lediem.net giới thiệu các bạn bài viết phân tích, cảm nhận về đoạn thơ: “doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ..”; “doanh trại bừng lên hội đuốc hoa … trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Ngữ Văn 12). Bài viết dưới đây giúp các bạn định hướng phân tích đánh giá Đoạn 2,3 của bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Hướng dẫn các bạn cách viết các ý trong bài văn nghị luận về Tây Tiến ở đoạn 2,3. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết. 

Đề: doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

(Tây Tiến, Quang Dũng)

doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Gợi ý làm bài:

Mở bài:  doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy.” Thật vậy! Cái nhụy sống ấy đã nảy nở trong trái tim của Quang Dũng – Nhà thơ đa tài và rất mực đa tình – đại diện tiêu biểu cho cảm hứng “lãng mạn, anh hùng” của những năm kháng chiến chống Pháp. Để rồi, Quang Dũng viết “Tây Tiến”, dâng hiến cho cuộc đời một bài ca thật đẹp về hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào chiến thắng của ngày mai. Điều đó được thể hiện cụ thể qua đoạn thơ sau:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?”

Thân bài doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

1.Khái quát về tác giả, tác phẩm. doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Quang Dũng là 1 nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, … Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ ông được nhiều thế hệ công chúng yêu thích bởi vẻ đẹp lãng mạn, thanh lịch và tinh tế, phóng khoáng và hào hoa.  

Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội (trung đoàn 52), được thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là trí thức, thanh niên Hà Nội. Cuối năm 1948, Quang Dũng  rời đơn vị đi nhận nhiệm vụ khác. Ở Phù Lưu Chanh, ông nhớ đơn vị cũ nên viết bài thơ này. Tên ban đầu của bài thơ là Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến, được in trong tập Mây đầu ô.

2. Cảm nhận đoạn trích doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

2.1 Nội dung doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

a. 4 câu đầu: Kỷ niệm về đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại ấm áp tình quân dân

Khi nỗi nhớ đã thành vần thành điệu, khoảng cách để trở về bắt lấy những ký ức đẹp đẽ chỉ cần một thoáng chốc. Và cứ thế, trong suốt dọc chặng đường tìm về muôn nẻo nỗi nhớ, niềm thương của một thời chiến binh gian khổ, Quang Dũng đưa người đọc trở về với đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại thấm đẫm tình người, tình đời:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”

Hình ảnh tiếp theo được gợi nhắc trong những vần thơ là “doanh trại” – nơi chiến đấu, sinh hoạt gắn bó với biết bao kỷ niệm tươi đẹp của một thời chiến binh. Đêm ấy, sau những chặng đường hành quân gian lao, vất vả, buổi liên hoan văn nghệ  cùng đồng bào Tây Bắc đã diễn ra trong niềm vui hân hoan, háo hức. Từ “bừng” giống như nhãn tự của câu thơ này bởi chỉ với một từ duy nhất cả không gian núi rừng Tây Bắc đen tối, âm u nay tràn ngập ánh sáng ấm áp của ngọn lửa, xua đi giá lạnh, xua đi những mệt nhọc vất vả hiểm nguy nơi chiến trường vừa qua. Chỉ một từ ngữ xuất hiện, mở ra một không gian ánh sáng cho cả câu thơ. Ánh sáng ấy được bắt nguồn từ những ngọn lửa, theo cách “lãng mạn anh hùng” nhà thơ gọi đó là “đuốc hoa” – hình ảnh của những ngọn đèn xuất hiện trong những lễ hội trang trọng. Cụm từ “hội đuốc hoa” gợi ra không khí của lễ hội với không khí tưng bừng rộn rã vừa gợi ánh sáng lung linh lại vừa gợi màu sắc rực rỡ. Phải chăng, không khí của đêm liên hoan văn nghệ này cũng chính là sự rạo rực, tưng bừng, tươi vui, hân hoan như những ngày lễ hội của nhân dân miền núi cao Tây Bắc.

Cả doanh trại bừng sáng bởi ánh lửa bập bùng, Quang Dũng viết tiếp những dòng thơ:

“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”

Điểm nhìn thay đổi, không gian rộng lớn của núi rừng hay ánh sáng bập bùng của những ngọn lửa giờ đã chuyển sang hình ảnh của những cô gái dân tộc xúng xính trong xiêm y lộng lẫy. “Kìa em” – cụm từ này được sử dụng thật giống với một tiếng reo vui bởi sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của những người con gái đó. Họ ngạc nhiên và có đôi chút ngơ ngác bởi trong đôi mắt của những chàng trai Hà Nội lúc bấy giờ là hình ảnh của những cô gái Thái, cô gái Lào xinh ai ngờ đẹp, giàu sức sống, họ mang theo bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy cùng với đó là những tình cảm quân dân thật đáng trân trọng dành cho người cách mạng. Những người con gái sơn cước xuất hiện trong không gian lung linh, huyền ảo của ánh lửa bập bùng cùng với sự duyên dáng đầy nữ tính, hơn nữa thiếu nữ xuất ít hiện không nhạ phải trong những công việc đời thường mà xuất hiện trong vũ điệu của những đêm hội, điều này được thể hiện qua từ “e ấp” mà Quang Dũng đã viết:

“Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”

Khi âm thanh của tiếng khèn cất lên, cũng là lúc những điệu múa của đồng bào dân tộc được trình diễn chợt làm chúng ta chợt nhớ tới những lời hát quen thuộc:

“Điệu xòe có tự bao giờ.

Mà vẫn mê say như thuở nào.

Chân đi nhịp nhàng mà sao bối rối.

Tay trong tay đêm nay.

Chân bước đi rộn ràng.

Em bâng khuâng trong điệu xòe.

Để lại hơi ấm bàn tay”.

Không gian núi rừng đang say theo tiếng nhạc, những bom đạn của chiến tranh vốn dĩ chẳng thể giết chết tâm hồn của những chàng trai Hà Nội lãng mạn, tài hoa. Họ yêu nước, yêu đời, yêu người và luôn giữ cho mình một điều rất riêng biệt đó là chất thơ. Đêm liên hoan văn nghệ có ánh sáng, có âm thanh của tiếng khèn – nhạc cụ đặc trưng của những dân tộc miền núi cao Tây Bắc thêm vào đó còn là những vũ điệu của tình người, tình quân dân. Tình cảm đẹp đẽ ấy, có phải đôi lần hay là rất nhiều lần ta đã gặp trong thơ:

“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm

Bà mẹ đón tôi trong gió đêm

– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ

Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ

Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm”

Để rồi:

Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác gầy gò

(Hơi ấm ổ rơm – Nguyễn Duy)

Hay trong một vần thơ khác:

“Các anh về mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ

Các anh về tưng bừng trước ngõ

Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.”

(Bộ đội về làng – Hoàng Trung Thông)

Và ở trong những vần thơ của Quang Dũng vẫn là thứ tình cảm quân dân chứa chan đến vậy. Để rồi men say của đất trời, men say của tình đời tình người đã đưa tâm hồn của những chiến binh Tây Tiến một thuở đến những miền đất lạ để xây nên những hồn thơ. Quang Dũng sử dụng từ ngữ rất hay: “khèn lên, nhạc về” gợi ra sự vận động của âm thanh tiếng khèn theo bước chân người lên núi rồi lại vấn vương lan tỏa theo bước chân người về làng bản. Tiếng khèn ru bổng tâm hồn nâng cánh cho những tưởng tượng để trong giây phút hòa mình vào đêm lễ hội, người lính lại bộc lộ chất lãng mạn thi sĩ trong tâm hồn mình. Đó cũng là lúc “Viên Chăn” – Thủ đô của nước Lào xuất hiện trong tiếng thơ, là một địa danh gợi màu sắc phương xa xứ lạ. Với những người lính phần đông xuất thân từ tầng lớp thanh niên học sinh Hà Nội thì tính chất phương xa xứ lạ bao giờ cũng có khả năng kích thích cảm xúc và tưởng tượng khơi dậy những ý tưởng mới lạ. Và bằng tâm hồn nhạy cảm của mình, mảnh đất phương xa ấy đã trở thành điểm đến cho hồn thơ của người chiến sĩ. Tác giả không dùng tiếng thơ, câu thơ, bài thơ mà dùng từ “hồn thơ”. “Hồn thơ” mà Quang Dũng nói đến ở đây là thế giới tâm hồn tràn đầy cảm xúc, đam mê, lãng mạn, là thế giới tâm hồn vô cùng nhạy cảm với vẻ đẹp lạ lùng, là chất thi sĩ trong tâm hồn người chiến sĩ khiến hình tượng người lính trong thơ Quang Dũng bên cạnh vẻ đẹp hào hùng thì cũng rất lãng mạn, hào hoa. Đây là giây phút ánh sáng, âm nhạc, tình người đã để cho những người lính tạm thời rũ bỏ những mệt nhọc, căng thẳng của chiến trường bom đạn, giây phút ấy tuy ngắn ngủi nhưng những niềm vui hiếm hoi này đã trở thành động lực lớn lao tiếp bước cho những ngày tháng gian khổ sau này để thêm quyết tâm chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Đêm liên hoan văn nghệ đốt lửa trại đã giúp cho mỗi bạn đọc thấy được chất thi sĩ trong tâm hồn những người chiến sĩ. Và đối với cá nhân Quang Dũng, đó là những kỷ niệm rất đẹp ông không thể nào quên đi.

doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

b.4 câu tiếp: Kỷ niệm về một buổi chia tay trong chiều sương Châu Mộc

Trong hồi ức của Quang Dũng, Tây Bắc không chỉ là miền đất của tranh đấu bảo vệ Tổ quốc, mà còn là nơi hiện hữu của thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Trong những trang thơ của thi phẩm Tây Tiến, chiều sương trên cao nguyên Châu Mộc được tác giả khắc họa đầy tài hoa, có sắc màu điểm tô, có đường nét tinh tế:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Đoạn thơ trên diễn tả cảnh thiên nhiên Tây Bắc trong hoài niệm của Quang Dũng, được khơi nguồn từ hai câu thơ đầu, như tiếng gọi âm vang từ miền ký ức xa vắng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Giữa khói sương của hoài niệm, Quang Dũng nhớ về một “chiều sương ấy”- khoảng thời gian chưa xác định rõ ràng nhưng dường như đã khắc sâu thành nỗi nhớ niềm thương trong tâm trí nhà thơ. “Người đi” ở đây chính là những người lính Tây Tiến, sau đêm lễ hội rạo rực niềm vui, lòng gắn bó với đồng bào, những người lính lại lên đường. Khác với từ “người lính” vì “người lính” gợi ra hình ảnh xác định cụ thể, khi dùng từ “người đi” thì tính chất xác định cụ thể được làm nhòe đi, từ đó hình ảnh gợi ra trong câu thơ trở nên rất gần với hình ảnh của các chinh phu, lữ khách, mang một ý vị cổ xưa để hài hòa với khung cảnh không gian xa mờ, bàng bạc, bảng lảng màu sương khói như trong một bức cổ họa. Thiên nhiên Tây Bắc được đánh thức bằng những hình ảnh đặc trưng:

“Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”

Đó là hình ảnh của hoa lau trong buổi chiều sương Châu Mộc. Lau là loài cây dại mọc ở bên bờ vách đá, ở những nơi hoang vu vắng vẻ. Hoa lau trong trang viết của Quang Dũng đang hoà với àu bàng bạc của khói sương. Tác giả dùng từ “hồn lau” gợi ý vị bàng bạc, bảng lảng của một nơi bến với với màu bờ xa lắc. Câu hỏi tu từ với phép điệp “có thấy”, “có nhớ” dồn dập như gọi về biết bao kỷ niệm của một thời đã xa. Trong tâm tưởng của nhà thơ, cây lau tưởng như vô tri vô giác cũng mang hồn. Cách nhân hoá có thần đã khiến thiên nhiên trở nên đa tình, thơ mộng hơn. Thiên nhiên mang “hồn” là bởi nhà thơ có cái nhìn hào hoa nhạy cảm hay bởi nơi đây còn vương vất linh hồn của những đồng đội của nhà thơ? Sự cảm nhận tinh tế hoà quyện với thanh âm da diết của nỗi nhớ đã làm vần thơ thêm chứa chan xúc cảm. Trong thơ, “hồn lau” dường như luôn mang một tâm tình, một suy ngẫm, một nỗi buồn man mác nhớ thương:

“Ngàn lau cười trong nắng

Hồn của mùa thu về

Hồn mùa thu sắp đi

Ngàn lau xao xác trắng”

(Lau mùa thu- Chế Lan Viên)

Vẫn là hình ảnh bông lau chở tâm trạng con người, thế nhưng trong thơ Quang Dũng, hình ảnh hồn lau còn có sức gợi. Gợi hồn trong cảnh vật, gợi không gian xa vắng, mênh mông.

Bên cạnh thiên nhiên, hình ảnh con người thấp thoáng trở về trong hồi ức của Quang Dũng:

“Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Câu thơ gợi về một dáng hình, đó là dáng hình của đồng bào Tây Bắc. Con người Tây Bắc xuất hiện duyên sáng “trên độc mộc”- chiếc thuyền làm bằng cây gỗ lớn, bóng dáng con người hiện lên đầy kiêu hùng, dũng cảm mà tài hoa khéo léo giữa dòng nước xối xả, mạnh mẽ đặc trưng của miền Tây. Phải chăng tư thế đó đủ để người đọc nhận ra vẻ đẹp riêng của con người Tây Bắc, của đoàn binh Tây Tiến trong những năm tháng gian khổ mà hào hùng? “Dáng người” ở đây có thể là dáng hình của người Tây Bắc, cũng có thể là chính những chiến sĩ Tây Tiến đang đối mặt với thách thức của thiên nhiên dữ dội chăng? Dù hiểu theo cách nào, dáng người trong thơ Quang Dũng cũng luôn khảm sâu trong tâm trí nhà thơ, luôn hiên ngang kiêu hùng mà uyển chuyển, tài hoa và khéo léo. “Dáng người” ấy hình như cứ trở đi trở lại giữa những vần thơ được Quang Dũng gửi tình, như ta đã gặp:

“Bến vắng chiều xuân hoa gao rơi

Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi

Đò ngang một chuyến qua mưa bụi

Nhớ mãi người đi… bóng dáng người”

Và đây:

“Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những chi tiết “đắt” nhất mà Quang Dũng tạo nên cho bức tranh thiên nhiên miền Tây, đoá hoa giữa dòng là hội tụ của cái nhìn lãng mạn vốn có trong tâm hồn người lính Hà Thành trẻ tuổi và vẻ thơ mộng của cảnh sắc nơi đây. “Trôi” – gợi tính chất nhẹ nhàng của một vận động, tương ứng với nó là sự thanh thản của tâm trí con người. Dường như cái dữ dội của dòng nước lũ không thể làm xao động tâm trí con người hay là con người đã chế ngự được thiên nhiên hung bạo và dữ dội kia. Dù khó có thể chắc chắn về một ý nghĩa cụ thể nào đó nhưng điều đọng lại từ hình ảnh này là ấn tượng về một vẻ đẹp hào hùng khi con người có thể bình thản tự do trên nền thiên nhiên dữ dội. Có thể tinh tế nhận ra, hình ảnh hoa đã trở đi trở lại nhiều lần trong bài, nó là hiện thân vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ của thiên nhiên, ở đây là thiên nhiên Tây Bắc. “Đong đưa” – là một từ giàu sức gợi, khác với từ “đu đưa” – gợi vận động còn từ “đong đưa” lại gợi ra vẻ đẹp duyên dáng tình tứ. Với sự tinh tế khi đặt danh từ “hoa” bên cạnh từ “đong đưa” đã khiến bạn đọc có nhiều trường liên tưởng. Trong cái nhìn của Quang Dũng ngay cả một đóa hoa cũng có tình yêu với con người. Dường như ta cảm nhận được rõ ràng về sự giao cảm kỳ diệu giữa chủ thể trữ tình, con người Tây Bắc và thiên nhiên. Phải yêu lắm đồng đội, yêu lắm thiên nhiên và con người nơi đây thì Quang Dũng mới có thể diễn tả tinh tế vẻ đẹp của chiều sương Châu Mộc một cách tự nhiên đến như vậy!

2.2 Nghệ thuật doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một sự sáng tạo độc đáo, vô cùng đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Bài thơ là sự kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn giữa bút pháp lãng mạn và bút pháp tả thực. Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc. Trong đó, có từ chỉ địa danh như: Mai Châu, Mường Hịch, Sài Khao, Mường Lát, Sầm Nứa, … gợi cảm xác xa xôi, hẻo lánh, hoang sơ. Vậy mà, người lính Tây Tiến đã phải hành quân đi qua. Hệ thống từ láy, từ ghép gợi hình ảnh đã diễn tả rất thành công thiên nhiên miền núi Tây Bắc vừa hùng vĩ hoang sơ lại không kém phần thơ mộng mà trữ tình, mà sau này, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói đó chính là “chất vàng mười” của thiên nhiên Tây Bắc. Từ Hán Việt (biên cương, mồ viễn xứ, ..) đã thể hiện sự trang trọng khi nhắc và nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến. Bên cạnh đó, bài thơ còn là sự kết hợp độc đáo của chất nhạc và chất họa. 

doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

2.3 Đánh giá doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Đinh Minh Hằng từng nhận xét: “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn”. Quả thật vậy, bài thơ Tây Tiến là thành công, thăng hoa rực rỡ của một tâm hồn lãng mạn. Bằng bút pháp lãng mạn, nhà thơ Quang Dũng đã rất thành công khắc họa vẻ đẹp chân dung của tượng đài người lính Tây Tiến. Đó là những người trí thức, hào hoa, lãng mạn, đa tình xuất thân từ Hà Nội phồn hoa, đô thị nhưng tự nguyện dấn thân, ra đi lên vùng xa xôi, nghèo nàn, nhiều thiếu thốn vì một lí tưởng cao đẹp “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Họ lạc quan yêu đời, ngạo nghễ với lao lung. Phải chăng đó là sự thành công, sáng tạo độc đáo của nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.

Kết bài: doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ; doanh trại bừng lên hội đuốc hoa trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Thời gian trôi đi, chỉ còn tình yêu và nỗi nhớ thương ở lại. Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của mình, để lại biết bao những xúc cảm bâng khuâng trong lòng đọc giả. Lịch sử có thể ngày càng lùi xa, nhưng những tháng năm “bom rơi đạn nổ” với sự dũng cảm, can trường của người lính sẽ còn mãi ở đây, trong trái tim của biết bao nhiêu thế hệ sau này. Xin được mượn lời thơ của nhà thơ Giang Nam để thay lời kết cho bài viết. Có phải chính những vần thơ đã thêm một lần nữa giúp khẳng định ý nghĩa của “Tây Tiến” trong lòng đọc giá:

“Tây Tiến biên cương mờ lửa khói

Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy con người ấy

Vẫn sống muôn đời với núi sông”

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *