Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Khi con tu hú (Tố Hữu) ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu (12 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc bài thơ sau: 

(1) Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

 

(2) Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

(Khi con tu hú, Tố Hữu, in trong Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

khi con tu hú ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. 

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Biểu cảm
  2. Tự sự
  3. Nghị luận
  4. Thuyết minh

Câu 2.

 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

  1. Bảy chữ
  2. Song thất lục bát
  3. Tự do
  4. Lục bát

Câu 3.

Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (0,5 điểm)

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hè
  3. Mùa thu
  4. Mùa đông

Câu 4.

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong đoạn (1)? (0,5 điểm)

  1. Nhân hóa
  2. Đối lập
  3. Liệt kê
  4. So sánh

Câu 5.

Dòng thơ nào sau đây nói về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Ta nghe hè dậy bên lòng
  2. Khi con tu hú gọi bầy
  3. Trời xanh càng rộng càng cao
  4. Ngột làm sao, chết uất thôi

Câu 6.

Phát biểu nào sau đây nói đúng về cặp đối lập được sử dụng trong bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Không gian tự do và không gian ngục tù
  2. Thời gian tâm lí và thời gian vật lí
  3. Cuộc sống hiện tại và mơ ước trong tương lai
  4. Con người và thiên nhiên mùa hè

Câu 7.

Phát biểu nào sau đây nói về chủ đề của bài thơ? (0,5 điểm)

  1. Tâm trạng ngột ngạt, u uất của chủ thể trữ tình khi bị giam hãm trong chốn ngục tù
  2. Niềm khát khao muốn thoát khỏi cảnh ngục tù để sống đời tự do
  3. Tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên mùa hè tràn đầy sức sống
  4. Cả A và B

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: 

Câu 8.

Theo bạn, bức tranh mùa hè trong đoạn (1) là cảnh thực hay cảnh trong trí tưởng tượng của tác giả? Lí giải? (0,5 điểm)

Câu 9.

Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”? (1,0 điểm)

Câu 10.

Hãy viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của bạn về vai trò của cuộc sống tự do đối với mỗi con người. (1,0 điểm)

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu).

 

khi con tu hú ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu
Tố Hữu

Gợi ý trả lời  khi con tu hú ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu

ĐỌC HIỂU 

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. A Biểu cảm

Câu 2. D Lục bát

Câu 3. B Mùa hè

Câu 4. C Liệt kê

Câu 5. D Ngột làm sao, chết uất thôi

Câu 6. A Không gian tự do và không gian ngục tù

Câu 7. D Cả A và B

khi con tu hú ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu
khi con tu hú ; trắc nghiệm khi con tu hú ; đọc hiểu khi con tu hú ; khi con tu hú trắc nghiệm ; khi con tu hú đọc hiểu

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Bức tranh mùa hè trong đoạn (1) là cảnh trong trí tưởng tượng của tác giả. Bởi lúc này tác giả đang bị giam hãm trong chốn ngục tù. Trong hoàn cảnh mất tự do ấy, nghe âm thanh tiếng chim tu hú, trong tâm trí của tác giả hiện lên khung cảnh của mùa hè mà tác giả đã từng được nhìn ngắm khi còn tự do.

Câu 9.

Câu thơ “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” vừa là âm thanh của tiếng chim báo hiệu mùa hè; vừa là lời giục giã, kêu gọi của cuộc sống tự do ngoài kia, khiến nhân vật trữ tình càng cảm thấy thèm khát tự do, càng cảm thấy sự ngột ngạt của chốn lao tù, càng muốn bứt tung mọi xiềng xích để trở về với cuộc sống tươi đẹp.

Câu 10.

Vai trò của cuộc sống tự do:

– Giúp con người được làm những điều mình thích

– Giúp con người cảm thấy thoải mái, không bị bó buộc

– Giúp con người phát huy được mọi khả năng tiềm ẩn, khơi dậy niềm sáng tạo.

v.v…

VIẾT 

Đề: viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu).

Xem Gợi ý làm bài

 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *