Giới thiệu đến các bạn bài viết Soạn bài kiểm tra: Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng) ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu các câu hỏi trắc nghiệm kết hợp với tự luận. Đề được biên soạn, sưu tầm theo hướng mới – chương trình 2018.  Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề: 

ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 

Đọc văn bản sau:

(…)

(1) Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng.

Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống.

Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một ly rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo…

Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!

(2) Hà Nội! Bắc Việt của một ngày xa xưa ơi! Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những trồi sơn trúc, thạch nương ở Nghi Tàm có còn chưa phong quanh như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? Con đường Bách Thảo thơm nức mùi lan tây, hàng đêm, ta vẫn cùng đi với người vợ bé nhỏ, bồng con ở trên tay để đến thăm người bạn sống cô chích ở trong vườn “Bình Bịp” bây giờ ra thế nào? Trên con đường Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai các đồn điền cam quýt ở hai bên bờ sông Thao vẫn còn tốt tươi như cũ và các cô gái ngăm ngăm da dâu có còn nắm lấy tay các du khách mà ví von ca hát không cho về? Ở trước cửa chợ Đồng Xuân, có còn chăng những hàng nước chè tươi; ở chợ Hôm, những hàng phở gánh bán cho khách ăn đêm; và ở trên khắp nẻo đường, những người đội thúng, cầm một chiếc đèn dầu ở tay, lặng lẽ đi trong đêm rao “giò, dầy”?

(3) Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái người nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt cũng như thể chàng trai nhớ gái; bất cứ thấy ai cũng tưởng ngay đến người thương của mình và đem ra so sánh thì bao nhiêu người đẹp ở trước mắt đều kém người thương mình hết. (…)

(Trích Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001)

thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản trên là? (0,5 điểm)

  1. Biểu cảm và thuyết minh
  2. Thuyết minh và nghị luận
  3. Tự sự và nghị luận
  4. Tự sự và biểu cảm

Câu 2. Văn bản trên viết về vùng đất nào? (0,5 điểm)

  1. Hà Nội
  2. Bắc Việt
  3. Hồ Gươm
  4. Cả A và B

Câu 3. Biện pháp tu từ nào sau đây được sử dụng phổ biến trong đoạn (1) (0,5 điểm)

  1. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ
  3. Liệt kê
  4. Hoán dụ

Câu 4. Biện pháp tu từ nào sau đây được sử dụng phổ biến trong đoạn (2) (0,5 điểm)

  1. Nhân hóa
  2. Câu hỏi tu từ
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 5. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là: (0,5 điểm)

  1. Nỗi nhớ
  2. Nỗi buồn
  3. Nỗi thất vọng
  4. Nỗi day dứt

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung khái quát của văn bản? (0,5 điểm)

  1. Nỗi nhớ da diết đối với Hà Nội nói riêng và Bắc Việt nói chung
  2. Nỗi nhớ da diết về một thời đã qua đi không trở lại
  3. Ước mong cháy bỏng được trở về thăm lại cảnh cũ, người xưa
  4. Nỗi buồn vì những vẻ đẹp của Hà Nội xưa nay đã không còn nữa

Câu 7. Cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản? (0,5 điểm)

  1. Cái tôi tài hoa
  2. Cái tôi uyên bác
  3. Cái tôi trữ tình
  4. Cả A và C

 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản trên? (0,5 điểm)

Câu 9. Nêu chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 10. Từ nội dung văn bản, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của quê hương đối với mỗi con người? (Viết khoảng 5 – 7 dòng)

 

LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bạn hãy viết bài thuyết minh về lòng yêu nước của con người Việt Nam (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

 

thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm
thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

Gợi ý trả lời thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

ĐỌC HIỂU thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

Câu 1. D Tự sự và biểu cảm

Câu 2. D Cả A và B

Câu 3. C Liệt kê

Câu 4. B Câu hỏi tu từ

Câu 5. A Nỗi nhớ

Câu 6. A Nỗi nhớ da diết đối với Hà Nội nói riêng và Bắc Việt nói chung

Câu 7. D Cả A và C

 

Trả lời câu hỏi sau: 

Câu 8.

Học sinh được tự do rút ra thông điệp, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu. Tham khảo:

– Hãy yêu thương mảnh đất mà mình từng gắn bó

– Hãy biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp của quê hương, đất nước

Câu 9.

Chủ đề của văn bản: Văn bản là nỗi nhớ da diết của người đi xa nhớ về Hà Nội, nhớ về Bắc Việt. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp của Hà Nội nói riêng và Bắc Việt nói chung, đồng thời cũng thấy được tấm lòng yêu thương, gắn bó sâu nặng mà tác giả dành cho những miền đất ấy.  

Câu 10.

Suy nghĩ về vai trò của quê hương đối với mỗi con người:

– Quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên, gắn với tuổi thơ ấu tươi đẹp

– Quê hương là nơi cho ta những giá trị văn hóa, cho ta tình yêu thương của gia đình, bạn bè, lối xóm, giúp hình thành nhân cách và tâm hồn của ta sau này

– Quê hương là nơi mà ta có thể trở về để tìm lại sự cân bằng cho cuộc sống

v.v…

thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm
thương nhớ mười hai ; đọc hiểu thương nhớ mười hai ; trắc nghiệm thương nhớ mười hai ; Thương nhớ mười hai đọc hiểu ; thương nhớ mười hai trắc nghiệm

VIẾT

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một đối tượng

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Thuyết minh về lòng yêu nước của con người Việt Nam (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận).

c. Triển khai vấn đề:

MỞ BÀI

– Giới thiệu đối tượng thuyết minh: yêu nước là một phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

Nêu quy trình thuyết minh: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu và lí giải nguồn gốc của phẩm chất cao đẹp này.

THÂN BÀI

1. Giải thích: Yêu nước là gắn bó với con người, với quê hương, với đất nước Việt Nam; sẵn sàng cống hiến, hy sinh để xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Nêu biểu hiện: Tình yêu nước được thể hiện một cách đa dạng:

– Yêu con người Việt Nam

– Yêu những giá trị văn hóa Việt Nam

– Yêu vẻ đẹp của non sông, đất nước

– Bảo vệ và xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước trong mắt bạn bè quốc tế

– Cống hiến, hy sinh để xây dựng, bảo vệ đất nước

v.v…

3. Nguồn gốc:

Tình yêu nước được hun đúc nên từ nhiều nguồn cội khác nhau:

– Nó được hình thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài

– Nó là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông

– Đó cũng là tình cảm tự nhiên của mỗi con người đối với nơi mình sinh ra và lớn lên, đối với cộng đồng cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa

KẾT BÀI

– Đánh giá phẩm chất: Yêu nước là một phẩm chất quý giá, làm nên vẻ đẹp của con người Việt Nam

– Nêu suy nghĩ của bản thân: Mỗi chúng ta cần kế thừa và phát huy phẩm chất tốt đẹp đó.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *