa và Cồ Cộ.
  4. Mẹ Bọ Ngựa và Cồ Cộ.

Câu 4.

Sự việc nào sau đây không thuộc truyện Võ sĩ bọ ngựa?

  1. Gặp Cổ Cộ.
  2. Đánh nhau với nhện.
  3. Trò chuyện với mẹ.
  4. Cổ Cộ bị quắp lên ngọn cây.

Câu 5.

Sự việc nào sau đây thể hiện rõ nhất tính cách ngông cuồng của Bọ Ngựa?

  1. Gặp gỡ Cồ Cộ.
  2. Nằm bẹp trên ngọn cây.
  3. Trò chuyện với mẹ.
  4. Trên ngọn cây dừa.

Câu 6.

Đặc điểm của loài bọ ngựa được tác giả nói tới qua dòng nào sau đây?

  1. Ngoại hình của Bọ Ngựa.
  2. Ở lời thoại của Bọ Ngựa.
  3. Ở nơi sinh sống của Bọ Ngựa.
  4. Ở tính cách, thói quen của mẹ Bọ Ngựa.

Câu 7.

Sự việc nào thể hiện rõ nhất tính cách nhút nhát, trẻ con của Bọ Ngựa?

  1. Gặp gỡ Cồ Cộ.
  2. Nằm bẹp trên ngọn cây.
  3. Trò chuyện với mẹ.
  4. Trên ngọn cây dừa.

Câu 8.

Nhân vật nào đã dạy cho Bọ Ngựa chừa thói huênh hoang?

  1. Bọ Muỗm.
  2. Cổ Cộ.
  3. Mẹ.
  4. Châu Chấu Ma.

Câu 9.

Nhân vật Bọ Ngựa và Cồ Cộ được xây dựng theo mối quan hệ nào sau đây?

  1. Đồng đẳng.
  2. Bổ sung.
  3. Đối lập.
  4. Linh hoạt.

Câu 10.

Dòng nào nói lên sai lầm của Bọ Ngựa trong cuộc gặp gỡ với Cổ Cộ?

  1. Chưa biết hình dáng của Cồ Cộ.
  2. Chưa biết gì về đối phương đã huênh hoang.
  3. Quá tự tin vào bản thân.
  4. Sớm coi thường đối phương.

Câu 11.

Các lời thoại sau của ai ? Nhân vật đó muốn chứng minh điều gì ở bản thân?

– Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…

– Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.

– Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.

– Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?

  1. Lời Bọ Ngựa, chứng tỏ mình mạnh mẽ, oai phong, không sợ ai.
  2. Lời Cồ Cộ, chứng tỏ mình sẽ trị được Bọ Ngựa.
  3. Lời Bọ Ngựa, chứng tỏ mình mạnh hơn Cồ Cộ, không sợ ai.
  4. Lời Cồ Cộ, chứng tỏ mình sẽ dạy cho Bọ Ngựa một bài học.

Câu 12.

Lời sau đây của ai? Có tác dụng gì trong văn bản?

Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cổ Cô cũng hạng xoàng, liền nổi máu hăng, thách:

  1. Lời Cồ Cộ nghĩ, đánh giá về Bọ Ngựa.
  2. Lời Bọ Ngựa tự suy nghĩ, phán đoán tình hình.
  3. Lời của người kể chuyện, diễn tả suy nghĩ hành động của Bọ Ngựa.
  4. Lời của mẹ Bọ Ngựa kể điều bà đã biết về con mình.

Câu 13.

Lời nói nào của Cổ Cộ chứng tỏ nhân vật này rất hiểu biết?

  1. Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia.
  2. Mi đi bấy nhiêu ngày đường… mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái.
  3. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm.
  4. Biết thêm rằng…không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Câu 14.

Dòng nào sau đây chứng tỏ Bọ Ngựa đã nhận ra sai lầm của mình?

  1. Được Cổ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa.
  2. Chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng.
  3. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa.
  4. Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ.

Câu 15.

Bọ Ngựa mang những đặc tính nào của con người?

  1. Huênh hoang, coi thường người khác, sĩ diện…
  2. Cục cằn, dữ dằn, táo tợn.
  3. Lãng mạn, yêu thiên nhiên, hòa nhã với mọi người.
  4. Mạnh mẽ, thân thiện, giàu ước mơ.

 

Trả lời câu hỏi sau: võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Câu 16.

Những sự việc nào không được kể trực tiếp trong văn bản? Phân tích tác dụng của cách kể chuyện ấy. Từ đó, nhận xét vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con, tình cảm nhà văn dành cho mẹ con nhà Bọ Ngựa.

Câu 17.

Phân tích, nhận xét cách Cổ Cộ dạy cho Bọ Ngựa một bài học. Em có đồng tình với cách đó không?

Câu 18.

Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cổ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?

võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa
võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Gợi ý trả lời võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Lựa chọn đáp án đúng: võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Câu 1. B Nhân vật là loài vật được nhân hóa, chứa đựng bài học sâu sắc.

Câu 2. B Hoàn thiện bản thân.

Câu 3. C Bọ ngựa và Cồ Cộ.

Câu 4. B Đánh nhau với nhện.

Câu 5. A Gặp gỡ Cồ Cộ.

Câu 6. C Ở nơi sinh sống của Bọ Ngựa.

Câu 7. B Nằm bẹp trên ngọn cây.

Câu 8. B Cổ Cộ.

Câu 9. C Đối lập.

Câu 10. B Chưa biết gì về đối phương đã huênh hoang.

Câu 11. A Lời Bọ Ngựa, chứng tỏ mình mạnh mẽ, oai phong, không sợ ai.

Câu 12. C Lời của người kể chuyện, diễn tả suy nghĩ hành động của Bọ Ngựa.

Câu 13. D Biết thêm rằng…không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.

Câu 14. B Chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng.

Câu 15. A Huênh hoang, coi thường người khác, sĩ diện…

võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa
võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Trả lời câu hỏi sau: võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm bài võ sĩ bọ ngựa ; trắc nghiệm võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu bài võ sĩ bọ ngựa ; đọc hiểu võ sĩ bọ ngựa

Câu 16.

– Các sự việc không được kể trực tiếp trong văn bản là: Các sự việc kể qua cuộc trò chuyện của Bọ Ngựa với mẹ: Bọ Ngựa đánh nhau với Châu Chấu Ma, Gián Ống, Bọ Muỗm -> chỉ kể tóm tắt qua cuộc nói chuyện.

– Tác dụng:

+ Người mẹ khiến Bọ Ngựa bớt sĩ diện, khoác lác mà nhận ra sự thật: Con đánh nhau với cả Bọ Muỗm…Con đi, con gặp bác Cổ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về.

+ Lời khuyên của mẹ với Bọ Ngựa thấm qua từng sự việc cụ thể. Điều đó khiến Bọ Ngựa tiếp thu, lắng nghe lời mẹ khuyên.

– Tình cảm nhà văn dành cho mẹ con Bọ Ngựa:

+ Mến phục bà mẹ luôn theo dõi con, có cách giáo dục con nhẹ nhàng phù hợp.

+ Cảm thông với tuổi trẻ nông nổi, nhút nhát của Bọ Ngựa nên trách cứ không nặng nề; yêu thương khi cậu bé Bọ Ngựa hối lỗi.

Câu 17.

– Cổ Cộ đã cảnh báo Bọ Ngựa: Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?

– Bọ Ngựa vẫn huênh hoang nên Cổ Cộ phải dạy bằng hành động, sự việc cụ thể: Cổ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại.

-> Cổ Cộ đã cảnh báo Bọ Ngựa nhưng không đánh, trừng phạt nặng nề chỉ dọa cho cậu ấy biết nhận ra sai lầm của mình.

– Có đồng tình không? (Học sinh tự trả lời).

Câu 18.

– Tôn trọng nhận định của học sinh khi nhận định bám sát văn bản và có sức thuyết phục

– Tham khảo gợi ý: Cách Cổ Cộ dạy cho Bọ Ngựa một bài học:

+ Đã làm việc thừa và độc ác.

+ Chừa thói khoác lác.

+ Mọi người không trừng phạt là vì thương Bọ Ngựa.

– Rút ra bài học gì cho chính mình: Học sinh tự làm.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *