Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6 (15 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

ÔN TẬP ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

THƠ LỤC BÁT

thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

Lựa chọn đáp án đúng: thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

Câu 1. 

Dòng nào sau đây KHÔNG phù hợp với đặc điểm của thơ lục bát?

  1. Thể thơ dân tộc của Việt Nam.
  2. Thể thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài.
  3. Một cặp lục bát lại xen một cặp song thất lục bát.
  4. Câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Câu 2. 

Thơ lục bát có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần/hiệp vần nào sau đây?

  1. Hiệp vần tiếng thứ 6 ở 2 dòng; tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục.
  2. Vần được gieo ở cuối các câu chẵn của bài thơ.
  3. Chữ cuối câu 1 có thể cùng vần hoặc không vần.
  4. Trong toàn bài thơ chỉ dùng 1 vần duy nhất (gọi là độc vận).

Câu 3. 

Dòng nào nói đúng đặc điểm trong ngắt nhịp của thơ lục bát?

  1. Thường ngắt nhịp lẻ ở chữ thứ 3 và thứ 5.
  2. Thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2/2 hoặc 4/4).
  3. Thường ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc thứ 4 của câu.
  4. Thường ngắt nhịp 4/3.

thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

Câu 4.

Dòng nào nói đúng đặc điểm về thanh điệu của thơ lục bát?

  1. Dòng 6 và 8, tiếng thứ 6 và thứ 8 thanh bằng (B), tiếng thứ 4 thanh trắc (T).
  2. Riêng dòng 8, dù tiếng thứ 6 và 8 đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (-) thì tiếng 8 là thanh ngang (không dấu) và ngược lại.
  3. Dòng 6 và 8, tiếng thứ 6 và thứ 8 thanh trắc (T) tiếng thứ 4 thanh bằng (B).
  4. Cȧ ý a & b.

Câu 5.

Dòng nào KHÔNG thuộc đặc trưng cái tôi trữ tình trong thơ lục bát/ ca dao?

  1. Nội dung tác phẩm trữ tình gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình.
  2. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể.
  3. Nhân vật trữ tình hiện diện trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.
  4. Nhân vật trữ tình có diện mạo, hành động, lời nói, mối quan hệ cụ thể.

Câu 6.

Lục bát biến thể thường thể hiện sự sáng tạo ở những yếu tố nào sau đây?

  1. Số tiếng, số dòng.
  2. Gieo vần, ngắt nhịp.
  3. Tâm trạng nhân vật trữ tình.
  4. Số lượng câu thơ trong bài.

Câu 7.

Dòng nào KHÔNG nói lên những sáng tạo mới trong thơ lục bát hiện đại?

  1. Biến đổi cấu trúc bằng trắc.
  2. Biến đổi cách ngắt nhịp.
  3. Biến đổi các vế đối.
  4. Biến đổi cách gieo vần: Chữ thứ tư câu bát hiệp vần với chữ cuối câu lục.

Câu 8.

Dòng nào KHÔNG nói lên nét tương đồng trong ca dao truyền thống và lục bát hiện đại ?

  1. Nội dung trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình.
  2. Hình tượng nhân vật trữ tình trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng.
  3. Thường ngắt nhịp chẵn; âm hưởng sâu lắng tha thiết; trữ tình uyển chuyển, mềm mại, tinh tế.
  4. Thường ngắt nhịp lẻ; âm hưởng sâu lắng tha thiết.

Câu 9.

Thơ lục bát thừa hưởng “gia sản” nào của ca dao truyền thống ?

  1. Giãi bày cảm xúc ngọt ngào qua so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lối nói luyến láy, đối đáp giao duyên.
  2. Ngôn ngữ tinh tế, mềm mại, cách thể hiện cảm xúc ngọt ngào, trữ tình.
  3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu gần gũi mà nên thơ.
  4. Cách ngắt nhịp gieo vần.

Câu 10.

Dòng nào nói lên nghệ thuật tiểu đối trong thơ lục bát?

  1. Là hình thức đối xứng trong hai câu thơ đứng liền nhau, tạo sự cân xứng.
  2. Là hình thức đối xứng trong một câu thơ, câu thơ chia làm hai vế bằng nhau.
  3. Là hình thức tương phản trong một khổ thơ.
  4. Là hình thức tương phản trong hai khổ thơ bất kỳ trong bài.

Câu 11.

Quy tắc “Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” trong thơ lục bát là:

  1. Các tiếng 1,3,5 bắt buộc theo luật, còn các tiếng 2,4,6 tự do linh hoạt.
  2. Các tiếng 2,6 bắt buộc phải đúng theo luật, các tiếng còn lại tự do.
  3. Các tiếng 1,3,5 có thể tự do còn các tiếng 2,4,6 bắt buộc phải đúng theo luật.
  4. Các tiếng 2,4,6 trong câu lục bắt buộc phải đúng theo luật.

Câu 12.

Dòng nào nói đúng đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao truyền thống ?

  1. Thường giản dị, thô mộc, không cần gọt giũa.
  2. Thường giản dị, trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.
  3. Thường được trau chuốt, sang trọng, mới mẻ.
  4. Độc đáo, giàu tính ước lệ, tượng trưng.

Câu 13.

Dòng nào KHÔNG nói lên đặc điểm của lục bát biến thể ?

  1. Không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường
  2. Có sự biến đổi về số tiếng trong các dòng.
  3. Biến đổi cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh….
  4. Diễn tả điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm trạng khác thường.

Câu 14.

Thơ lục bát hiện đại có sáng tạo mới mẻ nào trong biểu hiện cảm xúc?

  1. Tác phẩm dung chứa nhiều trạng thái cảm xúc đan xen nhau.
  2. Sáng tạo trong ngắt nhịp lẻ.
  3. Nhân vật trữ tình đi tới bao chân trời nay quay trở về với “bến quể.
  4. Đưa lục bát quay trở lại chiếm vị trí trung tâm của thơ ca.

Câu 15.

Để xác định một văn bản là thơ lục bát ta cần căn cứ vào những tiêu chí:

  1. Về nhân vật hiện diện bằng diện mạo, hành động.
  2. Số tiếng ở một cặp thơ, cách gieo vần, nhịp, phối thanh điệu; giãi bày cảm xúc.
  3. Gieo vần chân, nhịp chẵn.
  4. Gieo vần cách, ngắt nhịp lẻ.

 

thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6
thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

Gợi ý trả lời thơ lục bát ; trắc nghiệm về thơ lục bát ; câu hỏi trắc nghiệm về thơ lục bát ; ôn tập thơ lục bát lớp 6

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. C Một cặp lục bát lại xen một cặp song thất lục bát.

Câu 2. A Hiệp vần tiếng thứ 6 ở 2 dòng; tiếng thứ 8 dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục.

Câu 3. B Thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2/2 hoặc 4/4).

Câu 4. D Cȧ ý a & b.

Câu 5. D Nhân vật trữ tình có diện mạo, hành động, lời nói, mối quan hệ cụ thể.

Câu 6. B Gieo vần, ngắt nhịp.

Câu 7. C Biến đổi các vế đối.

Câu 8. D Thường ngắt nhịp lẻ; âm hưởng sâu lắng tha thiết.

Câu 9. A Giãi bày cảm xúc ngọt ngào qua so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lối nói luyến láy, đối đáp giao duyên.

Câu 10. B Là hình thức đối xứng trong một câu thơ, câu thơ chia làm hai vế bằng nhau.

Câu 11. C Các tiếng 1,3,5 có thể tự do còn các tiếng 2,4,6 bắt buộc phải đúng theo luật.

Câu 12. B Thường giản dị, trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.

Câu 13. D Diễn tả điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm trạng khác thường.

Câu 14. A Không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường

Câu 15. B Số tiếng ở một cặp thơ, cách gieo vần, nhịp, phối thanh điệu; giãi bày cảm xúc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *