Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Hamlet (W. Shakespeare) ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

Lược dẫn: Cha của Hamlet, tức đức vua của Đan Mạch, bị người em ruột giết chết để chiếm ngôi. Mẹ của Hamlet ngay sau đó đã tái giá với em chồng. Hamlet ở xa, biết tin cha mất đã trở về và vô cùng đau buồn. Chàng quyết điều tra xem ai là kẻ đã giết cha mình. Đoạn trích dưới đây nói về cuộc gặp gỡ giữa Hamlet với chú ruột (vua Đan Mạch mới) và mẹ.

[…]

HẬU – Hamlet yêu của mẹ, con hãy vứt bỏ mầu sắc ảm đạm kia đi, con hãy nhìn vua Đan Mạch đây với cặp mắt thân yêu. Đừng ủ rũ cúi tìm chi mãi bóng hình người cha cao quý của con trong cát bụi làm gì. Con há chẳng biết, đó là luật chung của tạo hóa, cái gì có sống phải có chết, tất phải bước qua cõi đời này để đi tới nơi vĩnh viễn.

HAMLET – Đúng thế, tâu Lệnh bà, đó là luật chung mà.

HẬU – Đã thế sao con vẫn coi hình như là chuyện lạ lùng?

HAMLET – “Hình như” ư, tâu Lệnh bà? Không, thực chứ con nào có biết chuyện “hình như”! Mẹ hiền ơi, chẳng phải chỉ có tấm áo khoác ngoài đen như mực này, bộ tang phục trọng thể con mặc theo tục lệ này, cũng chẳng phải tiếng thở dài não nuột, nhọc nhằn, không, chẳng phải những dòng suối lệ tràn đầy, chẳng phải bộ mặt sầu bi, cũng như những hình thức, những kiểu cách, những bề ngoài thảm thương kia, tất cả đều chẳng nói lên được tâm trạng thực của con. Những điều đó quả thật là chuyện “hình như” vì người ta rất có thể đóng kịch ra như thế. Nhưng còn những điều chứa chất trong đáy lòng con đây, biểu lộ ra ngoài sao được. Những biểu hiện ấy toàn là những tấm áo ngụy trang của niềm đau thương mà thôi.

VUA – Hamlet, cháu làm tròn bổn phận cư tang đối với thân phụ như thế, đủ tỏ bản chất dịu hiền đáng khen của cháu. Nhưng có điều cháu nên biết, là thân phụ cháu cũng đã từng mất thân phụ của người, và chính người thân phụ ấy lại cũng đã mất thân phụ của mình. Kẻ còn sống tất nhiên vì chữ hiếu phải ấp ủ trong một thời gian mối sầu thương tang tóc, nhưng nếu cứ khư khư đau buồn mãi thì đó là một sự ương ngạnh, một niềm đau không xứng đáng với kẻ nam nhi, chẳng thuận lẽ trời, một trái tim yếu mềm, một tâm hồn không kiên định, một trí suy xét tầm thường và ngu muội! Bởi vì cái việc ta đã biết tất phải như thế và cũng tầm thường như mọi sự tầm thường nhất, thì tại sao lại cứ ương ngạnh, ấp ủ mãi trong lòng? Đó là một tội đối với trời, một tội đối với người đã khuất, một tội đối với lẽ thường! Một sự vô lý! Lẽ phải thường tình là mọi người cha đều phải chết; từ khi có cái thi hài đầu tiên cho đến người chết hôm nay, lẽ phải đó luôn luôn kêu lên: “Ấy là việc tất nhiên!”. Hãy vứt bỏ nỗi sầu đau vô ích ấy đi và hãy coi trẫm đây như cha đẻ; sao cho thiên hạ thấy rằng con sẽ là người kế tục trực tiếp của ngôi báu này, và lòng ta đối với con cũng như một người cha thương yêu con nhất đời với tình yêu cao quý. Còn việc con muốn trở lại học viện Wittenberg thì thật trái với ý ta lắm đấy. Ta tha thiết mong con hãy vâng mệnh ta ở lại đây, cho ta được vui lòng đẹp ý. Con là người đứng đầu các triều thần của ta, cháu ruột của ta, con ta…

HẬU – Hamlet con ơi, đừng để mẹ uổng công cầu xin. Mẹ van con, ở lại đây cùng chúng ta, đừng đi Wittenberg nữa con ạ!

HAMLET – Tâu Lệnh bà, con cố hết sức vâng lời Lệnh bà.

VUA – Ồ! Câu trả lời đáng yêu và hay làm sao! Con hãy sống trên đất nước Đan Mạch này như chính ta vậy. Nào ta đi thôi, ái khanh. Hamlet tự nguyện vui lòng ở lại làm ta đẹp lòng mãn ý biết bao nhiêu. Để ban thưởng, ta ra lệnh: hôm nay, trên đất nước Đan Mạch này, cứ mỗi tuần rượu hân hoan là tiếng đại bác lại dâng cao lời chúc tụng lên chín tầng mây và tiệc rượu của trẫm sẽ tưng bừng, đất trời sẽ âm vang tiếng súng gầm rền rã. Nào ta đi.

Tiếng kèn đồng. Mọi người vào, trừ Hamlet

HAMLET – Ôi, thịt da rắn chắc, quá rắn chắc này hãy chảy ra đi, tan ra đi, biến thành một giọt sương! Mong sao đấng bất diệt kia đừng trừng phạt kẻ tự hủy hoại mình. Ôi! Trời hỡi trời! Bao nhiêu lạc thú trên đời này đối với ta sao mà chán chường, nhạt nhẽo và vô vị đến thế! Bẩn thỉu thay là đời, ôi bẩn, bẩn! Chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha. Sự tình đã đưa đến nỗi này! Mới chết được hai tháng! Mà không, làm gì được, nào đã được hai tháng. Một đức vua hiển minh như thế, sánh với kẻ kia khác nào thần Hyperion đem đọ với quỷ đêm. Người đã yêu quý mẹ ta, đến nỗi không muốn để gió trời thổi mạnh vào da mặt bà. Trời đất hỡi: ta có nên nhớ lại nữa không? Mẹ ta đã từng bám lấy cổ người, tưởng chừng như càng hưởng thụ lại càng thêm khao khát! Thế mà, chỉ trong một tháng… Thôi… ta đừng nghĩ đến nữa! Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà! Một tháng trời ngắn ngủi! Đôi giày tang còn chưa mòn gót, mới ngày nào lê theo thi hài người cha đáng thương của ta, khóc như nàng Niôbê đầm đìa giọt lệ; ấy thế mà mẹ ta, chính mẹ ta. Trời hỡi! Một con vật không biết điều hay lẽ phải cũng còn để tang được lâu hơn – mẹ ta đã tái giá cùng chú ta, em ruột của cha ta. Nhưng đem so y với người, có khác gì đem ta sánh với Hecquyn! Mới trong vòng một tháng! Giọt lệ giả dối khóc chồng chưa kịp ráo trong khóe mắt đỏ hoe, thì đã vội bước đi bước nữa. Ôi! Sao quá nhẫn tâm vội vàng đắm mình vào đống gối chăn loạn luân khéo léo đến thế! Như vậy chẳng tốt đâu, trước sau chẳng thể nào tốt được! Nhưng tim ta ơi! Hãy nổ tung ra đi, vì ta bắt buộc cứ phải chịu câm miệng! […]

(Trích Hamlet, W. Shakespeare, Đào Duy Anh, Bùi Ý, Bùi Phụng dịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội, 2006)

hamlet ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích ? (0,5 điểm)

  1. Hamlet và vua
  2. Vua và Hậu
  3. Hamlet và hậu
  4. Vua, hậu, Hamlet

Câu 2. Những lời nói của các nhân vật ở trong đoạn trích được gọi là: (0,5 điểm)

  1. Lời thoại
  2. Lời tác giả
  3. Lời chỉ dẫn sân khấu
  4. Lời thuyết minh

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết vua và hậu muốn Hamlet làm gì? (0,5 điểm)

  1. Thôi không đau buồn vì người cha đã mất
  2. Không nuôi lòng căm thù đối với vua
  3. Ở lại Đan Mạch, không đi Wittenberg
  4. Cả A và C

Câu 4. Dựa vào lời độc thoại của Hamlet, hãy cho biết Hamlet khinh ghét mẹ mình vì điều gì? (0,5 điểm)

  1. Chồng chết nhưng không hề buồn đau
  2. Chồng mới chết đã tái giá cùng em chồng
  3. Thể hiện một thái độ buồn đau giả tạo
  4. Không cho Hamlet nuôi ý định báo thù

Câu 5. Hamlet có thái độ như thế nào đối với vua? (0,5 điểm)

  1. Tôn trọng
  2. Yêu thương
  3. Coi thường
  4. Căm thù

Câu 6. Qua phần lược dẫn và phần lời thoại nhân vật, nhà vua được miêu tả là một con người như thế nào? (0,5 điểm)

  1. Giả dối, nham hiểm
  2. Chân thành, trung thực
  3. Yếu đuối, nhu nhược
  4. Nóng nảy, nông cạn

Câu 7. Nhận xét nào sau đây nói lên bi kịch của Hamlet trong đoạn trích? (0,5 điểm)

  1. Không thể báo thù cho người cha quá cố
  2. Không thể bộc lộ những suy nghĩ thật của mình
  3. Không thể tiếp tục đi đến Wittenberg
  4. Không thể tìm ra kẻ đã giết cha mình

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Nhân vật Hamlet bộc lộ nỗi niềm tâm sự gì qua những lời độc thoại? (0,5 điểm)

Câu 9. Qua những lời độc thoại của Hamlet, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? (10,0 điểm)

Câu 10. Bạn có suy nghĩ gì về nhận định của Hamlet: Cuộc đời “chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”? (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích hình hai tượng nhân vật vua và Hamlet ở đoạn trích trên.

hamlet ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm
hamlet ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm

Gợi ý trả lời hamlet ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU 

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1. D Vua, hậu, Hamlet

Câu 2. A Lời thoại

Câu 3. D Cả A và C

Câu 4. B Chồng mới chết đã tái giá cùng em chồng

Câu 5. C Coi thường

Câu 6. A Giả dối, nham hiểm

Câu 7. B Không thể bộc lộ những suy nghĩ thật của mình

 

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Qua lời độc thoại, Hamlet bày tỏ thái độ chán chường trước những tấn tuồng của cuộc đời; thể hiện nỗi khinh bỉ đối với người mẹ của mình, khi mà chồng chết chưa lâu đã vội tái giá với người em ruột của chồng; thể hiện sự khinh thường đối với đức vua mới, khi mà so về tài đức đều kém xa so với phụ thân của chàng trước kia.

Câu 9.

Qua những lời độc thoại của Hamlet, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp:

– Con người sống phải biết luân thường đạo lí

– Cần biết khinh căm thù cái ác, khinh bỉ cái xấu xa

Câu 10.

Suy nghĩ về nhận định của Hamlet: Cuộc đời “chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”:

– Đây là một nhận định đúng đắn đối với bối cảnh triều đình mà Hamlet đang phải sống, đúng với cái tâm trạng chán chường của Hamlet khi mà cha mới mất, mẹ đã tái giá để lấy chính em ruột của cha. 

– Tuy nhiên, nếu xét rộng ra, đó là một nhận định có phần cực đoan, bởi bên cạnh những mặt tiêu cực, cuộc đời vẫn luôn tồn tại những mặt tích cực.

hamlet ; đọc hiểu hamlet ; trắc nghiệm hamlet ; hamlet đọc hiểu ; hamlet trắc nghiệm

VIẾT 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Phân tích hình hai tượng nhân vật vua và Hamlet ở đoạn trích trên.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

Sau đây là một số gợi ý:

MỞ BÀI

– Giới thiệu đoạn trích: “Hamlet” là một vở bi kịch đặc sắc của nhà soạn kịch thiên tài người Anh W. Shakespeare. Đoạn trích đã cho ở đề bài là một trong những đoạn trích tiêu biểu của vở kịch, nói về cuộc gặp gỡ giữa vua, hoàng hậu và Hamlet khi Hamlet mới trở về để chịu tang vua cha.

Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích hai hình tượng nhân vật quan trọng của đoạn trích, đó là nhân vật nhà vua và Hamlet.

THÂN BÀI

1. Hình tượng nhân vật nhà vua:

– Đọc phần lược dẫn và đoạn trích, ta thấy đây là một con người xấu xa bỉ ổi: hắn đã thực hiện âm mưu thâm độc, giết chết anh trai để cướp ngôi vua và cướp luôn cả người chị dâu, tức là mẹ của Hamlet

– Đây cũng là một nhân vật giả dối và trơ trẽn: hắn dùng những lí lẽ mang mặt nạ đạo đức để khuyên Hamlet thôi không đau buồn trước cái chết của người cha, giả vờ tỏ ra yêu thương Hamlet, không muốn Hamlet đi xa. Những hành động đó vừa nhằm mục đích che giấu những việc làm xấu xa của hắn, vừa nhằm làm cho Hamlet nguôi quên nỗi buồn để không điều tra chân tướng sự thật.

– Hình ảnh nhà vua là một nhân vật mang tính biểu tượng cho sự suy đồi đạo đức của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời.

2. Nhân vật Hamlet:

– Hamlet hiện lên trong đoạn trích là một con người mang trong mình nỗi đau khổ to lớn:

+ Đó là nỗi đau buồn vì người cha thân yêu qua đời một cách đột ngột, khi mà chàng đang đi du học ở nơi xa

+ Đó là nỗi đau khổ lẫn kinh tởm khi người mẹ của chàng đã tái giá ngay với người em chồng, khi chồng chết chưa được hai tháng

+ Đó là sự khinh thường đối với người chú, vị vua mới của Đan Mạch, một con người bỉ ổi, tầm thường giờ đây lại ngồi lên cái ngôi vua mà trước đây là của cha chàng.

– Hamlet cũng là một con người có thái độ tỉnh táo, khôn khéo: khi mà chàng đã không để bộc lộ ra ngoài tất cả những nỗi đau khổ trong lòng mình. Chàng muốn âm thầm xem xét và điều tra sự việc.

– Hamlet là hiện thân của một tâm hồn cao đẹp: chàng khinh bỉ những thói xấu xa ghê tởm trên đời. Đối với chàng, cách hành xử của mẹ chàng thật không bằng một con vật.

– Nếu nhà vua là đại diện cho cái xấu, cái ác, thì Hamlet là nhân vật đại diện cho cái thiện.

KẾT BÀI

– Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của đoạn trích: Nhân vật nhà vua và Hamlet là hai nhân vật mang tính điển hình, vừa phản ánh bối cảnh xã hội đương thời, vừa thể hiện sự tồn tại và đối mặt muôn thuở giữa cái thiện và cái ác.

– Nêu ý nghĩa của đoạn trích đối với bản thân và người đọc: Đoạn trích trên đã giúp ta hiểu được rằng: con người sống ở đời cần phải biết ghê tớm trước những hành động xấu xa, phải biết dũng cảm lên tiếng đấu tranh để dẹp bỏ cái xấu, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *