Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Một thứ quà của lúa non cốm (Thạch Lam); Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề:

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc văn bản sau:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới xác định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, cái cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được hạt cốm dẻo, thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội.

Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì, và đến mùa cốm, các người của Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không gì còn hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… Và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (…)

Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(Một thứ quà của lúa non: cốm, Thạch Lam, in trong Hà Nội băm sáu phố phường, Nxb Đời Nay, Hà Nội, 1943)

một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là? (0,5 điểm)

  1. Biểu cảm và thuyết minh
  2. Tự sự và biểu cảm
  3. Thuyết minh và nghị luận
  4. Tự sự và nghị luận

Câu 2. Đối tượng chính được nói tới trong văn bản là: (0,5 điểm)

  1. Lúa non
  2. Cốm
  3. Lá sen
  4. Các cô gái làng Vòng

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng”? (0,5 điểm)

  1. So sánh
  2. Ẩn dụ
  3. Nhân hóa
  4. Nói quá

Câu 4. Dòng nào sau đây nói về đặc điểm của hạt cốm? (0,5 điểm)

  1. “Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ”
  2. “Màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”
  3. “Cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”
  4. “Cái chất quý trong sạch của Trời”

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói về trình tự các ý chính trong văn bản? (0,5 điểm)

  1. Nguồn gốc của cốm – Cách làm ra cốm – Giá trị của cốm
  2. Nguồn gốc của cốm – Giá trị của cốm – Cách làm ra cốm
  3. Nguồn gốc của cốm – Giá trị của cốm – Cách thưởng thức cốm
  4. Nguồn gốc của cốm – Đặc điểm của cốm – Cách làm ra cốm

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của văn bản (0,5 điểm)

  1. Cảm nghĩ của tác giả về cốm làng Vòng
  2. Quan niệm của tác giả về cách thưởng thức cốm làng Vòng
  3. Những giá trị mà cốm làng Vòng mang lại cho con người
  4. Kêu gọi mọi người hãy biết trân trọng cốm làng Vòng

Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản? (0,5 điểm)

  1. Cái tôi tinh tế, nhạy cảm
  2. Cái tôi tài hoa, uyên bác
  3. Cái tôi đa cảm, trữ tình
  4. Cái tôi thông minh, sắc sảo

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 9. Nêu chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 10. Từ nội dung văn bản, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài thuyết minh về bánh chưng (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

 

một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm
một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

Gợi ý trả lời một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng một thứ quà của lúa non cốm ; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

Câu 1. B Tự sự và biểu cảm

Câu 2. B Cốm

Câu 3. A So sánh

Câu 4. C “Cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”

Câu 5. A Nguồn gốc của cốm – Cách làm ra cốm – Giá trị của cốm

Câu 6. A Cảm nghĩ của tác giả về cốm làng Vòng

Câu 7. A Cái tôi tinh tế, nhạy cảm

 

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Học sinh được tự do rút ra bài học, miễn là tích cực và có liên quan đến nội dung của văn bản. Tham khảo:

– Phải biết trân trọng những món ăn mang giá trị văn hóa của dân tộc

– Phải biết quý trọng công lao của những người làm ra hạt cốm

– Biết tỏ ra tinh tế, có văn hóa trong thưởng thức các món ăn

Câu 9.

Chủ đề của văn bản: Qua việc trình bày những cảm nhận tinh tế và sâu sắc về cốm làng Vòng, tác giả đem đến cho người đọc những hiểu biết về một món ăn mang trong mình những giá trị độc đáo của văn hóa vật chất và tinh thần của người Việt; đồng thời muốn nhắn gửi mỗi người cần biết trân trọng giá trị ấy.

Câu 10.

Suy nghĩ về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống:

– Làm nên bản sắc, chiều sâu văn hóa của dân tộc

– Giúp đất nước phát triển một cách bền vững

– Làm giàu đời sống tâm hồn của mỗi cá nhân

v.v…

một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm
một thứ quà của lúa non cốm; Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một đối tượng

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Thuyết minh về bánh chưng (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

c. Triển khai vấn đề:

MỞ BÀI

– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Từ xa xưa, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất lớn để đón Tết. Bởi trong suy nghĩ của mỗi người, bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum họp, sum họp giản dị mà đầm ấm.

– Giới thiệu quy trình thuyết minh: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy trình để làm nêm một chiếc bánh chưng và đánh giá ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa của người Việt.

THÂN BÀI

1. Quy trình làm bánh chưng:

– Nguyên liệu:

Bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chính là gạo nếp, lá dong, thịt và đậu xanh giã nhỏ.

+ Gạo nếp: người ta chọn những hạt tròn mẩy, không mốc để khi nấu dậy mùi thơm dẻo của gạo nếp.

+ Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp mắt, đồ chín mềm rồi giã nhỏ làm nhân bánh.

+ Thịt lợn: Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc dăm, trộn với tiêu xay, hành tím băm nhuyễn.

+ Lá gói bánh: Ở một số vùng khác, người ta dùng lá chuối để gói bánh nhưng phổ biến nhất vẫn là lá dong. Lá phải có màu xanh đậm, gân khỏe, không bị héo, rách.

– Gói bánh:

Gói bánh chưng cần sự cần mẫn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn dâng cúng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần khuôn vuông để gói nhưng cũng nhiều người không, chỉ cần gập bốn góc của lá dong là có thể gói được. Bao quanh nhân đậu và thịt là một lớp xôi dày. Chuẩn bị dây để bọc, giữ cho ruột bánh săn chắc, không bị nhão trong quá trình nấu.

– Nấu bánh:

Thông thường người ta nấu bánh bằng củi khô, nấu trong nồi to, đổ ngập nước và nấu trong khoảng 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như vậy để đảm bảo bánh chín đều và mềm. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Khi đó, mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết bao trùm khắp nhà.

2. Vai trò, giá trị, ý nghĩa của chiếc bánh chưng:

– Bánh chưng là món truyền thống dùng để cúng tổ tiên, không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết.

– Bánh chưng thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, với trời đất, với mùa màng, đối với lương thực, từ đó để hy vọng một năm mới no đủ.

KẾT BÀI

Đánh giá chung và nêu cảm nhận: Bánh chưng là biểu tượng của ngày Tết mà không một loại bánh nào khác có thể thay thế được. Đây là truyền thống, là nét đẹp của người Việt Nam, cần được giữ gìn và trân trọng từ xưa, hôm nay và cả mai sau.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

One thought on “Một thứ quà của lúa non cốm (Thạch Lam); Đọc hiểu Một thứ quà của lúa non cốm ; trắc nghiệm một thứ quà của lúa non cốm ; một thứ quà của lúa non cốm đọc hiểu ; một thứ quà của lúa non cốm trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *